Nội dung chính

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong tôm có chứa một lượng lớn Vitamin B12 và rất nhiều các khoáng chất như P, Cu, Zn, Mg, Fe, K, Ca, Mn…chúng rất tốt đối với sức khỏe con người, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Vậy thì người đang bị viêm họng ăn tôm được không? Nắm được điều này sẽ giúp người bệnh thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, đúng cách, hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Người bị viêm họng ăn tôm được không?

Trên thực tế, người bệnh viêm họng thường phải gặp những triệu chứng bất lợi như đau rát cổ họng, sốt cao, sổ mũi, nghẹt mũi, khàn tiếng, ho, có cảm giác vướng mắc trong cổ họng khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn, gặp nhiều trở ngại.

Chính vì vậy mà khi mắc bệnh, trong quá trình điều trị bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh viêm họng ngoài việc ăn uống đủ chất, cần chú ý ăn các thực phẩm mềm, trơn, dễ nuốt, tránh các đồ ăn chứa chất kích thích cay nóng để làm giảm áp lực cho cổ họng, tránh tình trạng cọ xát khiến cho vết loét niêm mạc họng ngày càng trầm trọng.

Viêm họng ăn tôm được không
Khi bị viêm họng, nhất là người có cơ địa mẫn cảm không nên ăn tôm

Trên thực tế cho đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định người bệnh viêm họng không được ăn tôm, tuy nhiên vì những lý do sau đây mà khi bị viêm họng bệnh nhân thường được khuyên không nên ăn tôm, cụ thể:

  • Có nhiều người thường có thói quen ăn tôm không bóc vỏ, trong khi đó vỏ tôm rất cứng sẽ khiến cho cổ họng bị cọ xát, điều này làm cho các vết loét ngày càng thêm nặng nề hơn. Không chỉ ảnh hưởng đến niêm mạc họng mà thói quen ăn tôm không bỏ vỏ sẽ gây cản trở đến hệ tiêu hóa.
  • Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân viêm họng có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài như lông thú, phấn hoa, dị ứng thời tiết, hải sản…thì khi ăn tôm sẽ khiến cho cơ thể bị ngứa ngáy, phát ban khó chịu, đồng thời niêm mạc họng bị kích thích gây ho nhiều, các cơn ho kéo dài dai dẳng, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đối với những trường hợp bệnh viêm họng do vi khuẩn cần uống thuốc kháng sinh điều trị bệnh. Trong quá trình chữa bệnh tuyệt đối không được ăn tôm cua hay các thực phẩm thuộc nhóm hải sản. Bởi vì trong các loại đồ ăn này chứa rất nhiều canxi, khi thành phần này kết hợp với kháng sinh sẽ tạo ra một lượng muối canxi không có khả năng tan trong nước, dẫn đến thuốc không phát huy tác dụng.

Như vậy có thể kết luận: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định người bệnh viêm họng không nên ăn tôm, nhưng với những lý do nêu trên thì bệnh nhân cũng nên hạn chế sử dụng tôm trong các bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.

Đọc Thêm: Hướng Dẫn 5 Mẹo Chữa Đau Họng Đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất Tại Nhà

Người bệnh viêm họng nên ăn gì kiêng gì?

Ngoài sử dụng kháng sinh, súc họng, súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày, giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng kẹo ngậm đau họng giảm ho thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh viêm họng.

Thực phẩm người bệnh viêm họng nên kiêng

Chất kích thích, đồ ăn thô cứng, gia vị cay nóng là những nhóm thực phẩm mà người bệnh viêm họng được khuyến cáo không nên dùng, bởi vì những chất này có khả năng khiến cho tình trạng bệnh ngày càng thêm nghiêm trọng, cụ thể.

Viêm họng ăn tôm được không
Đồ uống lạnh, chứa nhiều chất kích thích người bệnh viêm họng cũng nên kiêng
  • Chất kích thích: Những loại đồ uống có cồn hay chứa chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có ga, thuốc là là những thực phẩm hàng đầu mà người bệnh viêm họng nên kiêng. Khi lạm dụng các chất này không chỉ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ mà còn làm cho niêm mạc họng bị kích thích gây ho.
  • Thực phẩm lạnh: Những đồ lạnh như nước đá, nước ướp lạnh, kem lạnh chúng ta cũng không nên ăn, bởi vì đồ lạnh sẽ làm cho triệu chứng ho tăng lên, lúc này niêm mạc họng sẽ bị viêm loét nặng hơn.
  • Đồ ăn thô cứng: Các loại đồ ăn có tính thô cứng như hạt sấy khô, trái cây sấy, bánh mì, khô bò, khô gà, lương khô…đều không tốt cho người bệnh viêm họng. Bởi vì các cạnh sắc nhọn hoặc độ thô cứng của thức ăn dễ làm cho niêm mạc họng bị xước, chảy máu và bệnh tình trở nặng.
  • Gia vị cay nóng: Chính vì ăn đồ nóng bị đau họng nên người bệnh viêm họng cần chú ý kiêng các thực phẩm có chứa nhiều gia vị cay nóng như tiêu, tỏi, ớt bột, ớt quả. Đồng thời cũng không nên ăn các món ăn ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho niêm mạc họng bị tác động mạnh gây đau nhức.

Tìm Hiểu Thêm: 9 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Gừng Đơn Giản Tại Nhà Nên Thử

Thực phẩm người bệnh viêm họng nên ăn

Ngoài những thức ăn mềm, trơn mát, dễ nuốt thì Vitamin, khoáng chất là những nhóm chất mà người bệnh viêm họng cần bổ sung hàng ngày để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó tăng hệ miễn dịch chống lại bệnh tật, cụ thể:

Viêm họng ăn tôm được không
Người bệnh viêm họng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi
  • Thực phẩm giàu Vitamin C: Bổ sung đầy đủ Viamin C cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. Cụ thể nên ăn nhiều mận, anh đào, quả ổi, nho đen, bông cải xanh, hồng, đu đủ, dâu tây. Còn những loại trái cây có vị chua nhiều như cam, chanh, kiwi thì nên ăn vừa đủ, không nên ăn nhiều.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Các loại thịt đỏ, thịt trắng như thịt bò, thịt lợn, thịt gà hoặc rau xanh như cải xoăn, đậu xanh, khoai tây là những thực phẩm giàu kẽm mà người bệnh viêm họng nên ăn. Kẽm sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.
  • Đồ ăn dễ nuốt: Tất cả các món ăn dành cho người bệnh viêm họng cần được chế biến kỹ lưỡng, nên nấu theo kiểu mềm, dễ nuốt, chẳng hạn như canh, cháo, soup. Ngoài ra những món mềm mát, dễ nuốt, dễ tiêu hóa mà chúng ta nên bổ sung đó là sữa chua, sinh tố trái cây, nước ép trái cây tươi.
  • Uống nhiều nước: Mỗi ngày cần uống đủ 2 lít nước để tránh tình trạng khô họng, mất nước khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương nặng nề hơn.
  • Uống trà thảo dược: Thay vì uống các loại nước ngọt có ga, người bệnh viêm họng nên uống các loại trà thảo dược ấm nóng như trà gừng, trà hoa cúc, trà mật ong, trà bạc hà để giúp giảm sưng viêm, đau rát, nhanh lành vết thương.

Trên đây là giải đáp thắc mắc người đang bị viêm họng ăn tôm được không? Mọi người có thể tham khảo để nắm rõ hơn, từ đó lựa chọn cho mình một thực đơn ăn uống hợp lý nhất. Tuy tôm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng dễ gây dị ứng, kích ứng khiến triệu chứng ho tăng lên. Do đó tốt nhất trong thời gian chữa trị bệnh, người bệnh viêm họng nên kiêng ăn tôm để bệnh nhanh khỏi, sau khi khỏi bệnh chúng ta lại có thể ăn tôm lại một cách bình thường.

Có Thể Bạn Muốn Biết:

Câu hỏi liên quan

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không và làm thế nào để chữa dứt điểm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Các chuyên gia cho rằng, viêm họng mãn tính không...

Xem chi tiết

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, tình trạng viêm họng mãn tính kéo dài không chỉ gây ra nhiều triệu chứng bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng...

Xem chi tiết

Các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng cho biết, việc nắm rõ vấn đề viêm họng hạt có lây không? Có nguy hiểm không? Đâu là con đường lây nhiễm bệnh? Sẽ...

Xem chi tiết

Bị đau họng nhưng không ho không sốt có thể là do chúng ta uống quá nhiều đồ lạnh, đặc thù công việc nói quá to, quá nhiều, thường xuyên hoặc do bệnh cảm lạnh,...

Xem chi tiết

Bị viêm họng sốt mấy ngày có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm đau hạ sốt khi bị viêm họng hiệu quả? Đây là những câu hỏi thắc mắc của khá nhiều bệnh...

Xem chi tiết

Khi bị viêm họng ngoài những triệu chứng sưng đỏ niêm mạc họng, nổi hạch cổ, biếng ăn, quấy khóc thì trẻ còn có triệu chứng sốt cao 39 - 40 độ kéo dài nhiều...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe