Nội dung chính

Viêm họng uống nước dừa được không là thắc mắc của khá nhiều người. Bởi vì có nhiều ý kiến cho rằng nước dừa có tính mát, vị ngọt thanh tự nhiên, khi uống vào sẽ giúp niêm mạc họng dịu mát giảm bớt triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu. Vậy thực hư thông tin này ra sao? Khi uống nước dừa cần lưu ý những gì? Xin mời quý bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Viêm họng tức là tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương do các loại vi khuẩn, virus tấn công gây ra. Khi mắc phải bệnh lý này người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình như: Đau rát ngứa ngáy cổ họng, khô họng, ho nhiều, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng. Ngoài việc uống thuốc kháng sinh điều trị, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, nếu dung nạp các thực phẩm không tốt sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng.

Viêm họng uống nước dừa được không?

Như chúng ta đã biết, dừa là một thức uống giải khát ngày hè vô cùng tuyệt vời. Uống nước dừa đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, chẳng hạn như: Kiểm soát bệnh tiểu đường, chống lão hóa, đẹp da, giảm mỡ bụng, cải thiện nồng độ Cholesterol trong máu, thúc đẩy lưu thông máu, tốt cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt dừa có tính mát, vị ngọt, giúp làm giảm triệu chứng đau rát họng, ho nhiều. Chính vì vậy khi bị viêm họng chúng ta nên bổ sung nước dừa để giúp cải thiện bệnh nhanh chóng.

Như vậy với câu hỏi viêm họng uống nước dừa được không? Chúng ta có thể trả lời nhanh là CÓ. Sở dĩ nước dừa tốt cho người bệnh viêm họng là vì một số lý do sau đây:

Viêm họng uống nước dừa được không
Dừa có tính mát, vị ngọt tự nhiên, do đó người bệnh viêm họng nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày

  • Trong nước dừa có chứa rất nhiều muối khoáng và các khoáng chất như K, Ca, Chloride…Những thành phần này có tác dụng chống oxy hóa và làm giảm tình trạng viêm nhiễm hiệu quả, do đó rất thích hợp với người bệnh viêm họng.
  • Khi bị viêm họng người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như đau rát họng, niêm mạc họng bị phù nề, sưng đỏ. Trong khi đó nước dừa tươi có vị ngọt nhẹ, tính mát, khi uống vào sẽ giúp làm dịu mát cổ họng, giảm bớt các triệu chứng nhanh chóng, tức thời.
  • Có nhiều trường hợp bệnh nhân viêm họng phải uống thuốc kháng sinh điều trị bệnh và gặp nhiều tác dụng phụ nhẹ như cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, uể oải…Việc uống nước dừa sẽ giúp điều hòa và giảm bớt đáng kể những triệu chứng khó chịu này.
  • Người bệnh viêm họng thường bị mất nước nhiều, khô họng. Khi uống nước dừa sẽ giúp bù nước, bởi vì trong dừa có chứa các chất tương tự chất điện giải, từ đó giúp làm tăng các phản ứng miễn dịch cho cơ thể.
  • Trong nước dừa có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin A, C, E, K, kẽm, canxi, chất béo, đồng, mangan, sắt, kali, photpho…Những thành phần này giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời tăng hệ miễn dịch giúp chống lại các tác nhân độc hại gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm.

Như vậy có thể khẳng định, khi bị viêm họng nên bổ sung thêm nước dừa trong chế độ ăn uống để giúp làm giảm các triệu chứng bệnh theo hướng tích cực. Không chỉ riêng bệnh viêm họng mà các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp khác như viêm phế quản, viêm amidan, viêm họng hạt, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng nên uống nước dừa đúng cách để giúp cải thiện bệnh nhanh chóng, hiệu quả.

Tham Khảo Ngay: Gợi ý 5 Loại Trà Chữa Viêm Họng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Uống nước dừa đúng cách cho người bệnh viêm họng

Nước dừa có vị ngọt thanh, tươi mát, là thức uống giải nhiệt ngày hè tuyệt vời. Đặc biệt tốt cho người bệnh viêm họng, hỗ trợ quá trình điều trị viêm họng nhanh khỏi. Tuy nhiên cần phải biết cách sử dụng nước dừa sao cho đúng cách thì mới đem lại hiệu quả cao, tránh gặp những tác dụng phụ không đáng có. Cụ thể khi uống nước dừa chúng ta nên lưu ý:

Viêm họng có nên uống nước dừa không
Người bệnh viêm họng chỉ nên uống 2 ly nước dừa mỗi ngày, không nên ướp lạnh
  • Mỗi ngày chỉ nên uống 0.3 – 0.5 lít nước dừa (tức là không quá 1 quả dừa) để giúp làm giảm các triệu chứng đau rát họng, đồng thời không bị nhiễm độc Kali.
  • Nên uống nước dừa tươi, không nên sử dụng các loại dừa đã tẩy trắng vỏ ngoài và để lâu ngày.
  • Sau khi bổ dừa ra nên uống hết trong vòng vài giờ, không nên để quá lâu hoặc để qua đêm.
  • Không nên uống nước dừa ướp lạnh hay thêm đá vì điều này sẽ khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương gây đau nhức hơn.
  • Người bệnh chỉ nên uống nước dừa vào buổi trưa và chiều, không nên uống vào buổi tối vì có thể gây ra triệu chứng đầy bụng, tiểu nhiều, dẫn đến tình trạng mất ngủ.
  • Chỉ nên uống nước dừa nguyên chất, không nên pha thêm các loại thức uống khác để tránh phản tác dụng.
  • Người bệnh viêm họng khi đi ngoài nắng về hoặc kèm theo các bệnh lý khác như huyết áp cao, thể trạng yếu, sốt cao, đầy bụng, cơ địa dễ bị dị ứng, tiêu chảy cấp, thấp khớp, tay chân lạnh, mang thai 3 tháng đầu thì không nên uống nước dừa.
  • Sau khi ăn ăn quá no hoặc quá đói cũng không nên uống nước dừa vì có thể gây hại cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt có thể gây triệu chứng trào ngược dạ dày khiến bệnh viêm họng ngày càng nặng nề hơn.
  • Uống nước dừa đúng cách mang lại nhiều công dụng tuyệt vời. Người bệnh cũng nên biết nếu uống nước dừa sai cách có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường như: Đầy bụng khó tiêu, tăng lượng đường trong máu, hạ huyết áp, dị ứng, mất cân bằng điện giải.

Nước dừa rất tốt cho người bệnh viêm họng, do đó chúng ta nên nắm rõ cách uống nước dừa sao cho hợp lý để giúp làm giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng, hỗ trợ quá trình điêu trị bệnh hiệu quả hơn.

Đọc Thêm: 6 Cách Dùng Mướp Đắng Chữa Viêm Họng Cực Hay Nên Thử

Lời khuyên hữu ích cho người bệnh viêm họng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngoài việc thăm khám, điều trị bệnh theo đơn thuốc của bệnh viện, cũng như uống nước dừa để giúp làm giảm triệu chứng. Người bệnh viêm họng cần lưu ý thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau đây thì bệnh mới nhanh khỏi:

Viêm họng uống nước dừa được không
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm họng hiệu quả
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt, kiêng các đồ ăn cứng, cay nóng, nhiều gia vị, thức uống chứa cồn, chứa chất kích thích, hút thuốc lá.
  • Thay vào đó nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, thịt trắng để tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Giữ ấm cổ họng bằng cách bịt khẩu trang, quàng khăn ấm, mặc áo khoác dày khi ra đường, nhất là vào mùa lạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, chất độc hóa học, lông động vật, nằm máy lạnh.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ngày hai lần, đồng thời nên súc họng bằng dung dịch nước muối loãng để giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, hầu họng.
  • Có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa bệnh viêm họng tại nhà bằng các loại thảo dược thiên nhiên như lá bạc hà, gừng, tỏi, mật ong, lá tía tô, lá trà xanh, trà hoa cúc…
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể để tránh mất nước, khô họng. Nên uống nước ấm và các loại trà thảo dược thiên nhiên ấm nóng. Ngoài ra có thể làm giảm triệu chứng bệnh bằng cách ngậm các loại kẹo ngậm đau họng.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, đặc biệt là phòng ngủ thoáng mát, thoải mái, thoáng khí, hạn chế những tác nhân gây bệnh trong nhà như lông thú, len dạ, phấn hoa.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để lấy lại sức, tăng sức đề kháng, từ đó các tổn thương trên cơ thể sẽ nhanh lành.
  • Sau khi thăm khám và điều trị bệnh, nếu như bệnh chưa khỏi hẳn cần tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bởi vì bệnh viêm họng nếu không được chữa trị dứt điểm có thể khiến bệnh dễ tái phát lại khi gặp các điều kiện thuận lợi.

Trên đây là giải đáp thắc mắc viêm họng uống nước dừa được không? Hướng dẫn uống nước dừa đúng cách và một số lưu ý cần thiết dành cho người bệnh viêm họng. Mọi người có thể tham khảo để nắm rõ hơn, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi. Song song với việc uống nước dừa, người bệnh cũng nên chủ động thăm khám bệnh để nắm được mức độ nặng nhẹ từ đó có hướng điều trị sớm, thích hợp nhất.

Có Thể Bạn Muốn Biết:

Câu hỏi liên quan

Bị viêm họng nên uống nước nóng hay lạnh là tốt nhất là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Bởi vì có nhiều ý kiến cho rằng cả nước lạnh và nước nóng đều...

Xem chi tiết

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm amidan, áp xe amidan,...

Xem chi tiết

Các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng cho biết, việc nắm rõ vấn đề viêm họng hạt có lây không? Có nguy hiểm không? Đâu là con đường lây nhiễm bệnh? Sẽ...

Xem chi tiết

Đang bị bệnh viêm họng có tiêm vacxin được không là thắc mắc của khá nhiều người. Như chúng ta đã biết một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh tật...

Xem chi tiết

Bị viêm họng sốt mấy ngày có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm đau hạ sốt khi bị viêm họng hiệu quả? Đây là những câu hỏi thắc mắc của khá nhiều bệnh...

Xem chi tiết

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, tình trạng viêm họng mãn tính kéo dài không chỉ gây ra nhiều triệu chứng bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe