Những năm gần đây, căn bệnh viêm mũi dị ứng dần trở nên phổ biến do môi trường sống và thời tiết thường xuyên thay đổi. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, nhất là các mẹ bầu thường có sức đề kháng kém sẽ dễ mắc hơn. Vậy những cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu nào an toàn nhất, hiệu quả nhất hiện nay? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu
Viêm mũi dị ứng là một dạng bệnh hô hấp thường gặp ở những người có sức đề kháng kém, đặc biệt là các mẹ bầu. Khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng, mẹ bầu sẽ gặp rất nhiều các phiền toái do triệu chứng của bệnh gây ra như: ngạt mũi, hắt hơi liên tục, có khi thành cả tràng dài, chảy nước mũi, ngứa mũi kèm theo cả chảy nước mắt hoặc mắt sưng đỏ.
Có thể nói, viêm mũi dị ứng ở bà bầu là một dạng bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời thì sẽ dễ biến chứng thành bệnh viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang,…Hoặc bệnh có thể ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu, điển hình là:
Chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai bằng thuốc tây
Đối với người bình thường, việc sử dụng thuốc Tây sẽ giúp cắt đứt nhanh triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng gây ra. Tuy nhiên với các bà bầu, việc sử dụng thuốc Tây thường đi kèm với các tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng.
Nên việc sử dụng thuốc Tây để điều trị cho bà bầu bị viêm mũi dị ứng phải hết sức cẩn trọng và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được các bác sĩ kê đơn để chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu, bạn đọc có thể tham khảo:
Thuốc xịt mũi Natri cromolyn
Đây là giải pháp hàng đầu để điều trị viêm mũi dị ứng dạng nhẹ trong thai kỳ do loại thuốc này có tính an toàn cao. Thuốc có tác dụng giúp làm giảm chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngăn chặn việc nước mũi chảy ngược vào họng, ngứa và hắt hơi.
Liều lượng sử dụng thuốc xịt mũi cromolyn cho mẹ bầu: Xịt mỗi bên mũi 3-4 lần mỗi ngày (mỗi lần cách nhau 4-6 giờ đồng hồ). Dùng thuốc thường xuyên mỗi ngày để thấy rõ hiệu quả.
Tuy nhiên, do tính an toàn bà bầu bị viêm mũi dị ứng cần có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc này. Thuốc không có tác dụng tức thời, bạn cần sử dụng thuốc đều đặn và lâu dài để thuốc phát huy tác dụng hiệu quả.
Chống chỉ định: Những người có vấn đề về gan thận, dị ứng với cromolyn hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ: Bạn nên ngưng sử dụng thuốc ngay và đến gặp bác sĩ để xử lý kịp thời nếu gặp các tình trạng sau: Chảy máu mũi, khó thở, tức ngực, nóng rát mũi,sốt, chảy dịch nhầy màu xanh hoặc vàng từ mũi.
Tham khảo thêm: Review 13 Thuốc Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng Của Nhật Bản Tốt Nhất Hiện Nay
Cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu bằng thuốc kháng Histamin Loratadine
Sử dụng Loratadine để điều trị cho mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng cho tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh nhờ khả năng ức chế sản sinh histamin của thuốc.
Liều lượng sử dụng: Mẹ bầu nên sử dụng thuốc theo liều lượng chỉ định của bác sĩ hoặc tham khảo liều lượng như sau: 10 mg/lần mỗi ngày.
Chống chỉ định: Các bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần của thuốc
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc Loratadine, người bệnh có thể gặp phải các trường hợp đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khô miệng,… Một số trường hợp hiếm gặp như tim đập nhanh, đau mỏi cơ, chảy máu mũi phải ngưng sử dụng thuốc ngay và đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng phải làm sao? – Dùng ngay Thuốc kháng histamin Fexofenadin
Sử dụng thuốc Fexofenadin là một trong những cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu hiệu quả. Thuốc có nhiều dạng bào chế như viên ngậm, viên nang, siro hoặc viên nén. Đây là loại thuốc thuộc nhóm histamin H1 thế hệ mới và được dùng để điều trị các biểu hiện của viêm mũi dị ứng ở bà bầu như: Chảy nước mũi, ngứa mắt và mũi, chảy nước mắt, hắt hơi liên tục.
Liều lượng sử dụng hợp lý cho mẹ bầu: Uống Fexofenadine 60mg 2 viên mỗi ngày hoặc Fexofenadine 180mg 1 viên mỗi ngày. Nếu ngại dạng uống bạn có thể chuyển sang dạng siro để dễ sử dụng hơn.
Chống chỉ định: Những người bị quá mẫn cảm với Fexofenadine hydrochloride có trong thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc Fexofenadine có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: đau bụng, buồn nôn, ho, sốt.
Điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai bằng thuốc xịt mũi Fluticason
Thuốc fluticasone là thuốc dạng xịt thuộc nhóm thuốc corticosteroid. Sử dụng thuốc Fluticason để làm giảm các triệu chứng ở mũi do viêm mũi dị ứng gây ra cho bà bầu như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mắt, mắt đỏ,…
Liều lượng sử dụng:
- Ở liều đầu tiên, bạn xịt 200 mcg thuốc mỗi ngày 2 lần vào mỗi bên mũi, liều lượng thuốc có thể giảm xuống 100 mcg/ngày sau vài ngày điều trị nếu các triệu chứng của bệnh được kiểm soát.
- Ở liều tối đa, bạn xịt 200 mcg thuốc, mỗi ngày xịt 4 lần.
Chống chỉ định: Các bệnh nhân bị nhiễm trùng tại mũi hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ: Bạn hãy đến trung tâm y tế ngay nếu gặp phải các trường hợp sau: chảy máu mũi, xuất hiện các đốm trắng ở miệng, buồn nôn, giảm thị lực,…
Nên đọc: Danh Sách Các Loại Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả, An Toàn Nhất
Thuốc nhỏ mũi natri clorid 0,9% làm săn niêm mạc mũi
Nước muối sinh lý natri clorid 0.9% là một dạng thuốc nhỏ mũi, sử dụng không cần phải kê đơn của bác sĩ. Ngoài công dụng để rửa mũi, nhỏ mũi để giúp loại nghẹt mũi, sổ mũi do bệnh viêm mũi dị ứng ở bà bầu gây ra. Do đó đây được xem là cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu hiệu quả.
Liều lượng sử dụng: Mỗi lần nhỏ 1 – 3 giọt vào 2 bên mũi, sử dụng đều đặn ngày 1 – 3 lần đến khi thấy mũi thông thoáng và giảm hẳn dịch nhầy.
Chống chỉ định: Không sử dụng nước muối sinh lý lên các vết thương hở
Tác dụng phụ: Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây khi sử dụng nước muối sinh lý bạn cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức: Nổi mẩn đỏ, sưng tấy, phát ban, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, tim đập nhanh,…
Trị viêm mũi dị ứng tại nhà cho bà bầu
Nhiều bà bầu mắc viêm mũi dị ứng dạng nhẹ có thể chọn cách điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian. Phương pháp này giúp làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho những người bị viêm mũi dị ứng khi mang thai vừa an toàn lại tiết kiệm chi phí.
Sử dụng củ hành tây
Ngửi củ hành tây là cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản mà lại rất hiệu nghiệm cho mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng. Trong hành tây có chứa nhiều thành phần giúp trị hắt hơi, nghẹt mũi và quan trọng là các thành phần ấy an toàn cho mẹ lẫn thai nhi.
Nguyên liệu: Sử dụng một củ hành tây tươi.
Cách thực hiện:
- Lột vỏ, rửa sạch rồi sau đó cắt bỏ 2 đầu củ hành tây.
- Cắt củ hành tây theo chiều dọc rồi gói lại bằng khăn mỏng.
- Đưa gói hành tây để dưới mũi và ngửi để hết nghẹt mũi.
Lưu ý: Vì các thành phần trong củ hành tây rất an toàn cho mẹ bầu nên bất cứ khi nào cảm thấy khó chịu mũi, mẹ đều có thể ngửi hành tây.
Cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu bằng tỏi
Tỏi là một loại thảo dược có công dụng chữa bệnh viêm mũi dị ứng ở bà bầu rất tốt lại rất dễ kiếm ngay trong gian bếp của bạn. Các thành phần trong tỏi như aliin, glucogen, fitonxit có tính sát trùng cao giúp chống lại quá trình viêm nhiễm.
Nguyên liệu: Sử dụng 2-3 củ tỏi
Cách thực hiện:
- Mẹ bầu có thể ăn trực tiếp tỏi sống hoặc bổ sung tỏi vào các món ăn khác hằng ngày.
- Có thể dùng cách bóc vỏ tỏi rồi ép lấy nước sau đó đem hòa cùng mật ong theo tỉ lệ 1:2. Lấy bông gòn thấm dung dịch này rồi để vào hai lỗ mũi trong vòng 10 phút. Thực hiện mỗi ngày 3 lần.
- Hoặc bạn có thể làm rượu tỏi bằng cách thái lát 200g tỏi đã bóc vỏ, rửa sạch rồi ngâm với 300ml rượu 45 độ trong vòng hai tuần. Sử dụng rượu tỏi để uống mỗi ngày 2 lần.
Tìm hiểu thêm: Tham Khảo 6 Cách Trị Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Tỏi Đơn Giản, Hiệu Quả
Sử dụng củ gừng tươi chữa viêm mũi dị ứng
Với khả năng chống viêm hiệu quả mà gừng tươi được sử dụng phổ biến để chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu. Khi bị bệnh, bà bầu thường pha trà gừng để uống, hoặc nấu nước gừng để xông mũi cũng làm giảm bớt khó chịu.
Nguyên liệu: Vài củ gừng tươi nguyên vỏ, tách nhánh, rửa sạch.
Cách thực hiện:
- Ngâm gừng tươi đã gọt vỏ, rửa sạch vào nước muối loãng để loại bỏ các bụi đất, vi khuẩn.
- Vớt để ráo nước rồi thái gừng thành từng lát mỏng.
- Cho vài lát gừng vào một cốc nước sôi, có thể thêm đường hoặc mật ong để dễ uống.
Cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu bằng hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc còn được biết đến với cái tên quen thuộc là cây cỏ hôi. Trong thành phần của hoa ngũ sắc chứa nhiều tinh dầu như Caryophyllene hay Demetoxy geratocromen. Chúng hoạt động như một loại thuốc chống dị ứng, giảm viêm giúp cải thiện tình trạng phù nề ở niêm mạc mũi, đồng thời làm giảm hiện tượng hắt hơi, tắc nghẹt mũi, sổ mũi thường gặp ở mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng.
Nguyên liệu: Một nắm hoa ngũ sắc tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch hoa ngũ sắc rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Khi dùng, giã nát lá cây lấy nước cốt nhúng vào bông gòn rồ nhét vào 2 bên mũi và để im 15 phút. Xì nhẹ để đẩy hết dịch mũi bên trong ra ngoài.
- Có thể dùng lá hoa ngũ sắc đem đun sôi với 500ml nước sạch trong vòng 10 phút. Rồi đổ nước ra một cái tô nhỏ rồi đưa mặt lại gần. Sử dụng khăn tắm trùm kín đầu để xông mũi trong vòng 5 – 10 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai bằng lá lốt
Đây là cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu, không tác dụng phụ. Trong lá lốt chứa hàm lượng tinh dầu dồi dào giúp chống viêm, diệt khuẩn mạnh. Đồng thời nguyên liệu này có tính ấm, giúp tăng cường lưu thông máu đến khắc phục tổn thương ở niêm mạc mũi và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra ở bà bầu.
Nguyên liệu: Nắm lá lốt tươi.
Cách thực hiện:
- Đem 1 nắm lá lốt rửa cho thật sạch. Sau đó bỏ lá lốt vào nồi đổ ngập nước và nấu. Đun sôi trong 5 phút rồi lấy nước đó xông mũi. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần như vậy sẽ thấy mũi thông thoáng, dễ chịu hơn rất nhiều.
- Hoặc bạn có thể uống nước lá lốt bằng cách đun sôi lá lốt tươi với 400ml nước sạch.Chắt nước thuốc sắc lá lốt chia đều làm 3 phần và sử dụng hết trong ngày.
Tham khảo: Chia Sẻ Bí Quyết Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Hạt Gấc Tốt Cho Người Bệnh
Thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng khi mang thai
Cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu bằng thuốc nam không hề gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng, không những thế kết quả đạt được cũng khá cao. Mời bạn đọc tham khảo một số bài thuốc đông y trị viêm xoang mũi dị ứng dưới đây:
Bài thuốc số 1:
Nguyên liệu: 30g thủy phù liên (bèo cái tía), 10g ké đầu ngựa, 20g kim ngân hoa.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 3 nguyên liệu trên rồi cho vào ấm sắc thuốc.
- Thêm 300ml nước sạch vào đun cùng, đến khi sôi thì tiếp tục đun nhỏ lửa cho nước cạn còn 150ml thì tắt bếp.
- Chắt lấy phần nước thuốc vừa đun rồi đem chia làm 2 phần, uống trong ngày.
Bài thuốc số 2:
Nguyên liệu: 65gam cỏ cóc mẳn, 15gam tân di
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cả 2 nguyên liệu trên rồi cho vào ấm đất.
- Thêm khoảng 500ml nước sạch vào và sắc nhỏ lửa đến khi gần cạn.
- Sau đó lọc bỏ bã rồi nhỏ dung dịch này vào mũi ngày 3 lần.
Lưu ý khi bà bầu bị viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu. Khi mắc bệnh, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:
- Nên xác định nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng để có biện pháp phòng ngừa bệnh
- Không nên nuôi chó mèo, thú cưng trong nhà
- Hạn chế tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm, khói bụi hay người hút thuốc lá
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng
- Giữ ấm cơ thể, mũi, cổ họng,… Thường xuyên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
- Ăn đa dạng chất, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả
- Không nên tự ý sử dụng thuốc bởi một số loại thuốc có thể tiềm ẩn nguy cơ, gây hại cho thai nhi. Thay vào đó, mẹ bầu nên thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa và áp dụng một số biện pháp cải thiện bệnh theo lời khuyên từ chuyên gia.
Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu tới bạn đọc một số thông tin về cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu. Trong trường hợp bệnh nhẹ, không gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, bạn có thể áp dụng một vài mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng bệnh. Nếu bệnh có dấu hiệu tăng nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe, mẹ bầu cần sớm thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và điều trị theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết nên đọc
- [GIẢI ĐÁP] Viêm Mũi Dị Ứng Có Chữa Được Không? Bao Lâu Thì Khỏi?
- Viêm Mũi Dị Ứng Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?