Nội dung chính

Chữa viêm họng bằng lá tía tô là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng đúng cách, đúng thời điểm và liều lượng thì mới mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Tác dụng chữa viêm họng của lá tía tô

Trong Đông y, lá tía tô còn được gọi là é tía, tử tô hay xích tô. Đây là loại cây rất phổ biến tại Việt Nam và từ lâu đã được áp dụng để điều trị nhiều bệnh, trong đó có viêm họng.

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, vị hơi cay, giúp làm ấm cơ thể, giải độc, trị cảm, chữa đau bụng do lạnh, viêm họng và viêm họng hạt cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, một số hoạt chất chứa trong loại lá này cũng có đặc tính sát khuẩn, chống viêm đồng thời ngăn chặn các tác nhân gây bệnh cho cơ thể.

Theo cả Đông y và Tây y, lá tía tô đều có tác dụng điều trị viêm họng
Theo cả Đông y và Tây y, lá tía tô đều có tác dụng điều trị viêm họng

Y học hiện đại cũng đã mở ra những cuộc nghiên cứu về lá tía tô và phát hiện ra trong loại lá này có chứa 45,07% dầu béo, 23,12% protein, 20% citral, 0,3 – 0,5% tinh dầu (khối lượng thô)… Kèm theo đó là các vitamin A, B1, B6, C, K và nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Điều này đã chứng minh, lá tía tô có khả năng hỗ trợ tiêu viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại đồng thời ổn định quá trình chuyển hóa bên trong và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Một vài nghiên cứu gần đây còn cho thấy dầu hạt tía tô còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm họng, viêm đường hô hấp. Bởi trong loại dầu này có chứa một số loại tanin và glycosid – hai hoạt chất giúp chống viêm, kháng khuẩn, xoa dịu các tổn thương xuất hiện tại niêm mạc họng.

Như vậy, lá tía tô hay hạt tía tô đều có thể áp dụng hiệu quả trong các bài thuốc chữa viêm họng, viêm họng hạt. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là người bệnh cần sử dụng sao cho đúng cách.

7 cách chữa viêm họng bằng lá tía tô an toàn, hiệu quả

Tùy vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bạn có thể áp dụng các cách chữa viêm họng bằng lá tía tô khác nhau.

Chữa viêm họng bằng nước lá tía tô nguyên chất

Việc dùng nước tía tô nguyên chất để trị viêm họng là cách làm đơn giản nhất được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, cách dùng này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, ít triệu chứng do có dược tính thấp, tác dụng chậm. Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cũng cần kiên trì uống nước lá tía tô nguyên chất liên tục trong nhiều ngày.

Nước cốt tía tô tốt cho sức khỏe
Để chữa viêm họng, người bệnh nên uống nước cốt lá tía tô mỗi ngày

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá tía tô và nước nóng.
  • Rửa sạch lá tía tô rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút mới vớt ra rồi để ráo.
  • Giã nát lá tía tô hoặc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
  • Chắt lấy nước cốt tía tô rồi hòa thêm nước nóng vừa đủ, khuấy đều và uống khi còn ấm.
  • Để chữa viêm họng bằng nước lá tía tô nguyên chất, bạn cần uống nước này 2 đến 3 lần mỗi ngày và kiên trì sử dụng trong 2, 7 ngày để thấy hiệu quả.

Trị viêm họng bằng lá tía tô và hoa đu đủ đực

Beta carotene, axit gallic, phenol là các thành phần chứa nhiều trong hoa đu đủ đực có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi nguy cơ bị lão hóa. Bên cạnh đó các vitamin A, C, và chất papain của loại hoa này cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể con người để chống lại vi khuẩn gây viêm. Bởi vậy, việc kết hợp với lá tía tô và hoa đu đủ đực chắc chắn sẽ mang lại một bài thuốc chữa viêm họng, viêm xoang cực kỳ hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Lá tía tô tươi và hoa đu đủ đực mỗi loại 5g; đường phèn 15g.
  • Đem hoa đu đủ đực và lá tía tô đi rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho nguyên liệu vào bát nhỏ và hấp cách thủy trong thời gian khoảng 20 phút (Chú ý nước đã sôi cần vặn nhỏ lửa).
  • Chắt lấy nước cốt hoa đu đủ và lá tía tô, để nguội và sử dụng trong ngày (chia làm 3 lần uống) để chữa viêm họng.

Chữa viêm họng bằng trà tía tô

Pha trà tía tô là cách làm đơn giản, được nhiều người áp dụng để điều trị viêm họng. Tuy nhiên, người bệnh cần kết loại thảo dược khác để gia tăng hiệu quả, chẳng hạn như đại táo, mận tươi hay lá trà,…

Chữa viêm họng bằng lá tía tô pha trà được nhiều người áp dụng thành công
Chữa viêm họng bằng lá tía tô pha trà được nhiều người áp dụng thành công

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 30g mận tươi, 6g tía tô, 3g lá trà và 5 quả đại táo.
  • Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị trên đi rửa sạch và để ráo nước.
  • Xay nhuyễn mận tươi cùng đại táo sau đó hòa với 500ml nước và đem đun sôi
  • Khi nước mận và đại táo đã sôi thì cho thêm lá tía tô và lá trà, hãm nhỏ lửa trong khoảng 20 phút nữa thì tắt bếp.
  • Khi nước thuốc nguội bớt thì dùng để uống 3 lần/ngày cho tới khi hết triệu chứng viêm họng.

Nấu cháo tía tô điều trị viêm họng hạt

Chữa viêm họng hạt bằng lá tía tô nấu cháo là cách làm đặc biệt phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ. Việc bổ sung thêm loại lá này vào bữa ăn hàng ngày cũng giúp phòng chống viêm họng và tăng cường sức khỏe cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, cháo tía tô còn phù hợp với những người bị cảm cúm, ho, ốm sốt, viêm amidan,… do hơi nóng từ cháo đã kích thích cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi giúp giải cảm, giảm ho, trừ đờm.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 150g lá tía tô, 3 củ hành khô, 3 nắm gạo tẻ, 100g thịt lợn băm.
  • Lá tía tô đem rửa sạch sau đó thái sợi nhỏ.
  • Hành đã chuẩn bị bóc vỏ, rửa sạch và đập dập.
  • Vò gạo và nấu thành cháo với lượng nước lọc vừa đủ.
  • Thịt lợn băm xào qua với hành rồi cho vào nồi cháo đang sôi.
  • Sau khi cháo đã chín nhừ thì thêm lá tía tô và hành khô vào sau đó nêm nếm vừa ăn.
  • Để chữa viêm họng, người bệnh nên ăn cháo tía tô 1 lần/ngày.

Nên xem: Thuốc Đông Y Trị Viêm Họng Hiệu Quả Không? Top Bài Thuốc Phổ Biến

Chữa viêm họng hạt bằng lá tía tô kết hợp gừng và kinh giới

Gừng và kinh giới đều hai dược liệu quý có tác dụng giúp diệt khuẩn, sát trùng, chống ho và long đờm cực tốt. Bởi vậy việc kết hợp lá tía tô với gừng và lá kinh giới sẽ tạo nên một bài thuốc hiệu quả giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm họng như: Ho, đau rát họng hay cảm giác ngứa cổ thường xuyên.

Kết hợp gừng kinh giới và tía tô
Gừng, tía tô và kinh giới là ba nguyên liệu thường được áp dụng trong mẹo dân gian trị viêm họng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm tía tô tươi, một nắm rau kinh giới và một củ gừng tươi.
  • Lá tía tô và rau kinh giới đem rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Gừng tươi cạo sạch vỏ và giã nát hoặc xay nhuyễn.
  • Cho cả lá tía tô, rau kinh giới và gừng đã xay vào nồi và đun sôi nhỏ lửa với 100ml nước cho tới khi nước cạn còn khoảng ½ thì mới tắt bếp.
  • Lọc lấy nước cốt đã đun để uống mỗi ngày 2 lần và kiên trì thực hiện cách này cho tới khi các triệu chứng viêm họng thuyên giảm hoàn toàn.

Dùng hạt tía tô ngâm rượu chữa viêm họng

Trong hạt cây tía tô có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như protein, dầu béo, oleic, linoleic hay axit linolenic và axit nicotinic,… Chúng còn là những chất có tác dụng kích thích ra cơ thể tiết ra mồ hôi, giảm xuất tiết ở phế quản, ức chế hiệu quả hoạt động của vi khuẩn gây bệnh. Đó cũng là lý do vì sao mà các thuốc Đông y thường sử dụng hạt tía tô trong các bài thuốc tiêu đờm, giải độc, giải cảm, trị triệu chứng ho do bệnh viêm họng, hen suyễn, viêm amidan

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g hạt tía tô cùng với 1 lít rượu gạo nguyên chất.
  • Xay hạt tía tô thành bột rồi cho vào bình thủy tinh, đổ thêm rượu gạo đã chuẩn bị rồi khuấy đều và ủ trong khoảng 1 tuần.
  • Mỗi ngày, người bệnh viêm họng cần uống rượu hạt tía tô 3 lần, mỗi lần sử dụng khoảng 1-2 thìa là đủ để thuyên giảm triệu chứng.
  • Kiên trì thực hiện cách chữa viêm họng bằng hạt tía tô ngâm rượu cho đến khi các khó chịu do bệnh viêm họng gây ra chấm dứt hoàn toàn.

Hạt tía tô tán bột, pha với nước để chữa viêm họng

Đối với đối tượng trẻ nhỏ, bạn cũng có thể sử dụng hạt tía tô tán bột để chữa bệnh viêm họng. Đáng chú ý, cách làm này còn có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn, hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng biếng ăn ở trẻ.

Không chỉ lá, hạt tía tô cũng giúp giảm triệu chứng viêm họng cực tốt
Không chỉ lá, hạt tía tô cũng giúp giảm triệu chứng viêm họng cực tốt

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g hạt tía tô
  • Hạt tía tô đem đã chuẩn bị đem tán bột mịn.
  • Mỗi lần chỉ dùng khoảng 10g bột tía tô pha với 100ml nước nóng, đợi nguội rồi rồi uống.
  • Mỗi ngày chỉ nên sử dụng nước pha bột hạt tía tô một lần và thực hiện liên tục trong vòng nhiều ngày cho đến khi triệu chứng viêm họng được khắc phục.

Một số lưu ý khi dùng lá tía tô chữa viêm họng

Trên thực tế, không phải mọi đối tượng đều có thể áp dụng thành công cách chữa viêm họng bằng lá tía tô. Cụ thể, khi áp dụng cách điều trị này, người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau:

  • Cách chữa viêm họng hạt bằng lá tía tô chỉ mang tính chất hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Bởi vậy phương pháp điều trị này chỉ thực sự mang lại hiệu quả cao đối với người bệnh mới chớm bị hoặc có sức đề kháng tốt.
  • Những trường hợp bị viêm họng ở thể mãn tính tốt nhất đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp điều trị kịp thời. Đây là cách tốt nhất để người bệnh tránh nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Người bị viêm họng nặng, nhiều ngày không khỏi tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị
Người bị viêm họng nặng, nhiều ngày không khỏi tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị
  • Lá tía tô được sử dụng để điều trị viêm họng cần đảm bảo sạch, không hóa chất.
  • Chú ý không nên dùng lá tía tô trong thời gian dài. Nguyên nhân là do một số chất trong loại lá này cũng có thể khiến người bệnh có hiện tượng choáng váng, mệt mỏi hay táo bón,…
  • Người bị cảm nóng, ra mồ hôi nhiều và phụ nữ mang thai cần cẩn trọng tuyệt đối khi sử dụng các thảo dược để điều trị viêm họng, trong đó có cả lá tía tô.
  • Lá tía tô hoặc bất cứ dược liệu nào khác cũng có nguy cơ gây kích ứng với một số người bệnh. Do đó, trong quá trình sử dụng, nếu như bạn có bất cứ triệu chứng nào bất thường nào thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để khắc phục.
  • Để lá chữa viêm họng hạt bằng lá tía tô đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và vận động khoa học. Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày cũng là điều vô cùng cần thiết.

Chữa viêm họng bằng lá tía tô là một trong những mẹo dân gian an toàn, hiệu quả được nhiều người đã từng áp dụng. Không chỉ vậy, cách điều trị này cũng giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho người bệnh.

Xem thêm thông tin:

Câu hỏi liên quan

Bị viêm họng sốt mấy ngày có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm đau hạ sốt khi bị viêm họng hiệu quả? Đây là những câu hỏi thắc mắc của khá nhiều bệnh...

Xem chi tiết

Khi bị viêm họng ngoài những triệu chứng sưng đỏ niêm mạc họng, nổi hạch cổ, biếng ăn, quấy khóc thì trẻ còn có triệu chứng sốt cao 39 - 40 độ kéo dài nhiều...

Xem chi tiết

Bị viêm họng nên uống nước nóng hay lạnh là tốt nhất là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Bởi vì có nhiều ý kiến cho rằng cả nước lạnh và nước nóng đều...

Xem chi tiết

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm amidan, áp xe amidan,...

Xem chi tiết

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, tình trạng viêm họng mãn tính kéo dài không chỉ gây ra nhiều triệu chứng bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng...

Xem chi tiết

Các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng cho biết, việc nắm rõ vấn đề viêm họng hạt có lây không? Có nguy hiểm không? Đâu là con đường lây nhiễm bệnh? Sẽ...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa