Cách dùng lá hẹ chữa viêm họng khá đơn giản nhưng cho hiệu quả tích cực trong việc đẩy lùi virus, vi khuẩn gây bệnh cùng các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thực phẩm này đúng cách để tránh gây tác dụng phụ cho cơ thể.
Lợi ích khi dùng lá hẹ trị viêm họng
Lá hẹ không chỉ là thực phẩm mà còn là vị thuốc dân gian tuyệt vời. Ngay từ thời xa xưa, khi nền y học hiện đại còn chưa phát triển, người dân thường dùng loại lá này để chữa chấn thương, viêm da, đau tức ngực, yếu sinh lý, viêm đường hô hấp và nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Trong khi đó, y học cổ truyền cổ truyền cũng sử dụng lá hẹ như một loại dược liệu quý góp mặt trong nhiều bài thuốc trị bệnh.
Vậy tại sao lại chữa viêm họng bằng lá hẹ? Cơ chế tác dụng của lá hẹ như thế nào? Đây có lẽ là thắc mắc chung của rất nhiều người khi nghe đến phương pháp sử dụng lá hẹ chữa viêm họng. Nhiều cuộc nghiên cứu hiện đại và Đông y đã đưa ra những lý luận riêng chứng tỏ những lợi ích tuyệt vời mà lá hẹ đã mang đến cho sức khỏe con người nói chung và các cá nhân mắc bệnh viêm họng nói riêng. Cụ thể như sau:
Theo nghiên cứu hiện đại:
Phân tích thành phần hóa học, các nhà dinh dưỡng tìm thấy nhiều dưỡng chất quý có trong lá hẹ, bao gồm vitamin nhóm B, A, C, K, Thiamin, choline, Riboflavin, Pyridoxine, flavonoid, chất xơ, Niacin cùng một số loại khoáng tố như sắt, đồng, canxi, phốt pho. Chúng giúp cải thiện các triệu chứng bệnh viêm họng và đẩy lùi vi khuẩn, virus gây bệnh bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch, giúp đường hô hấp có khả năng đề kháng và chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây viêm họng.
Nguồn flavonoid và vitamin C phong phú từ lá hẹ hoạt động mạnh mẽ trong việc chống oxy hóa. Chúng giúp bảo vệ các mô khỏe mạnh ở niêm mạc họng và đường thở, đồng thời ức chế phản ứng viêm, giảm sưng đau họng. Trong khi đó, chất xơ lại tham gia vào quá trình tiêu hóa, giúp người bệnh cải thiện vị giác và ăn uống ngon miệng hơn.
Đặc biệt, các hoạt chất allicin, sulfit hay odorin được tìm thấy trong lá hẹ còn được xem như một loại kháng sinh tự nhiên. Chúng giúp cơ thể bạn tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng nhưng không gây tác dụng phụ như thuốc tân dược. Chính vì vậy chiết xuất từ lá hẹ có mặt trong công thức bào chế của rất nhiều loại siro trị viêm họng hay các thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe khác.
Không chỉ giúp hỗ trợ điều trị viêm họng, lá hẹ còn mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe tổng thể:
- Tiêu diệt gốc tự do, giảm nguy cơ mắc ung thư vòm họng cho những người bị viêm họng mãn tính hoặc các dạng ung thư khác.
- Cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng
- Nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp bệnh nhân viêm họng dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc hơn.
- Tăng cường trí nhớ
- Cải thiện chức năng hoạt động của hệ thần kinh và não bộ
- Kiểm soát cơ bắp
- Giúp xương khớp chắc khỏe.
Theo Đông y:
Lá hẹ được Đông y sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, nhất là các chứng viêm đường hô hấp. Trong các tài liệu y học cổ truyền có ghi nhận, dược liệu này có vị cay, ngọt, thuộc tính ấm và không chứa độc tố. Khi được cơ thể hấp thụ, các hoạt chất trong lá có tác động trực tiếp đến các kinh Can, Vị, Thận, giúp giảm ngứa, tiêu độc, hỗ trợ tiêu hóa, cường dương, tăng cường chức năng thận. Sử dụng lá hẹ trị viêm họng đúng cách có tác dụng xoa dịu cảm giác ngứa ngáy, đau rát trong cổ họng, đồng thời giúp niêm mạc họng bớt sưng viêm và nhanh hồi phục tổn thương.
Với tất cả những công dụng tuyệt vời trên, lá hẹ được dân gian tin tưởng sử dụng làm thuốc chữa viêm họng tại nhà cho trẻ em và cả người lớn. Thực phẩm này khá lành tính, dễ kiếm và rẻ tiền. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và tận dụng lá hẹ để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.
Tìm Hiểu Thêm: Phương Pháp Chữa Viêm Họng Bằng Bấm Huyệt Đơn Giản Và Hiệu Quả Cho Người Bệnh
6 cách dùng lá hẹ chữa viêm họng đơn giản
Có nhiều cách chữa viêm họng bằng lá hẹ đang được dân gian truyền tai nhau áp dụng. Loại lá này chủ yếu được sử dụng kết hợp với các nguyên liệu khác như gừng, mật ong hay đường phèn… Chúng đều dễ dàng được tìm thấy trong gian bếp nên vô cùng tiện lợi và không mất nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị nguyên vật liệu.
1. Mật ong kết hợp với lá hẹ chữa viêm họng
Mật ong cũng là một vị thuốc trị viêm họng thiên nhiên nổi tiếng với tác dụng kháng viêm, giảm đau, tiêu đờm, tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng nguyên liệu này kết hợp cùng với lá hẹ sẽ giúp niêm mạc họng được làm sạch, bớt sưng ngứa và cải thiện nhanh cơn ho cùng cảm giác vướng víu khó chịu. Bạn có thể dùng lá hẹ hấp mật ong để chữa viêm họng cho con yêu khi bé được 1 tuổi trở lên hoặc dùng cho người lớn trong nhà.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá hẹ tươi: 1 nắm khoảng 200g
- Mật ong: 250ml. Nên dùng loại nguyên chất, tốt nhất vẫn là mật ong rừng.
Cách bào chế và sử dụng:
- Trước tiên, bạn cần đảm bảo lá hẹ được rửa sạch sẽ qua nhiều lần nước rồi ngâm với nước muối pha loãng 15 phút.
- Để nguyên liệu ráo nước hoàn toàn, sau đó cắt thành các khúc ngắn khoảng 1 đốt ngón tay.
- Bỏ lá hẹ vào trong tô sành rồi rưới thêm mật ong đã chuẩn bị lên trên.
- Bỏ tô vào nồi nước đã đun sôi hấp cách thủy trong 20 phút để lá hẹ chín và giải phóng các hoạt chất ra nước, hòa quyện cùng với mật ong là được.
- Chắt nước hấp uống khi còn ấm và nên ăn cả bã để tận dụng các hoạt chất còn sót lại. Người lớn uống mỗi lần 2 thìa cà phê x 3 lần/ngày, trẻ em uống 2 thìa cà phê x 2 lần/ngày.
2. Chữa viêm họng bằng lá hẹ hấp đường phèn
Nếu không có sẵn mật ong trong nhà, bạn có thể lấy đường phèn hấp lá hẹ trị viêm họng. Vị thanh mát của đường phèn vừa giúp át đi mùi đặc trưng của lá hẹ, vừa có tác dụng kích thích vị giác, làm thanh cổ họng, giảm khàn tiếng. Đây cũng là mẹo chữa viêm họng tại nhà cho bé đang được nhiều mẹ áp dụng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 200g rau hẹ tươi
- 50g đường phèn
Cách bào chế và sử dụng:
- Rau hẹ bạn đem rửa sạch với nước muối rồi cắt thành khúc ngắn tương tự như cách trên.
- Đường phèn tán nhỏ để khi hấp sẽ nhanh tan hơn.
- Bỏ cả 2 nguyên liệu đã sơ chế vào trong chén
- Tiến hành hấp cách thủy từ 20 – 25 phút là được.
- Với cách chữa viêm họng bằng lá hẹ hấp đường phèn, người lớn có thể uống 5 – 10ml x 3 lần/ngày và trẻ em thì chỉ nên dùng 2 lần/ngày với liều lượng 5ml/lần. Chú ý uống khi hỗn hợp còn ấm và nên ăn cả xác lá để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Tham Khảo Ngay: 7 Loại Kẹo Ngậm Đau Họng Cho Trẻ Em Đạt Hiệu Quả Cao
3. Bài thuốc trị viêm họng từ lá hẹ kết hợp với chanh và nghệ
Bộ ba lá hẹ, chanh và nghệ đều là những nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn, giảm viêm, ức chế virus mạnh. Trong khi chanh bổ sung nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi thì nghệ lại tham gia tích cực vào quá trình kháng viêm, sửa chữa tổn thương ở niêm mạc họng nhờ chứa thành phần curcumin dồi dào. Đây chính là sự kết hợp hoàn hảo, giúp bạn cải thiện nhanh các triệu chứng của viêm họng, đẩy lùi bệnh một cách tự nhiên, an toàn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá hẹ tươi: 10 gram
- Chanh: 1 quả
- Củ nghệ vàng: 20 gram
Cách bào chế – Sử dụng:
- Lần lượt rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi để cho ráo nước
- Sau đó tiến hành cắt nhỏ lá hẹ. Nghệ thì cạo bớt vỏ rồi bỏ vào cối giã nát. Riêng chanh thì bạn cắt đôi rồi vắt kiệt nước.
- Trộn đều nước cốt chanh với hai nguyên liệu còn lại trước khi bạn đem hấp cách thủy.
- Sau khoảng 15 phút hấp là chúng ta đã hoàn thành xong công đoạn bào chế.
- Khi sử dụng, bạn chỉ cần lọc lấy nước hấp tiết ra uống trước bữa ăn chính khoảng 30 phút. Mỗi lần dùng từ 5 – 10ml.
- Đều đặn dùng lá hẹ chữa viêm họng theo cách này trong khoảng 3- 4 ngày, các dấu hiệu khó chịu do viêm họng gây ra sẽ được cải thiện đáng kể.
Nên xem: Viêm Họng Xung Huyết Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị
4. Gừng kết hợp lá hẹ trị viêm họng
Công thức trị viêm họng từ lá hẹ và gừng cũng đang được áp dụng phổ biến trong dân gian. Trong y học cổ truyền, gừng có vị cay nhẹ nhưng lại giúp giữ ấm cơ thể và có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, long đờm tốt. Khi sử dụng theo đường miệng, các hoạt chất trong gừng còn có tác dụng làm giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông máu qua hầu họng các mô bị tổn thương được nuôi dưỡng và tái tạo nhanh hơn.
Ngoài việc uống nước gừng mật ong, ngâm chân với nước gừng mỗi tối trước khi đi ngủ thì bạn có thể kết hợp loại gia vị này chung với lá hẹ để đẩy lùi bệnh viêm họng ngay tại nhà. Khi hấp gừng với mật ong, hầu hết mọi người đều bỏ thêm chút đường phèn hoặc đường cát trắng nhằm trung hòa vị cay của gừng, giúp hỗn hợp có vị ngọt nhẹ dễ uống hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 lạng lá hẹ tươi
- 1 nhánh gừng
- Một ít đường phèn
Cách bào chế – Sử dụng:
- Rửa sạch lá hẹ, thái nhỏ. Gừng sau khi rửa sạch xong bạn cho vào cối giã nát. Phần đường phèn thì tán nhuyễn.
- Bỏ tất cả vào trong một cái chén sành, trộn đều hỗn hợp.
- Hấp cách thủy 15 – 20 phút để đường tan hết và các hoạt chất trong nguyên liệu tiết ra nước hấp.
- Cuối cùng, bạn hãy chắt phần nước hấp uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày tùy theo tình trạng viêm họng.
Đọc Thêm: Mách Bạn 10 Cách Chữa Viêm Họng Bằng Quả Lê Cực Hay
5. Chữa viêm họng bằng phương pháp chườm lá hẹ
Với cách này, lá hẹ sẽ được đem hơ nóng và đắp lên cổ họng. Hơi nóng tác động trực tiếp lên vùng tổn thương, tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ đưa các dưỡng chất trong lá hẹ thẩm thấu vào sâu bên trong để phát huy tác dụng giảm đau họng, tiêu viêm, ức chế hoạt động của tác nhân gây bệnh.
Dùng lá hẹ chữa viêm họng theo cách này tuy đơn giản nhưng bạn nên thận trọng thực hiện theo đúng hướng dẫn để tránh bị bỏng, nhất là khi áp dụng cho trẻ em.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 nắm lá hẹ
Cách bào chế – Sử dụng:
- Bạn nhặt bỏ những lá bị hư hỏng rồi đem rửa cho sạch sẽ. Tiến hành ngâm với nước muối pha loãng 15 phút để lá hẹ được diệt sạch vi khuẩn, ký sinh trùng.
- Vớt lá hẹ ra rổ, chờ đến khi ráo nước hoàn toàn thì tiến hành qua bước tiếp theo.
- Bạn đem lá hẹ hơ trên lửa cho mềm và nóng lên.
- Cột lá thành một bó nhỏ, để nhiệt độ giảm bớt đến khi thấy còn hơi âm ấm thì đắp lên cổ họng.
- Chờ cho lá hẹ nguội hẳn thì tiếp tục hơ nóng và đắp trong khoảng 15 phút
- Lặp lại các bước trên mỗi ngày từ 2 – 3 lần để các triệu chứng viêm họng nhanh thuyên giảm.
6. Sử dụng các món ăn bài thuốc chữa viêm họng từ lá hẹ
Bên cạnh những cách chữa viêm họng bằng lá hẹ kể trên, người bệnh được khuyến cáo nên thường xuyên bổ sung lá hẹ vào khẩu phần ăn hàng ngày nhằm tận dụng hoạt chất kháng sinh tự nhiên cùng các hoạt chất quý để đẩy lùi bệnh. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc đơn giản từ lá hẹ giúp hỗ trợ điều trị viêm họng:
- Cháo lá hẹ
- Canh hẹ nấu thịt bằm và đậu hũ non
- Hẹ xào giá…
Đọc thêm: Hướng Dẫn 13 Bài Tập Yoga Chữa Trào Ngược Dạ Dày Đơn Giản Tại Nhà
Chữa viêm họng bằng lá hẹ có tốt không?
Lá hẹ là một nguyên liệu thiên nhiên lành tính, dễ sử dụng và có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Đối với các trường hợp đang bị viêm họng, thực phẩm này cung cấp nhiều chất có đặc tính sinh học cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, đồng thời làm loãng đờm nhầy, giảm ho, tiêu viêm, xoa dịu cơn đau, chống khàn tiếng…
Tuy nhiên, do có nguồn gốc từ tự nhiên nên tác dụng dược lý của hẹ phát huy chậm, hiệu quả không quá rõ ràng nếu chỉ áp dụng trong thời gian ngắn và phụ thuộc vào cơ địa, khả năng hấp thụ cũng như tình trạng bệnh của từng người. Với những lý do trên, bài thuốc dân gian này chỉ được khuyến cáo áp dụng cho các trường hợp bị viêm họng nhẹ và tốt nhất nên có sự đồng ý của bác sĩ trước khi dùng.
Những kiêng kỵ và lưu ý khi dùng lá hẹ chữa viêm họng
- Không dùng lá hẹ thay thế hoàn toàn cho thuốc trị viêm họng do bác sĩ kê đơn, nhất là các trường hợp bị nhiễm trùng nặng.
- Lá hạ tuy lành tính nhưng nếu lạm dụng quá mức có thể khiến bạn gặp một số tác dụng phụ như khó chịu, bứt rứt trong người, bốc hỏa, khó tiêu, đổ nhiều mồ hôi hay suy âm… Bạn có thể căn cứ vào cảm nhận của cơ thể trong lần đầu dùng lá hẹ trị viêm họng để điều chỉnh liều lượng cho hợp lý. Tuy nhiên, mỗi ngày cũng không nên dùng quá 200g.
- Vào mùa hè, thời tiết nóng nực nên cơ thể bạn dễ bị bốc hỏa hơn khi sử dụng lá hẹ theo đường ăn uống. Bạn nên thận trọng khi chữa viêm họng bằng loại lá này trong mùa hè.
- Lá hẹ có thể tương tác với thuốc hay một số thực phẩm nhất định như các loại thịt đỏ, bí ngô, sữa chua, rượu trắng… Để tránh gặp phải phản ứng tương tác có hại cho cơ thể, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ và các thầy thuốc Đông y trước khi dùng.
- Một số bệnh nhân có phản ứng quá mẫn, dị ứng với các hoạt chất trong lá hẹ. Bạn nên tìm hiểu thêm về thành phần dinh dưỡng của thực phẩm này và tránh sử dụng nếu có tiền sử dị ứng với bất cứ chất nào.
- Không dùng lá hẹ chữa viêm họng cho các đối tượng bị âm hư hỏa vượng, khô miệng, thiếu máu, hay bốc hỏa, cáu gắt.
Có Thể Bạn Quan Tâm
- 5 Cách Chữa Viêm Họng Mãn Tính Bằng Cây Lược Vàng Cực Hay
- Bà Bầu Bị Viêm Họng Nên Làm Gì? Và Các Cách Chữa Trị Nhanh, An Toàn