Đau họng đau đầu thường là những triệu chứng điển hình của một số bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi họng cấp…Việc biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ giúp quá trình điều trị nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Triệu chứng đau họng đau đầu cảnh báo cơ thể mắc bệnh gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, thông thường tình trạng đau họng nhức đầu sẽ đi kèm với các triệu chứng khác như ho, ớn lạnh, sốt cao, hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, khàn tiếng, đau tai, sưng hạch dưới cổ, cơ thể mệt mỏi, uể oải, chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn, mất ngủ, suy nhược cơ thể. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý sau:
1. Bệnh viêm họng
Đau họng đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh viêm họng. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ và người lớn, nhất là những người có hệ miễn dịch yếu kém. Lúc này các vi khuẩn, virus tấn công cơ thể đặc biệt là vùng hầu họng gây viêm hiễm.
Khi cổ họng bị nhiễm trùng do các tác nhân độc hại tấn công, niêm mạc họng sẽ có xu hướng phù nề, sưng đỏ, xuất tiết, quan sát kỹ sẽ thấy các mạch máu đỏ tươi. Ngoài ra người bệnh còn có những triệu chứng điển hình khác như đau rát cổ họng, nhức đầu, sốt, ho, đau các cơ, cơ thể mệt mỏi không còn sức lực, biếng ăn, ăn không ngon miệng.
Bệnh viêm họng cấp thường sẽ khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày điều trị tích cực, đúng cách. Do đó khi mới khởi phát chúng ta nên cố gắng chữa trị sớm, không nên chủ quan, bởi vì khi tiến triển thành thể mãn tính sẽ rất khó chữa, bệnh có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần, thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh.
2. Bệnh viêm amidan
Viêm amidan cũng là một trong những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên phổ biến hiện nay. Bệnh thường bộc phát khi thời tiết lạnh, thay đổi thất thường. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là những người có sức đề kháng yếu kém như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây bệnh phần lớn là do vi khuẩn, virus tấn công. Ngoài ra chế độ ăn uống không khoa học, môi trường sống ô nhiễm cũng đều là yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh.
Khi bị viêm amidan người bệnh thường có những triệu chứng cơ bản như đau họng nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, ho nhiều, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, nổi hạch cổ, cục amidan sưng to, xung huyết khiến người bệnh có cảm giác vướng mắc khó chịu, ăn không ngon miệng, sụt cân. Vì khó chịu nên người bệnh thường xuyên khạc nhổ, gây đau rát họng, khàn tiếng, mất tiếng.
Tương tự như đối với bệnh viêm họng, viêm amidan thường được điều trị bằng cách uống kháng sinh, giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra người bệnh cần tự cải thiện các triệu chứng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, kiêng rượu bia, thuốc lá, kiêng đồ uống lạnh, thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng. Hoặc cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa viêm amidan bằng lá cây an toàn lành tính để nhanh khỏi bệnh.
Tìm Hiểu Thêm: Phương Pháp Chữa Đau Họng Bằng Diện Chẩn Mới Nhất Được Bộ y Tế Công Nhận
3. Đau họng nhức đầu do cảm lạnh
Viêm họng đau đầu có thể là do bệnh cảm lạnh gây ra. Khi thời tiết thay đổi thất thường, nhất là vào thời điểm giao mùa cơ thể không kịp thích nghi khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu. Điều này làm cho các tác nhân độc hại như Enterovirus hoặc Rhinovirus xâm nhập vào vùng hầu họng gây viêm nhiễm.
Khi bị cảm lạnh, ngoài đau họng đau đầu người bệnh còn gặp các triệu chứng điển hình khác như hắt xì hơi, nghẹt mũi, sổ mũi thường xuyên, mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc sốt cao. Các triệu chứng này thường kéo dài khoảng 2 tuần, hiện tại chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị chứng bệnh này. Do đó, người bệnh cần chủ động tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
4. Đau họng đau đầu do cảm cúm
Có rất nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa cảm lạnh và cảm cúm, cứ nghĩ rằng hai chứng bệnh này là một, nhưng thực chất đây là hai bệnh lý hoàn toàn riêng biệt. Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm chủ yếu là do các virus cúm A, cúm B hay cúm C, bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh chóng, từ người sang người. Các triệu chứng và mức độ nguy hiểm cũng nặng nề hơn so với bệnh cảm lạnh.
Cảm cúm thường khiến người bệnh đối mặt với các triệu chứng như mệt mỏi, sốt cao, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, khó thở, đau họng đau đầu, ớn lạnh, chán ăn, đắng miệng, ăn không ngon miệng. Ngoài việc cải thiện triệu chứng tại nhà bằng cách xông mũi, áp dụng mẹo dân gian, sử dụng viên ngậm trị ho, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc giảm ho, giảm đau, long đờm, hạ sốt để giúp loại bỏ triệu chứng nhanh chóng.
Bệnh cảm cúm nếu không được chữa trị tích cực có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề như viêm tai giữa, viêm màng não, viêm phổi…nếu đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ thì nguy cơ gây tử vong là rất cao, do đó chúng ta cần chủ động thăm khám sớm, không nên chủ quan.
Đừng Bỏ Lỡ: Top 7+Loại Thuốc Chữa Viêm Họng Của Mỹ Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
5. Sốt siêu vi gây đau họng đau đầu
Sốt siêu vi là một bệnh lý phổ biến thường gặp ở trẻ, khi thời tiết giao mùa, lúc này thân nhiệt người bệnh có xu hướng tăng cao đột ngột. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus chẳng hạn như Adenovirus, Rhinovirus, virus cúm, Coronavirus. Bệnh thường diễn tiến và kéo dài trong vòng 1 tuần đến 10 ngày, người bệnh nên tích cực điều trị để tránh gặp những biến chứng không mong muốn.
Một số triệu chứng điển hình khi trẻ bị sốt siêu vi đó là: Đau họng nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, sốt cao liên tục một cách đột ngột, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đỏ mắt, đau các khớp, phát ban ngoài da, chán ăn, trẻ thường quấy khóc, mất ngủ, bỏ bú khiến nhiều cha mẹ lo lắng.
Nếu như tình trạng sốt siêu vi ở trẻ gặp những triệu chứng sau thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ gấp, cụ thể: Sốt cao trên 39 độ liên tục hai ngày, tay chân run rẩy, co giật, phát ban toàn thân, nôn ói, đau bụng tiêu chảy, bỏ ăn, đi ngoài có máu hoặc phân đen, thường xuyên quấy khóc, giật mình, lo sợ.
6. Đau họng đau đầu do viêm xoang
Đau họng đau đầu cũng có thể là triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang. Khi bị viêm xoang, các niêm mạc của hốc xoang bị tổn thương nghiêm trọng gây phù nề, dẫn đến tình trạng dịch nhầy bị tắc nghẽn, không lưu thông được và gây ra các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, đau đầu, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Có nhiều trường hợp dịch tiết nhiều quá mức không thoát ra hết ở đường mũi gây chảy ngược xuống vùng họng gây đau họng.
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cho phù hợp. Thông thường đối với viêm xoang cấp tính thường được điều trị bằng cách uống thuốc kháng nấm, kháng Histamin, thuốc giảm sung huyết, kháng viêm, long đờm, giảm đau, giảm ho, dung dịch sát khuẩn tại chỗ, nước súc họng, súc mũi. Còn nếu như bệnh tiến triển ở thể mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần, lúc này cần phẫu thuật thì bệnh mới khỏi hẳn.
7. Do cơ địa bị dị ứng
Có khá nhiều trường hợp cơ địa mẫn cảm với các tác nhân bên ngoài môi trường như phấn hoa, bụi bẩn, lông thú, chất độc hóa học, len dạ, mạt cưa…Khi tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên này cơ thể sẽ xảy ra các triệu chứng như ho, hắt xì hơi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, đau họng nhức đầu, sưng môi lưỡi, phát ban khắp cơ thể, khó thở.
Khi bị dị ứng với các dị nguyên này, điều đầu tiên người bệnh cần làm đó là hạn chế thấp nhất nguy cơ tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh, nếu bắt buộc tiếp xúc thì cần bịt khẩu trang cẩn thận, mặc đồ bảo hộ. Song song với đó là kết hợp uống thuốc kháng Histamine, thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi, thuốc tiêm.
8. Đau đầu đau họng do Covid – 19
Chắc hẳn ai cũng biết được đau đầu đau họng là những triệu chứng điển hình cảnh báo cơ thể bị nhiễm Covid – 19. Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo một số dấu hiệu khác như ho, sốt cao đột ngột, đau các cơ, mất vị giác, khứu giác. Các triệu chứng này thường khiến người bệnh nhầm lẫn với cảm lạnh, cảm cúm bình thường. Bệnh chỉ được phát hiện chính xác khi tiến hành test PCR.
Covid – 19 nếu như xuất hiện ở những đối tượng mắc bệnh nền về tim mạch, viêm phổi hoặc người có hệ miễn dịch yếu kém thì nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất nhanh từ người sang người, do đó nếu trong nhà có người mắc bệnh chúng ta cần chủ động cách ly hoàn toàn, không được tiếp xúc với người bệnh.
Để điều trị, chúng ta cần tích cực xông mũi họng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là Vitamin C, uống nhiều nước, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật. Trường hợp sốt cao, mệt mỏi, ho nhiều cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh, giảm đau, giảm ho để làm giảm triệu chứng nhanh chóng.
Chuyên Gia Giải Đáp: Viêm Họng Và Viêm Phế Quản Có Giống Nhau Không? Và Những Lưu ý Nên Tránh Cho Người Bệnh
Phương pháp điều trị tình trạng đau họng đau đầu hiệu quả
Để điều trị bệnh hiệu quả, trước hết người bệnh cần đến các trung tâm Y tế để thăm khám. Sau khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh nặng nhẹ thì bác sĩ mới đưa ra được phác đồ điều trị thích hợp. Thông thường ngoài việc uống thuốc, bệnh nhân cần tự cải thiện triệu chứng tại nhà bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
1. Sử dụng thuốc
Mỗi bệnh lý khác nhau sẽ có những loại thuốc đặc hiệu hoàn toàn khác nhau. Nếu như đau đầu đau họng do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan thì người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được chỉ định cho những trường hợp bệnh viêm họng, viêm xoang, viêm amidan do vi khuẩn gây ra. Thuốc có tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt các mầm bệnh trong cơ thể từ đó các triệu chứng sẽ dần dần được cải thiện và khỏi hẳn.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên thường gặp triệu chứng sốt cao, tăng thân nhiệt, đau đầu, đau rát cổ họng. Do đó cần sử dụng các loại thuốc giảm đau hạ sốt thì mới làm giảm được triệu chứng. Tuy nhiên, những trường hợp bị suy gan, suy thận, trào ngược dạ dày hay có cơ địa mẫn cảm nên báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
- Viên ngậm đau họng: Các loại kẹo ngậm đau họng cũng thường được bác sĩ kê đơn thêm để giúp giảm đau, thanh mát hầu họng, giảm nghẹt mũi. Tùy vào đối tượng người lớn, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai mà bác sĩ kê đơn thuốc cho hợp lý, chúng ta không nên tự ý mua.
- Thuốc xịt rửa mũi, súc họng: Với những bệnh nhân mắc bệnh cảm lạnh, viêm xoang thường xuyên gặp triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi cần sử dụng thêm các sản phẩm xịt rửa mũi, súc họng để giúp loại bỏ dịch tiết ra ngoài, từ đó thông mũi, dễ thở, đồng thời giảm phù nề, sưng viêm ở bên trong niêm mạc mũi họng.
Các loại thuốc Tây này có hiệu quả nhanh chóng, tại chỗ, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ định và liều lượng ghi trên đơn thuốc. Tuyệt đối không được tăng giảm liều lượng, khi chưa hết thời gian điều trị nhưng các triệu chứng có chiều hướng cải thiện tích cực cũng không được ngưng thuốc. Vì điều này sẽ khiến bệnh không được điều trị triệt để, có khả năng tái phát nếu như gặp các điều kiện thuận lợi.
2. Áp dụng mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà
Ngoài việc uống thuốc theo đơn của bác sĩ, các bệnh lý viêm nhiễm đường hầu họng thường gặp triệu chứng đau rát họng, ho nhiều, nghẹt mũi. Do đó bệnh nhân hoàn toàn có thể tự cải thiện các triệu chứng tại nhà bằng cách áp dụng các mẹo dân gian.
Một số mẹo dân gian trị đau họng đau đầu hiệu quả mọi người nên thử đó là:
- Chườm khăn lạnh: Khi cơ thể bị sốt cao trên 38.5, đặc biệt là trẻ nhỏ, ngoài việc uống thuốc hạ sốt, cha mẹ nên dùng khăn ướt để chườm lên trán, lau hai bên nách, bẹn của trẻ để giúp hạ nhiệt nhanh chóng. Lưu ý không nên dùng nước quá lạnh hoặc nước đá để chườm, chỉ nên chườm nước ấm.
- Xông mũi họng: Để làm giảm triệu chứng đau đầu, đau họng, nghẹt mũi khó thở, người bệnh có thể sử dụng các loại lá cây nấu sôi hoặc tinh dầu chanh, sả, bưởi, hương nhu, đinh hương, quế, bạc hà, tía tô để xông mũi họng. Sau khi xông mũi họng bạn sẽ cảm thấy thoải mái, nhẹ đầu, thông mũi, dễ thở hơn hẳn.
- Xoa bóp bằng tinh dầu: Ngoài xông hơi chúng ta cũng có thể lấy vài giọt tinh dầu gừng hoặc bạc hà, quế, kinh giới, bạch đàn…để xoa bóp vùng trán hoặc dưới mu bàn chân. Cách làm này có công dụng giúp giảm triệu chứng đau đầu, choáng váng, buồn nôn hiệu quả.
- Uống trà gừng mật ong: Ngoài chữa viêm họng hạt bằng gừng thì đây cũng là loại thảo dược được dùng để làm giảm triệu chứng đau rát họng, nhức đầu. Bởi vì trong gừng có chứa nhiều tinh dầu giúp thư giãn hệ thần kinh. Chỉ cần lấy vài lát gừng thả vào cốc nước nóng, thêm vào đó 2 muỗng mật ong nguyên chất khuấy đều và uống ngay khi còn ấm nóng.
- Uống nước chanh mật ong ấm: Một ly nước chanh mật ong ấm nóng sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể từ đó cải thiện tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu. Đồng thời làm cho cổ họng dịu nhẹ, thông thoáng, giảm triệu chứng đau rát họng rõ rệt.
Các mẹo dân gian này vừa đơn giản lại vừa mang đến hiệu quả cao, vì vậy nếu không may gặp phải tình trạng đau họng nhức đầu, mọi người có thể áp dụng ngay tại nhà để giúp làm giảm nhanh các triệu chứng.
Xem Thêm: Bị Đau Họng Nhưng Không Ho Không Sốt Và Cách Trị Tốt Nhất
3. Tự cải thiện bệnh tại nhà
Ngoài các mẹo dân gian chữa đau họng nhức đầu kể trên, trong quá trình điều trị bệnh, chúng ta nên chú ý một số vấn đề sau để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh tại nhà hiệu quả, cụ thể như:
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại vì chúng sẽ khiến bạn đau đầu, chóng mặt, mất ngủ.
- Nên tránh xa những nơi có tiếng ồn, ánh nắng quá gắt để tránh tình trạng nhức đầu, mệt mỏi ngày càng tăng cao.
- Giành nhiều thời gian nghỉ ngơi để lấy lại sức, ngủ đủ giấc, tránh làm việc nặng ra nhiều mồ hôi.
- Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước và khô họng. Đồng thời nên bổ sung nhiều các loại nước ép trái cây, rau củ tươi để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Uống thêm sữa, ăn các thực phẩm mềm giàu chất dinh dưỡng như thịt cá, rau xanh để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.
- Trong gia đình có người mắc bệnh thì nên cách ly, tránh sử dụng chung các đồ dùng cá nhân nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, len dạ, chất độc hóa học, khói bụi, khói thuốc lá.
- Chú ý giữ ấm cơ thể khi ra đường, bịt khẩu trang cẩn thận để tránh gió lùa vào hầu họng.
Có thể nói đau họng đau đầu là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp trên. Tuy mức độ nguy hiểm không quá nghiêm trọng và cấp bách nhưng người bệnh cần tích cực chủ động thăm khám, điều trị sớm nhất có thể. Tránh chủ quan để bệnh tiến triển nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm không đáng có.
Có Thể Bạn Muốn Biết:
- Ăn Đồ Nóng Bị Đau Họng Không? Và Giải Pháp Khắc Phục Hiệu Quả
- Đau Họng Nên Uống Gì? 17 Loại Thức Uống Tốt Nhất Cho Bạn