Dùng giấm táo chữa viêm họng là một mẹo đơn giản nhưng không phải ai cũng biết thực hiện sao cho đúng để đạt được hiệu quả tối ưu. Một số trường hợp sử dụng giấm táo sai cách thậm chí còn gây phản tác dụng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn 6 cách chữa viêm họng bằng giấm táo cực hay, đang được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng.
Vì sao lại dùng giấm táo trị viêm họng?
Giấm táo là một nguyên liệu quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như ẩm thực, làm đẹp và cả trị bệnh. Loại giấm này được lên men tự nhiên từ các loại táo nên rất thân thiện với sức khỏe. Khi ủ táo, các loại đường trong quả sẽ lên men và được chuyển hòa thành axit axetic. Hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Khi tiếp xúc với niêm mạc họng, axit axetic sẽ phát huy tác dụng sát khuẩn, diệt trùng tại chỗ, đồng thời ức chế phản ứng viêm, chặn đứng sự lây lan của nhiễm trùng.
Ngoài ra, trong giấm táo còn chứa nhiều hoạt chất tốt người bị viêm họng như:
- Inulin: Đây là một loại prebiotic tham gia vào quá trình sản sinh tế bào bạch cầu cùng các tế bào T. Những tế bào này sẽ giúp cơ thể bạn củng cố và tăng cường chức năng miễn dịch.
- Protein: Bổ sung năng lượng, giảm mệt mỏi, kích thích tái tạo lớp niêm mạc họng bị tổn thương, giúp cơ thể nhanh phục hồi sức khỏe.
- Vitamin C: Tăng sức đề kháng, giảm viêm, giúp cơ thể tỉnh táo, học tập và làm việc hiệu quả hơn.
- Pectin: Tăng cường tiêu hóa, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng.
- Vitamin B1, B2, B6: Giảm mệt mỏi, căng thẳng, kích thích tái tạo máu, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng cho cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch.
- Vitamin E, bioflavonoid: Chống oxy hóa, giảm viêm, bảo vệ các mô khỏe mạnh ở đường hô hấp.
Đặc biệt, giấm táo còn được biết đến như là một chất làm loãng đờm nhầy tự nhiên. Nguyên liệu này có tác dụng trung hòa PH của các mô, ức chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn, virus, đồng thời làm đường hô hấp được thông thoáng, dễ thở.
Trong dân gian, giấm táo còn được sử dụng với nhiều mục đích khác như:
- Giảm cân
- Kiểm soát đường huyết
- Ngăn ngừa ung thư
- Giảm ho, cải thiện các triệu chứng cảm lạnh
- Chữa chuột rút
- Làm đẹp da, trị mụn.
Với những lợi ích tuyệt vời đã được khoa học chứng minh, giấm táo đã trở thành một nguyên liệu thông dụng, được sử dụng phổ biến và có sẵn trong gian bếp của nhiều gia đình. Nếu đang bị viêm họng nhẹ, không quá nghiêm trọng, bạn có thể cân nhắc sử dụng nguyên liệu này để cải thiện các triệu chứng bệnh và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Tìm Hiểu Thêm: Hướng Dẫn Phương Pháp Chữa Viêm Họng Mãn Tính Bằng Mật Ong Hiệu Quả Tại Nhà
6 cách dùng giấm táo trị viêm họng đơn giản
Giấm táo được sử dụng để trị viêm họng theo nhiều cách khác nhau. Ngoài việc thường xuyên sử dụng nguyên liệu này để làm gia vị trong chế biến món ăn, bạn có thể dùng giấm táo làm nước súc miệng trị viêm họng ở dạng nguyên chất hoặc phối hợp cùng các nguyên liệu khác.
1. Chữa viêm họng bằng giấm táo pha loãng
Như đã phân tích ở trên, bản thân giấm táo đã chứa sẵn nhiều thành phần có lợi giúp ức chế mầm bệnh, giảm ho, tiêu đờm, chống viêm. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng giấm đơn độc để làm nước súc họng khắc phục bệnh tại nhà. Tuy nhiên, hàm lượng axit trong giấm nguyên chất khá đậm đặc. Bạn nên pha loãng trước khi sử dụng để tránh gây kích ứng cho cổ họng.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Giấm táo nguyên chất: 1 muỗng
- Nước ấm: Khoảng 150ml
Cách làm:
- Đổ giấm vào ly nước ấm
- Dùng thìa khuấy đều để 2 nguyên liệu hòa quyện với nha.
- Tiến hành súc miệng và họng bằng hỗn hợp trên 2 – 3 lần liên tục.
- Lặp lại quy trình này mỗi ngày khoảng 3 lần bạn sẽ cảm thấy cổ họng dễ chịu hơn.
2. Giấm táo kết hợp với mật ong – Bộ đôi hoàn hảo cho người bị viêm họng
Khi dùng giấm táo trị viêm họng, bạn có thể thêm vào một chút mật ong để gia tăng công hiệu, giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh. Đây chính là sự kết hợp hoàn hảo bởi cả hai nguyên liệu này đều là những vị thuốc chữa viêm họng dân gian lành tính đang được ưa chuộng.
Phân tích thành phần của mật ong, các nhà nghiên cứu tìm thấy một lượng lớn vitamin C, E, chrysin, catalase, axit amin và các chất chống oxy hóa. Chúng hoạt động tích cực trong việc ức chế sự phân bào của vi khuẩn, virus, đồng thời làm dịu niêm mạc họng, giảm đau, cải thiện tình trạng ho đờm, sưng viêm, phù nề tại chỗ. Khi sử dụng theo đường uống, mật ong còn là một vị thuốc bổ, giúp nâng cao sức đề kháng, bổ sung nguồn năng lượng dồi dào để cơ thể bớt mệt mỏi.
Cách 1: Dùng giấm táo và mật ong súc miệng
- Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Giấm táo 2 thìa; Mật ong 2 thìa; Nước ấm
- Trước tiên, bạn lần lượt cho hết giấm táo và mật ong đã chuẩn bị vào trong ly nước ấm.
- Khuấy đều tay để các nguyên liệu hòa tan hết trong nước.
- Dùng hỗn hợp vừa tại súc miệng mỗi ngày 1 – 2 lần.
Cách 2: Ăn giấm táo trộn mật ong
- Bạn lấy giấm táo và mật ong trộn chung với nhau theo tỷ lệ 1:1
- Mỗi lần, lấy một muỗng canh hỗn hợp ngậm trong miệng và nuốt từ từ.
- Tiến hành súc miệng cho sạch nhưng chỉ nên uống nước sau đó khoảng 10 phút.
- Áp dụng cách này 3 – 4 lần trong ngày sẽ thấy bớt đau họng, giảm ho thấy rõ.
Xem Thêm: Phương Pháp Chữa Viêm Họng Bằng Bấm Huyệt Hiệu Quả Mà Bạn Chưa Biết
3. Trị viêm họng bằng giấm táo và chanh
Chanh được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường hệ miễn dịch nhờ chứa nguồn vitamin C phong phú. Bạn có thể thử nghiệm công thức kết hợp giữa nguyên liệu này với giấm táo nếu trong nhà có sẵn chanh.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Giấm táo: 1 muỗng
- Nước cốt chanh tươi: 1 muỗng
- Nước ấm: 1 ly
*Lưu ý: Có thể thêm mật ong để trung hòa, giảm bớt tính axit của giấm táo và chanh.
Cách làm:
- Trộn đều các nguyên liệu trong ly nước ấm
- Uống từ từ từng ít một để hỗn hợp thẩm thấu vào niêm mạc họng
- Áp dụng lặp lại 2- 3 lần mỗi ngày tùy theo tình trạng viêm họng.
4. Công thức trị viêm họng từ giấm táo và muối
Khi dùng giấm tạo trị viêm họng theo cách này, tác dụng sát trùng sẽ được nhân đôi nhờ khả năng diệt khuẩn tự nhiên cực mạnh của muối. Loại gia vị này luôn có sẵn trong gian bếp của mọi nhà nên không phải lo ngại tốn kém hay mất thời gian tìm kiếm.
Chuẩn bị:
- Giấm táo: 1 thìa
- Muối ăn, tốt nhất là muối biển: 1 thìa
- Nước ấm.
Cách làm:
- Tương tự như những cách trên, trước tiên bạn cũng đem muối và giấm táo hòa tan trong nước ấm.
- Mỗi ngày súc miệng bằng hỗn hợp trên 3 – 4 lần để cải thiện tình trạng viêm họng.
Đừng Bỏ Lỡ: 7 Công Dụng Của Cây Lược Vàng Chữa Viêm Họng Mãn Tính Đơn Giản Và Cực Kì Hiệu Quả
5. Quế kết hợp với giấm táo trị viêm họng
Đây là cách trị viêm họng không cần kháng sinh hữu ích cho bạn. Bột quế được sử dụng trong công thức sẽ giúp tăng cường khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giúp niêm mạc họng nhanh hết sưng viêm, phù nề, qua đó đẩy lùi được triệu chứng bệnh.
Chuẩn bị:
- Giấm táo, bột quế, mật ong, nước cốt chanh: Mỗi thứ 1 muỗng
- 1 ly nước ấm.
Cách làm:
- Quậy chung các nguyên liệu với nhau trong ly nước ấm
- Khi hỗn hợp đã được hòa tan, bạn uống từ từ hoặc dùng dung dịch trên súc họng đều được.
- Lặp lại theo hướng dẫn vào mỗi buổi sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ.
6. Giấm táo và baking soda chữa viêm họng
Công thức này nghe có vẻ lạ nhưng thực tế đã được áp dụng trong dân gian từ lâu. Baking soda không chỉ được sử dụng trong nấu nướng thức ăn mà còn được dùng để điều trị nhiều bệnh nhờ tác dụng diệt khuẩn tốt. Bao gồm cả viêm họng.
Chuẩn bị:
- Giấm táo: 1 thìa
- Baking soda: 1 muỗng
- Nước ấm.
Cách làm:
- Bỏ 2 nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong ly nước
- Trộn đều cho đến khi baking soda được hòa tan hết
- Dùng dung dịch vừa tạo súc họng vài lần trong ngày, bạn sẽ thấy kinh ngạc với hiệu quả nhận được.
Thận trọng khi dùng giấm táo trị viêm họng
Giấm táo là một nguyên liệu thiên nhiên lành tính nhưng chỉ an toàn và cho hiệu quả tốt khi được sử dụng đúng cách. Lạm dụng giấm táo quá mức, đặc biệt là theo đường ăn uống có thể khiến bạn gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Liệt dạ dày
- Tăng axit dẫn đến đau dạ dày, viêm loét dạ dày khi uống giấm táo lúc đói bụng.
- Khó chịu trong đường tiêu hóa
- Giảm nồng độ kali trong máu dẫn đến các bất thường về tim mạch
- Loãng xương
- Ăn mòn, hư hại men răng
- Bỏng rát niêm mạc họng do dùng giấm táo nguyên chất.
Để hạn chế gặp phải những tác hại trên, khi dùng giấm táo trị viêm họng, bạn chỉ nên bắt đầu thử nghiệm với một lượng nhỏ để xem phản ứng của cơ thể. Sau đó có thể tăng liều dùng từ từ lên nhưng lượng giấm táo sử dụng không nên vượt quá 2 muỗng canh/ngày khi dùng theo đường ăn uống. Để bảo vệ men răng, khi uống giấm táo bạn nên pha loãng và sử dụng ống hút. Trường hợp súc họng thì nên dùng nước sạch súc miệng lại ngay sau đó là được.
Một số trường hợp được khuyến cáo không nên ăn giấm táo. Bao gồm người bị viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp hoặc người bị dị ứng với giấm táo. Tốt nhất, bạn nên thăm khám, tham vấn ý kiến bác sĩ trước để đánh giá chính xác tình trạng bệnh và tính hiệu quả, phù hợp khi dùng giấm tạo trị viêm họng.
Có Thể Bạn Quan Tâm
- 6 Cách Chữa Viêm Họng Bằng Hoa Đu Đủ Đực Đơn Giản Tại Nhà Bạn Nên Biết
- Trẻ Em Bị Viêm Họng Nên Ăn Gì? Và Những Lưu ý Cho Bố Mẹ