Nội dung chính

Cây cỏ mực được sử dụng khá phổ biến trong các mẹo trị bệnh viêm họng được lưu truyền trong dân gian. Dược tính có trong thảo dược khi được cơ thể hấp thụ sẽ làm giảm tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc họng, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và đau rát họng do bệnh gây ra. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không thể giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây ra bệnh.

Cây cỏ mực được nhiều người tận dụng để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm họng gây ra
Cây cỏ mực được nhiều người tận dụng để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm họng gây ra

Vì sao cây có mực có thể dùng để trị viêm họng?

Cây cỏ mực còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây cỏ nhọ nồi, thủy hạn liên, hạn liên hoa,… Loại cây này thường mọc dại ở ven đường với chiều cao trung bình là 30 – 40cm. Tại Ấn Độ, cây cỏ mực được xếp vào nhóm thảo dược quý, thường được sử dụng để bào chế thành mỹ phẩm dưỡng da và các sản phẩm chăm sóc tóc.

Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, cây cỏ mực có vị chua ngọt và tính hàn, được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Ví dụ như mề đay mẩn ngứa, đau dạ dày, nhiệt miệng, cao huyết áp, nấm tóc, cầm máu,… Loại thảo dược này khá lành tính, có thể sử dụng để điều trị bệnh cho mọi đối tượng, kể cả người lớn tuổi và trẻ em.

Theo nghiên cứu y học hiện đại, tinh dầu lá cỏ mực chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng dược tính như carotene, tannin, ancaloit,… Các hoạt chất này có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt giải độc. Một vài nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, các thành phần hợp chất có trong cây cỏ mực còn có khả năng chống lại tác dụng của discumarin.

Với những tác dụng của cỏ mực ở trên, thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng dược liệu này để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm họng gây ra. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có khả năng bảo vệ niêm mạc họng khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tiếp tục phát triển lan rộng ra xung quanh. Bài thuốc này rất thích hợp sử dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ mới khởi phát hoặc những người bệnh có cơ địa dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính trong thuốc Tây y.

Tìm Hiểu Thêm: Bị Viêm Họng Hạt Nên Ăn Gì ? Và Không Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Người Bệnh? 

3 Cách dùng cây cỏ mực trị bệnh viêm họng

Viêm họng là hiện tượng niêm mạc lót trong vòm họng bị viêm nhiễm do tác động từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bệnh lý này khởi phát, bạn phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát, sưng tấy vòm họng, ngứa cổ họng,… Ở trường hợp này, bạn có thể sử dụng cây cỏ mực có sẵn bên trong vườn nhà để cải thiện tình trạng bệnh. Bài thuốc điều trị viêm họng từ cây cỏ mực có cách thực hiện khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

1/ Uống nước sắc lá cỏ mực

Uống nước sắc cỏ mực giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra
Uống nước sắc cỏ mực giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra
  • Chuẩn bị khoảng 20 gram cây cỏ mực, đem rửa sạch qua nhiều lần nước giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám quanh. Sau đó, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để cho ráo.
  • Cắt cỏ nhọ nồi thành từng đoạn nhỏ rồi cho vào ấm sắc cùng với 1 lít nước lọc. Sắc cho đến khi nước ngả sang màu vàng thì tắt bếp, chắt lấy nước dùng để uống thay thế cho nước lọc.
  • Sử dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh cải thiện hoàn toàn.

Nếu không có thời gian rảnh để chuẩn bị lá cỏ mực tươi mỗi ngày, bạn cũng có thể sử dụng cây cỏ mực khô để sắc nước uống hỗ trợ điều trị bệnh. Bài thuốc này cũng có tác dụng rất tốt, hoàn toàn không thua kém bài thuốc từ lá cỏ mực tươi nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng.

2/ Uống nước ép lá cỏ mực tươi

  • Chuẩn bị khoảng 30 gram lá cỏ mực tươi, đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng. Sau 15 phút thì vớt dược liệu ra rồi để cho ráo nước.
  • Đem lá cỏ mực tươi đi giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha nước cốt cỏ mực với nước ấm rồi dùng để uống hết ngay sau đó. Nếu cảm thấy khó uống, bạn cũng có thể dùng kết hợp với nước ép rau củ.

3/ Dùng kết hợp với thảo dược khác

  • Chuẩn bị 20 gram cỏ mực, 20 gram bồ công anh, 16 gram cam thảo đất, 16 gram kim ngân hoa, 12 gram củ rẻ quạt.
  • Đem tất cả các dược liệu trên đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn bám xung quanh rồi để cho ráo nước. Sau đó đem phơi một ngày dưới trời nắng to hoặc sấy khô.
  • Cho toàn bộ số dược liệu trên vào nồi cùng với 200ml nước lọc rồi bắc lên bếp sắc trên lửa nhỏ. Sắc cho đến khi nước cạn còn khoảng 100ml thì tắt bếp.
  • Chắt lấy lượng nước sắc thu được, chia thành 3 phần để sử dụng trong ngày. Nên hâm nóng thuốc trước khi uống để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Sử dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

Tham Khảo Ngay: 6 Mẹo Dùng Giấm Táo Trị Viêm Họng An Toàn Có Thể Bạn Chưa Biết

Lưu ý khi dùng cây cỏ mực trị viêm họng

Thăm khám và điều trị chuyên khoa nếu bệnh viêm họng tiến triển sang mức độ nặng
Thăm khám và điều trị chuyên khoa nếu bệnh viêm họng tiến triển sang mức độ nặng

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ nhọ nồi có độ lành tính cao và ít phát sinh tác dụng phụ nên được nhiều người ưu tiên áp dụng tại nhà. Nhưng để quá trình điều trị bệnh có thể phát huy công dụng một cách tốt nhất thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Điều trị viêm họng bằng cỏ mực mang lại hiệu quả khá chậm, bạn cần phải áp dụng đều đặn mỗi ngày trong một khoảng thời gian khá dài mới thấy tình trạng bệnh có chuyển biến tốt.
  • Nếu tình trạng bệnh không chuyển biến tốt sau 2 tuần điều trị bằng cây cỏ mực, bạn nên ngừng lại và thay đổi phương pháp điều trị bệnh khắc phù hợp
  • Cỏ mực cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi bào chế thành thuốc trị bệnh. Không áp dụng phương pháp điều trị bệnh này nếu bạn bị dị ứng mẫn cảm với cỏ mực, bị viêm đại tràng mãn tính, tiêu chảy, phụ nữ có thai,…
  • Chỉ nên dùng cỏ mực điều trị bệnh viêm họng ở mức độ nhẹ, nếu bệnh đã tiến triển nặng thì nên điều trị chuyên khoa để ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn.
  • Giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ trong suốt quá trình điều trị để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Nên súc miệng 2 lần/ngày, súc họng bằng nước muối để giảm cảm giác sưng viêm.
  • Uống nhiều nước để cấp ẩm cho niêm mạc họng, bạn có thể uống nước chanh mật ong hoặc trà thảo dược. Nói không với đồ uống lạnh dễ gây kích thích đến niêm mạc họng.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày phù hợp với tình trạng bệnh. Nên đa dạng các nhóm thực phẩm dùng trong bữa ăn. Không tiêu thụ đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, hải sản,…
  • Tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ ấm vùng họng khi trời trở lạnh, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với dị nguyên, tránh đến những nơi đông người,…

Trên đây là các cách chữa viêm họng bằng cây cỏ mực mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp thăm khám chuyên khoa giúp xác định chính xác mức độ bệnh trạng, để có thể thay đổi phương án điều trị phù hợp ngay khi cần thiết.

Có Thể Bạn Quan Tâm:

Câu hỏi liên quan

Bị viêm họng sốt mấy ngày có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm đau hạ sốt khi bị viêm họng hiệu quả? Đây là những câu hỏi thắc mắc của khá nhiều bệnh...

Xem chi tiết

Đang bị bệnh viêm họng có tiêm vacxin được không là thắc mắc của khá nhiều người. Như chúng ta đã biết một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh tật...

Xem chi tiết

Uống nước đá có bị viêm họng không là thắc mắc muốn biết của khá nhiều người. Bởi vì có nhiều ý kiến cho rằng uống nước đá nhiều sẽ làm cổ họng bị tổn...

Xem chi tiết

Bị viêm họng nên uống nước nóng hay lạnh là tốt nhất là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Bởi vì có nhiều ý kiến cho rằng cả nước lạnh và nước nóng đều...

Xem chi tiết

Viêm họng là một trong những căn bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp trên rất phổ biến. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng cho người khác,...

Xem chi tiết

Khi bị viêm họng ngoài những triệu chứng sưng đỏ niêm mạc họng, nổi hạch cổ, biếng ăn, quấy khóc thì trẻ còn có triệu chứng sốt cao 39 - 40 độ kéo dài nhiều...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa