Nội dung chính

Polyp mũi là tình trạng xuất hiện khối u mềm, nhỏ trong khoang mũi của trẻ. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể liên quan đến nhiều yếu tố. Đặc trưng bởi các dấu hiệu như có khối u nằm trong hốc mũi, trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, giảm khứu giác, ngáy, thở bằng miệng… 

Bệnh polyp mũi ở trẻ em

Polyp mũi là khối u lành tính, phát triển từ mô viêm của niêm mạc mũi. Đây là lớp bảo vệ bên trong mũi và các xoang, đồng thời giúp làm ẩm không khí khi bạn hít vào. Khi niêm mạc mũi bị kích thích do phản ứng viêm hoặc dị ứng sẽ bị sưng đỏ, nếu kích thích kéo dài sẽ làm gia tăng tính thấm mạch máu ở niêm mạc mũi xoang.

Polyp mũi là một khối mềm, tròn nhỏ bên trong mũi của trẻ
Polyp mũi là một khối mềm, tròn nhỏ bên trong mũi của trẻ

Điều này khiến các tế bào tích tụ nước bên trong, lâu ngày, dưới tác dụng của trọng lực, chúng bị kéo xuống dưới, gây hình thành polyp mũi. Polyp mũi là một khối tròn nhỏ, thường tiến triển chậm, do không có thần kinh cảm giác nên không gây đau. Bản chất của polyp mũi không phải là khối u mà là sự thoái hóa của tổ chức đệm trong niêm mạc mũi xoang.

Cấu trúc bên ngoài của polyp mũi là lớp biểu mô, bên trong là các tế bào xơ chứa dịch nhầy và các tổ chức liên kết. Polyp mũi thường xuất hiện ở người lớn, rất ít gặp ở trẻ em. Có khoảng 1 – 4% dân số mắc polyp mũi, bệnh thường có liên quan đến các tác nhân như:

  • Hen suyễn
  • Viêm mũi dị ứng
  • Viêm xoang mạn tính hoặc tái phát
  • Bệnh xơ nang
  • Hội chứng Churg-Strauss
  • Nhạy cảm với thuốc kháng viêm phi steroid…

Nguyên nhân gây Polyp mũi ở trẻ em

Polyp mũi ở trẻ em là tình trạng mũi trẻ có khối polyp mềm, nhẵn, màu hồng nhạt. Do polyp phát triển chậm, không gây đau nên rất khó nhận biết, bệnh gây ra các triệu chứng khá giống các bệnh lý về hô hấp nên chỉ đến khi các polyp lớn thì mới phát hiện.

Cơ chế hình thành polyp mũi là khi lớp niêm mạc xoang mũi bị viêm, các mạch máu trong niêm mạc này hút nước làm tế bào bị tích nước. Khi tình trạng này kéo dài, các khối tròn do mô bị kéo xuống theo trọng lực, tạo ra một polyp hình giọt nước hoặc một chùm các polyp như quả nho.

Đến nay, chỉ có thể xác định được cơ chế hình thành polyp mũi ở trẻ em, chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên có thể liên quan tới các yếu tố nguy cơ như:

  • Trẻ thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, cảm gây nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài. Niêm mạc mũi thường xuyên bị viêm, kích ứng, khi không được điều trị dứt điểm sẽ gây viêm mãn tính, dẫn đến sự hình thành của polyp mũi.
  • Trẻ mắc bệnh viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang khiến niêm mạc mũi bị viêm, phù nề. Do tính chất dai dẳng, dễ tái phát của bệnh khiến tình trạng viêm niêm mạc mũi kéo dài, làm xuất hiện các polyp mũi.
  • Sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Điều này khiến trẻ dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Kèm theo đó là hệ tiêu hóa chưa ổn định, đường ruột kém, cơ thể không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết khiến hàng rào bảo vệ cơ thể hoạt động kém.

Hoặc cũng có thể do cơ thể trẻ non nớt, nhạy cảm, không thích nghi tốt với các ảnh hưởng từ môi trường, khí hậu bên ngoài. Polyp mũi cũng có khuynh hướng di truyền do các gen gây ra đáp ứng của niêm mạc mũi. Bệnh cũng liên quan đến một số yếu tố như rối loạn di truyền khiến chất nhầy ở màng mũi và xoang tăng tiết bất thường. Hay do trẻ bị hen suyễn, bị hội chứng Churg-Strauss…

Bạn có biết: Bị Polyp Mũi Bao Lâu Thì Tự Khỏi? Cách Chữa Nhanh Khỏi Nhất

 Dấu hiệu nhận biết polyp mũi ở trẻ em

Như đã đề cập, polyp mũi ở trẻ không thường gặp, dễ nhầm lẫn với các bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng hay cảm lạnh, viêm mũi thông thường. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu… Trong khi đó, các triệu chứng này lại rất phổ biến ở bệnh viêm mũi, cảm lạnh, viêm xoang. Điều này khiến mẹ vô tình nhầm lẫn rằng con đang mắc các bệnh về hô hấp thông thường, không hề liên tưởng đến polyp mũi.

Có thể xuất hiện một hoặc nhiều polyp trong mũi trẻ
Có thể xuất hiện một hoặc nhiều polyp trong mũi trẻ

Vì vậy, để chăm sóc và điều trị cho bé đúng cách, ba mẹ nên nắm được các dấu hiệu của bệnh. Từ đó, xác định xem con có bị polyp mũi hay không để kịp thời cho bé thăm khám bác sĩ để điều trị. Một số triệu chứng của bệnh polyp mũi ở trẻ em như sau:

  • Trong hốc mũi có khối nhỏ, mềm, màu hồng nhạt
  • Chảy nước mũi, nước mũi trong hoặc đôi khi có màu xanh, vàng đậm, mùi hôi
  • Nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè, phải thở bằng miệng
  • Khả năng ngửi mùi của bé kém, suy giảm khứu giác
  • Bé bị nặng đầu, trán, hay la nhức đầu, đau đầu
  • Nước mũi liên tục chảy xuống cổ họng
  • Ngứa, kích thích ở họng khiến bé phải ho, hắng
  • Ngủ ngáy
  • Một số triệu chứng ít gặp là sốt, hắt hơi, ngứa mắt, chảy máu mũi…

Polyp mũi ở giai đoạn sớm rất khó nhận biết do lúc này polyp chỉ là một khối mềm nhỏ. Khi polyp phát triển đến kích thước nhất định, nhìn từ bên ngoài có thể thấy polyp bên trong khoang mũi. Bề mặt khối trơn láng, màu tái nhợt hoặc hồng nhạt, bề mặt mọng nước. Chân polyp thường xuất phát từ xoang hàm, xoang bướm hoặc xoang sàng.

Đọc thêm: Phương Pháp Mổ Nội Soi Polyp Mũi: Quy Trình Và Chi Phí

Chẩn đoán và điều trị polyp mũi ở trẻ em

Polyp mũi không gây đau, không có triệu chứng điển hình, thông thường, rất ít trường hợp chủ động thăm khám và điều trị. Đa phần, chỉ khi ba mẹ vô tình phát hiện mũi bé có polyp, khi nội soi mũi xoang hoặc khi kích thước polyp lớn, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho bé. Polyp mũi ở trẻ nhỏ được chẩn đoán và điều trị bằng cách:

Phương pháp chẩn đoán polyp mũi

Khi con có các triệu chứng đã đề cập, đặc biệt, nếu thấy mũi bé có khối mềm nhỏ, ba mẹ nên nhanh chóng đưa con thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Thông thường để chẩn đoán polyp mũi, các bác sĩ sẽ áp dụng các kỹ thuật như khám lâm sàng, nội soi mũi xoang, chụp CT hoặc MRI.

Khám lâm sàng là bước đầu tiên để xem xét mũi bé có sự hiện diện của polyp hay không. Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng mũi xoang của bé và đặt một số câu hỏi để khai thác các thông tin quan trọng về bệnh lý như triệu chứng thường gặp, biểu hiện bệnh, tiền sử viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm xoang…

Có thể tiến hành nội soi xoang mũi để quan sát chính xác sự hiện diện của polyp. Đây được xem là kỹ thuật có độ chính xác cao nhất. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể nhìn rõ được bề mặt khối u, xác định chân của polyp và kích thước để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu polyp có kích thước lớn, lan tỏa ra hai bên thì bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp CT hoặc chụp MRI. Hình ảnh từ phương pháp này giúp xác định kích thước polyp và phân biệt polyp mũi với các dạng tổn thương khác.

Phương pháp điều trị polyp mũi

Tùy vào kích thước của polyp mũi và điều kiện sức khỏe của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Khi trẻ bị polyp mũi có thể được điều trị bằng cách:

  • Sử dụng thuốc: Được áp dụng cho trường hợp polyp nhẹ, khối u nhỏ. Việc dùng thuốc sẽ giúp giảm kích thước và giảm viêm. Các loại thuốc điều trị thường được chỉ định có thể kể đến như thuốc corticosteroid đường uống, thuốc xịt làm teo polyp, thuốc nhỏ mũi giảm viêm… Việc dùng thuốc cho bé phải đảm bảo an toàn, không được tự ý tăng giảm liều lượng để tránh tác dụng phụ.
  • Cắt polyp mũi bằng thòng lọng: Phù hợp với trường hợp polyp nhỏ, đơn độc. Sau đó, kết hợp với các thuốc chứa corticosteroid dạng uống và kháng sinh để hỗ trợ điều trị.
  • Cắt polyp mũi bằng kìm Luc: Phù hợp với polyp trải rộng trong lòng khe giữa hoặc do thoái hóa cuốn mũi. Bác sĩ sẽ tách riêng các cuống polyp mũi và dùng kìm Luc nhiều kích cỡ khác nhau để cắt.
  • Cắt polyp mũi bằng dao hút: Là kỹ thuật tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, áp dụng được cho mọi trường hợp. Thiết bị này hút được khối polyp từ trước ra sau cho đến sát chân rồi cắt để loại bỏ khối polyp, giúp hệ thống mũi xoang được thông thoáng.

Thông thường, phẫu thuật polyp mũi sẽ mất khoảng 4 – 6 tuần để người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn. Thường được chỉ định cho trường hợp polyp có kích thước lớn hoặc khi người bệnh không đáp ứng với các loại thuốc điều trị.

Cha mẹ cần biết: 16 Bí Kíp Trị Polyp Mũi Bằng Dân Gian Hiệu Quả Dành Cho Con

Biến chứng và tiên lượng

Polyp mũi ở trẻ em không phải là bệnh nguy hiểm. Đây là khối u mềm, lành tính, không đe dọa sức khỏe. Polyp mũi thường phát triển rất chậm, không gây đau nhưng lại làm cản trở quá trình lưu thông khí ở xoang mũi. Chính vì là khối u mềm lành tính không đau nên khối polyp thường không được phát hiện từ sớm.

Polyp mũi ở trẻ em có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ
Polyp mũi ở trẻ em có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ

Đến khi polyp mũi lớn, có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường thì mới được phát hiện. Polyp mũi gây ra các triệu chứng giống như viêm đường hô hấp thông thường nên dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi polyp mũi phát triển với kích thước lớn hoặc có nhiều polyp trong mũi, chúng sẽ có nguy cơ gây các biến chứng như:

  • Khó thở, ngưng thở khi ngủ, thậm chí tắt thở đột ngột: Tình trạng này vô cùng nguy hiểm ở trẻ em. Khi polyp mũi lớn, đường thở của trẻ bị tắc nghẽn, buộc phải thở bằng miệng. Điều này dễ khiến trẻ ngáy ngủ và bị ngưng thở trong lúc ngủ.
  • Viêm xoang cấp hoặc mãn tính: Khi nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi kéo dài, trẻ dễ bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, thậm chí có thể gây hen.
  • Ngoài ra, polyp mũi nếu không sớm điều trị còn có thể gây biến đổi cấu trúc khuôn mặt, gây tình trạng 2 mắt xa nhau bất thời hoặc song thị.

Trẻ bị polyp mũi nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời rất dễ bị mất ngủ, khó ngủ, suy giảm chất lượng cuộc sống, việc học hành, ăn uống kém hiệu quả. Bệnh làm giảm khả năng ngửi mùi của bé và còn có thể gây mất khứu giác không thể hồi phục.

Xem thêm: Viêm Xoang Hàm (Trái, Phải): Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị

Biện pháp phòng ngừa polyp mũi ở trẻ nhỏ

Polyp mũi có thể tái phát sau khi điều trị, chính vì vậy, cách bậc phụ huynh cần lưu ý về cách chăm sóc và phòng ngừa để tránh tình trạng các polyp tái phát trở lại. Có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên áp dụng các biện pháp dân gian để trị polyp mũi cho bé. Có thể hỗ trợ điều trị bằng cách vệ sinh mũi với nước muối sinh lý, xông hơi xoang mũi. Tuy nhiên, không nên lạm dụng, tránh rửa mũi quá nhiều lần để không làm mất các dịch nhầy tự nhiên.
  • Khi thời tiết trở lạnh, nên chú ý giữ ấm cơ thể cho bé, đeo khẩu trang cho con khi ra ngoài. Thường xuyên rửa tay cho trẻ hoặc nhắc nhở trẻ rửa tay. Không để con chọc ngoáy mũi, không dùng miệng để hút dịch mũi cho bé.
  • Dọn dẹp nhà cửa, không gian sống sạch sẽ. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, lông chó mèo.
  • Xây dựng cho con chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Hạn chế cho con ăn bánh kẹo, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều muối, nhiều đường.
  • Cho con ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, ngủ sớm, đủ giấc, tránh thức khuya để không làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ.

Nhìn chung, polyp mũi là bệnh ít gặp ở trẻ, có thể sớm phát hiện nếu thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ. Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng polyp mũi có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Do đó, khi phát hiện mũi con có bất thường, ba mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

“Viêm mũi dị ứng có lây không” không chỉ là thắc mắc của người bị viêm mũi dị ứng, mà còn là nỗi trăn trở của người thân, bạn bè hay những người tiếp xúc...

Xem chi tiết

Phẫu thuật luôn tiềm ẩn rủi ro, biến chứng nên việc lựa chọn địa chỉ thực hiện là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Trước băn khoăn Mổ polyp mũi ở đâu tốt nhất?,...

Xem chi tiết

Viêm mũi di truyền là bệnh thường gặp, xảy ra khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các dị nguyên khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức. Thông thường, một gia đình nếu có...

Xem chi tiết

Một trong những vấn đề mà nhiều bệnh nhân băn khoăn khi cắt polyp mũi là có phải nằm viện không. Nắm rõ thời gian lưu viện sẽ giúp người bệnh chủ động sắp xếp...

Xem chi tiết

Polyp mũi là một khói tròn nhỏ giống như một nang nhỏ, phát triển từ mô viêm của niêm mạc mũi. Xuất hiện khi tình trạng niêm mạc mũi bị kích thích do viêm hoặc...

Xem chi tiết

Người bị viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Bởi tình trạng hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi… có thể làm gián đoạn quá trình...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp