Rau diếp cá là một nguyên liệu từ lâu đã được sử dụng rất nhiều trong các mẹo trị bệnh tại nhà đơn giản. Loại dược liệu này có tính mát, thải độc, có thể dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn dạng nhẹ rất tốt. Dưới đây là 8 mẹo chữa viêm họng bằng rau diếp cá tại nhà không phải ai cũng biết.
Hiệu quả trị viêm họng của rau diếp cá
Rau diếp cá rất quen thuộc đối với mỗi gia đình. Không chỉ có thể sử dụng trong bữa ăn hàng ngày mà còn được dùng để giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt. Ngoài ra, rau diếp cá cũng là phương thuốc có khả năng điều trị bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, ung nhọt hiệu quả.
Rau diếp cá là dược liệu có vị nồng, cay, chua và có tính mát. Công dụng chủ yếu của loại lá này là tiêu thũng, thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc. Nhờ vậy, rau diếp cá được dùng trong nhiều mẹo điều trị bệnh gây sưng viêm, ho khan, viêm họng, phù nề cho người bệnh.
Trong rau diếp cá có chứa rất nhiều các loại tinh dầu như alkaloid, flavonoid… hoạt động như một chất kháng sinh, có thể giúp tiêu viêm, kháng khuẩn. Hơn nữa, dược liệu này còn có chứa lượng tinh dầu rất lớn có khả năng ức chế phế cầu khuẩn, liên cầu… Do vậy, chữa viêm họng bằng diếp cá có thể mang lại hiệu quả điều trị bệnh rất tốt.
Ngoài ra, trong diếp cá còn có chứa hàm lượng vitamin C rất cao, có tác dụng chống oxy hóa, từ đó có thể cải thiện sức khỏe, tăng đề kháng cho cơ thể. Cùng với đó, các dưỡng chất như vitamin A, vitamin V, kali, protein… là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể.
8 mẹo chữa viêm họng bằng rau diếp cá nên biết
Việc sử dụng rau diếp cá để cải thiện các triệu chứng viêm họng có thể mang lại hiệu quả tốt nếu như người bệnh sử dụng đúng cách. Dưới đây là 8 mẹo chữa viêm họng bằng rau diếp cá mà bạn có thể áp dụng tại nhà để cải thiện bệnh.
1. Uống nước ép lá diếp cá
Đây là cách sử dụng rau diếp cá đơn giản nhất cho người bị viêm họng. Với mẹo điều trị này, cơ thể sẽ hấp thụ được toàn bộ được dưỡng chất của rau diếp cá, giúp loại bỏ nhanh chóng nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị rau diếp cá sạch, một ít muối hạt.
- Bạn cần rửa sạch rau diếp cá sau đó ngâm cùng với nước muối loãng 15 phút rồi vớt để ráo.
- Xay hoặc giã nhuyễn rau diếp cá rồi chắt lấy nước uống trực tiếp.
- Mỗi ngày nên uống nước lá diếp cá từ 1 đến 2 lần và liên tục trong khoảng 5 ngày để các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
- Tham Khảo Ngay: Top 7 Cách Chữa Viêm Họng Nhanh Nhất An Toàn Và Hiệu Quả Cao
2. Chữa viêm họng bằng rau diếp cá và nước vo gạo
Lương y Tuấn cho biết nước vo gạo là nguyên liệu chứa rất nhiều khoáng chất cùng hàm lượng vitamin B dồi dào, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Các hoạt chất này đóng vai trò rất quan trọng trong các phản ứng sinh hóa của cơ thể, từ đó cải thiện miễn dịch và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng. Vậy nên ngày càng có nhiều người chữa viêm họng bằng rau diếp cá và nước vo gạo.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 300gr rau diếp cá và 500ml nước vo gạo.
- Rau diếp cá cần rửa sạch, ngâm nước muối rồi giã nhuyễn.
- Cho hỗn hợp rau diếp cá đã giã vào nồi rồi đổ khoảng 500ml nước vo gạo vào và đun sôi.
- Lọc bỏ bã và lấy phần nước chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
3. Mật ong và diếp cá trị viêm họng
Mật ong rất quý, có chứa nhiều công dụng đối với sức khỏe, trong đó nổi bật là tác dụng kháng viêm, diệt vi khuẩn và tăng đề kháng cơ thể. Chính vì thế, nguyên liệu này được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh lý viêm họng.
Sự kết hợp giữa rau diếp cá với mật ong vừa giúp người bệnh dễ uống hơn, vừa có thể tăng khả năng điều trị bệnh của cả hai nguyên liệu này.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị mật ong nguyên chất và một nắm rau diếp cá sạch.
- Rửa sạch rau diếp cá sau đó giã nát rồi chắt lấy nước cốt.
- Hòa nước cốt với mật ong và sử dụng để uống hàng ngày.
4. Cải thiện bệnh bằng muối ăn và rau diếp cá
Muối có tác dụng sát khuẩn, sát trùng rất tốt và là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Khi kết hợp muối ăn với rau diếp cá sẽ giúp chúng ta cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm họng nhanh chóng hơn. Cách chữa viêm họng bằng rau diếp cá và muối cũng khá đơn giản.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rau diếp cá, giã nát với muối hạt.
- Hòa hỗn hợp trên với khoảng 200ml nước lọc để chắt bỏ bã và lọc lấy nước cốt.
- Sử dụng nước muối – rau diếp cá hàng ngày, mỗi ngày uống 2 lần.
Nên xem: TOP 6 Cách Chữa Viêm Họng Bằng Lá Đu Đủ Hiệu Quả Nhất 2023
5. Trị viêm họng bằng cam thảo và rau diếp cá
Theo lương y Tuấn, cam thảo cũng được sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp nhờ tác dụng bổ phế, kiện tỳ. Loại thảo dược này có vị ngọt thanh, khi kết hợp với rau diếp cá sẽ làm giảm vị tanh của rau cũng như nâng cao được hiệu quả điều trị.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị cam thảo, rau diếp cá và muối hạt.
- Rau diếp cá và cam thảo cần rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng.
- Thái cam thảo thành các miếng nhỏ sau đó cho vào nồi đun cùng với rau diếp cá và 500ml nước.
- Đun sôi đến hỗn hợp nước khi còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp.
- Sử dụng phần nước cốt này uống trong ngày, nên chia làm 2 lần uống vào sáng và tối.
6. Mẹo chữa viêm họng bằng rau diếp cá và cây sài đất
Cây sài đất có chứa rất nhiều chất quý như Saponin, Tanin, Pectin, Licin, Mucin… Các hoạt chất này vừa có tác dụng kháng viêm, vừa giúp chống oxy hóa hiệu quả. Ngoài ra, sài đất còn là vị thuốc quý giúp giải độc, long đờm, tiêu viêm, thanh nhiệt rất tốt. Vì vậy, bài thuốc kết hợp sài đất với rau diếp cá có thể mang lại hiệu quả trị viêm họng tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3gr sài đất, 3gr rau diếp cá, 3gr kinh giới, 3gr tía tô, 3gr mạn kinh, 3gr kim ngân hoa và 3 lát gừng tươi.
- Làm sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi sắc với 600ml nước, sắc đến khi cô lại còn khoảng 200ml thì tắt bếp và lọc lấy nước uống.
- Chia phần nước thuốc đã sắc làm 2 phần để uống trong ngày.
Xem Thêm: Thuốc Đông y Chữa Viêm Họng Có Hiệu Quả Không? Và Những Lưu ý Cần Thiết
7. Kết hợp rau diếp cá với dược liệu khác
Để tăng thêm hiệu quả điều trị bệnh cũng như giảm mùi tanh của rau diếp cá, bạn có thể kết hợp nguyên liệu này với một số dược liệu có lợi cho sức khỏe khác.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị rau diếp cá, kinh giới, rau má, rẻ quạt, mần trầu.
- Rửa thật sạch các nguyên liệu này, ngâm nước muối loãng sau đó cho vào ấm sắc với 8 bát nước.
- Sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi cô lại còn khoảng 5 bát nước thì tắt bếp.
- Lọc lấy phần nước, để nguội bớt rồi uống hết trong ngày. Nên duy trì mẹo điều trị này từ 4 đến 5 ngày để có tác dụng tốt nhất.
8. Chữa viêm họng bằng rau diếp cá và phổi lợn
Món ăn kết hợp rau diếp cá và phổi lợn có tác dụng giảm đau, long đờm và giảm ho ở người bị viêm họng. Sau khoảng 2 hoặc 3 ngày sử dụng món ăn ngày, bạn có thể thấy được các triệu chứng của bệnh được cải thiện rõ rệt. Hơn nữa, món ăn này còn giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 800gr rau diếp cá và 30gr phổi lợn.
- Rau diếp cá cần rửa sạch, phổi lợn sơ chế bằng cách bóp với muối để sạch nhớt.
- Dùng một ít nước nóng để chần phổi rồi thái thành các miếng nhỏ.
- Sử dụng rau diếp cá và phổi lợn để nấu canh ăn trong ngày.
Đọc thêm: Viêm Mũi Họng Cấp: Triệu Chứng Nhận Biết Và Cách Điều Trị
Những lưu ý khi người bệnh dùng diếp cá chữa viêm họng
Tuy rau diếp cá rất an toàn, lành tính những vẫn có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách. Vì thế khi áp dụng các mẹo điều trị trên, bạn cần chú ý:
- Vì rau diếp cá có tính hàn nên không phù hợp cho người bị tiêu hóa kém, không dùng cho bà bầu, người hay bị dị ứng.
- Trước khi sử dụng rau diếp cá phải rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất có trong loại lá này.
- Tác dụng điều trị viêm họng của diếp cá thường chậm hơn so với cách sử dụng thuốc nên bạn phải kiên trì áp dụng để cải thiện.
- Trong trường hợp sử dụng rau diếp cá nhưng không cải thiện bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán cụ thể cũng như có cách điều trị tích cực hơn.
Trên đây là 8 mẹo chữa viêm họng bằng rau diếp cá tại nhà, vừa hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh. Với nguyên liệu này, bạn có thể sử dụng lâu dài để cải thiện bệnh cũng như tăng cường sức khỏe rất tốt.
Tìm Hiểu Thêm:
- Phương Pháp Chữa Viêm Họng Bằng Mật Ong Và TỏiHiệu Quả Và Đơn Giản Tại Nhà
- Viêm mũi họng cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị?