Sỏi mật là loại bệnh lý không xa lạ và hoàn toàn có thể chữa trị triệt để nếu chúng ta nhận biết bệnh từ sớm. Tuy nhiên, khi chủ quan xem thường các triệu chứng của bệnh sẽ có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm đe dọa tới tính mạng. Để giúp bạn đọc có cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.
Bệnh sỏi mật là gì? Có những loại nào?
Sỏi mật được hình thành bởi quá trình kết tinh của những thành phần xuất hiện trong dịch mật như: Muối mật, Cholesterol, Bilirubin. Các viên sỏi sẽ tồn tại theo kiểu tinh thể rắn, có thể cứng như đá nhưng cũng có thể dạng mềm như bùn.
Dựa theo thống kê của các tổ chức y tế hiện nay, có tới khoảng gần 15% người trưởng thành trên khắp thế giới bị mắc bệnh sỏi mật. Đặc biệt ở Mỹ, bệnh đang gây ảnh hưởng tới khoảng gần 25 triệu người hàng năm. Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đang gia tăng về số ca mắc bệnh mật có sỏi.
Phân chia các loại sỏi mật
Do sỏi kết tinh bởi những thành phần ở trong dịch mật nên khoa học cũng dựa vào các đặc điểm đó để phân chia thành 3 loại sỏi gồm:
- Sỏi Cholesterol: Có chứa thành phần chủ yếu là Cholesterol với hàm lượng vượt hơn 70%. Có thể nói rằng, đây chính là loại sỏi hay gặp nhất, sỏi có màu vàng, hình thành bởi Cholesterol bị dư thừa trong cơ thể và không được dịch mật hòa tan.
- Sỏi sắc tố (còn gọi là Bilirubin): Đây là sỏi có Bilirubin là thành phần chính. Bởi khi Bilirubin có hàm lượng quá cao trong dịch mật sẽ kết hợp cùng với canxi và gây ra nhân sắc tố. Theo thời gian dài, chúng sẽ nhanh chóng kết tinh lại và tạo nên những viên sỏi với nhiều hình dạng cùng màu sắc khác nhau.
- Sỏi hỗn hợp: Đây là loại sỏi có chứa khoảng từ 30 đến 70% Cholesterol ở trong thành phần cấu tạo, còn lại chính là Bilirubin.
Xem thêm thông tin: Bệnh Đau Thượng Vị Là Gì? Tổng Hợp Các Cách Chữa An Toàn, Hiệu Quả
Đâu là những nguyên nhân gây sỏi mật?
Các chuyên gia, bác sĩ về Thận – Tiết Niệu cho biết, bệnh sỏi mật có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Theo đó, y học phân chia thành những yếu tố cụ thể dưới đây:
Yếu tố bệnh lý tiểu đường, béo phì hay vấn đề về gan
Những bệnh lý gây ra rối loạn mỡ máu, làm Cholesterol trong cơ thể tăng đột biến sẽ rất dễ gây ra sỏi mật.
- Bệnh tiểu đường: Ở những bệnh bị tiểu đường, lượng chất béo trung tính sẽ cao hơn so với bình thường. Đây chính là nguyên do chính gây hình thành nên sỏi mật.
- Béo phì: Những người bị béo phì, thừa cân cũng có nguy cơ bị sỏi mật rất cao. Bởi đây chính là yếu tố gây ra rối loạn mỡ máu. Khi đó, cơ thể bạn sẽ bị tăng Cholesterol và xuất hiện sỏi túi mật.
- Bệnh liên quan tới máu: Nguyên nhân sỏi mật hình thành tiếp theo cần nhắc tới đó là do các bệnh về máu, hồng cầu bị phá hủy làm cho lượng Bilirubin trong dịch mật tăng cao. Lúc này, người bệnh sẽ khó tránh khỏi tình trạng sỏi mật.
- Bệnh về gan: Viêm gan, xơ gan hay gan nhiễm mỡ, men gan tăng cao đều sẽ làm giảm chất lượng của dịch mật và tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi hình thành.
Chế độ ăn uống không đảm bảo lành mạnh, khoa học
Nhiều người không biết rằng, khi chế độ ăn uống không khoa học, bữa ăn thiếu hoặc dư quá nhiều chất cũng là yếu tố gây ra sỏi mật. Cụ thể đó là:
- Bạn nạp vào quá nhiều thực phẩm gây hại cho hoạt động chức năng của gan, mật như muối, chất béo bão hòa,…
- Uống quá ít nước mỗi ngày, thường không đáp ứng đủ ít nhất 1,5l/ngày. Từ đó các chất cặn bã sẽ bị lắng đọng và lâu dần sẽ hình thành nên sỏi, đặc biệt là sỏi bùn ở túi mật.
- Lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích quá mức sẽ rất nhanh chóng hủy hoại các tế bào ở mật, gan.
Do yếu tố tâm lý hoặc thói quen sinh hoạt mỗi ngày
Các bác sĩ tiết niệu cho biết, khi chúng ta thường xuyên căng thẳng hay lo âu sẽ nhanh chóng làm giảm chất lượng của dịch mật. Điều đó sẽ trực tiếp đẩy nhanh quá trình hình thành nên các tinh chất rắn ở túi mật, các viên sỏi được tạo ra sẽ cứng hơn và làm bệnh nhân mệt mỏi, đau đớn.
Bên cạnh đó, khi bạn thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động cũng có thể làm cho dịch mật bị ứ trệ và tăng nguy cơ kết tủa Cholesterol. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra sỏi túi mật. Khi các viên sỏi đi vào trong ống mật, người bệnh có nhiều đau đớn và có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác.
Xem thêm khái niệm: Viêm đại tràng góc gan là gì? Có nguy hiểm không?
Triệu chứng sỏi mật biểu hiện như thế nào?
Các số liệu thống kê thu được cho thấy, có tới hơn 80% bệnh nhân mắc sỏi mật không xuất hiện các triệu chứng. Ở một số trường hợp có thể gặp phải một số biểu hiệu khá mơ hồ như: Miệng đắng, khô họng, buồn nôn, chán ăn nên sẽ dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.
Trong đó, 20% bệnh nhân còn lại sẽ có các triệu chứng chỉ khi bệnh đã xuất hiện biến chứng và gây ảnh hưởng không ít tới sức khỏe. Thông thường, những dấu hiệu của sỏi mật sẽ là:
- Đau bụng: Đây là những cơn đau sẽ xuất hiện sau khi bạn sử dụng các món ăn có chứa nhiều dầu mỡ. Hoặc thậm chí đau bụng có thể đột ngột xuất hiện vào ban đêm làm bạn trằn trọc mất ngủ, cơ thể mệt mỏi. Những đợt đau đó có thể bắt đầu từ phần hạ sườn và sẽ lan rộng tới phần bả vai, sau cùng là toàn bộ lưng. Đau sỏi mật có thể là các cơn âm ỉ hoặc cũng đau dữ dội trong vài giờ, lâu hơn là vài ngày.
- Cơ thể sốt cao, ớn lạnh: Khi có sỏi ở trong mật, bệnh nhân ngoài đau bụng còn kèm theo những cơn ớn lạnh, sốt cao bởi đường mật cùng túi mật bị viêm. Cơn sốt có thể xuất hiện trước hoặc sau khi xuất hiện cơn đau trong vài giờ hoặc diễn ra trong vài tuần, thậm chí cả tháng.
- Da bị vàng: Những người mắc sỏi mật đều sẽ bị vàng da, vàng mắt và kèm theo là những cơn ngứa ngáy, nước tiểu cũng có màu vàng đậm. Trong đó, vàng da sẽ lâu biến mất hơn so với các cơn đau hay sốt.
Ngoài những biểu hiện của bệnh sỏi túi mật trên, bạn cũng có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn, trướng bụng, khó tiêu thường xuyên.
Bị sỏi mật đau ở đâu? Những ai dễ mắc bệnh nhất?
Dấu hiệu đặc trưng nhất của chứng bệnh sỏi mật chính là những cơn đau âm ỉ, đau từng cơn hoặc dữ dội. Nhưng do còn chủ quan, chưa có những kiến thức cụ thể về sỏi nên không ít bệnh nhân nhầm lẫn thành triệu chứng của bệnh đau dạ dày hoặc do vấn đề về tiêu hóa.
Khi bị sỏi mật, những cơn đau thường sẽ xuất hiện tại vùng hạ sườn phải cùng thượng vị. Một số người đau lan tới vai và qua lưng.
Đối với chứng bệnh này, bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc và thường có tỉ lệ cao hơn ở đối tượng nữ giới. Những trường hợp dễ bị bệnh đó là:
- Nữ giới: So với nam giới, nữ giới sẽ có tỷ lệ bị mắc sỏi mật cao hơn bởi cơ thể của các chị em luôn sản sinh ra lượng Estrogen không nhỏ. Đây là hormone có tác động khá mạnh tới gan và tăng cường sản sinh Cholesterol làm cho dịch mật bị giảm chất lượng. Từ đó nguy cơ hình thành sỏi là rất cao.
- Những người thừa cân béo phì: Khi chỉ số BMI của cơ thể bạn lớn hơn 25, đồng nghĩa nguy cơ bị sỏi mật cũng cao hơn.
- Người từ 40 tuổi trở lên: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật lớn.
- Người bị mắc bệnh rối loạn tiêu hóa: Với chứng bệnh này, cơ thể sẽ bị hấp thu muối mật kém nên sỏi túi mật cũng dễ hình thành hơn.
- Người ít vận động: Những người ít khi vận động hoặc làm trong văn phòng sẽ dễ khiến dịch mật bị ứ trệ, Cholesterol tăng cường tích tụ và tạo ra sỏi.
- Người liên tục táo bón trong thời gian dài: Đây là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các vi trùng đường ruột tăng cường phát triển, xuất hiện những bệnh lý: Viêm ống mật, viêm tá tràng, viêm túi mật làm lắng đọng dịch mật và hình thành sỏi.
- Những người bị bệnh gan: Các bệnh về gan như: Men gan tăng cao, xơ gan hay gan nhiễm mỡ sẽ khiến cho chất lượng dịch mật suy giảm, khó tránh khỏi bị sỏi.
- Phụ nữ uống thuốc tránh thai dài ngày: Trong thuốc tránh thai có chứa các thành phần làm Estrogen tăng cường hoạt động sẽ kích thích Cholesterol ở trong dịch mật. Vì vậy đây cũng là nhóm đối tượng rất dễ bị bệnh sỏi túi mật.
- Phụ nữ có thai: Khi các chị em mang thai, cơ thể có rất nhiều sự thay đổi lớn về nội tiết tố, lúc đó khả năng co bóp của túi mật cũng bị suy giảm và nguy cơ tạo sỏi tăng rất cao.
Ngoài các trường hợp trên, những nhóm đối tượng ít ăn rau xanh hoặc nhịn ăn để giảm cân cũng sẽ có khả năng bị bệnh sỏi mật cao hơn so với những người bình thường.
Có thể bạn quan tâm: Viêm Đại Tràng Sigma Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị
Đây có phải chứng bệnh nguy hiểm không?
Khi tìm hiểu về sỏi túi mật, rất nhiều người đã đưa ra thắc mắc rằng bị sỏi mật có nguy hiểm gì không. Thực tế, trong mật có sỏi là một dạng bệnh tiết niệu khá phổ biến. Các thống kê còn cho kết quả khoảng 20% dân số trên toàn thế giới sẽ bị sỏi ít nhất một lần ở trong đời. Nếu không được nhận biết từ sớm và có những biện pháp chữa trị thích hợp, bệnh hoàn toàn có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng khá nghiêm trọng như sau:
- Người bệnh bị nhiễm trùng ở túi mật, mắc viêm túi mật cấp tính.
- Đường mật của bạn có khả năng bị nhiễm trùng và dẫn tới viêm.
- Biến chứng nặng hơn chính là máu bị nhiễm trùng, xảy ra ung thư ở túi mật và viêm tụy.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân không được chữa trị sớm cũng có khả năng bị nhiễm trùng ở vùng ổ bụng và nặng hơn là thủng đường mật.
Vì vậy, để có thể tránh gặp phải các biến chứng nặng nề trên, ngay khi chúng ta phát hiện những triệu chứng bất thường của cơ thể cần phải chủ động tới các cơ sở y tế. Qua quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn phù hợp nhất dành cho người bệnh.
Cách chẩn đoán sỏi túi mật
Hiện nay, y học đang ứng dụng chủ yếu hai phương pháp chẩn đoán bệnh sỏi mật đó chính là xét nghiệm máu và thực hiện chụp cắt lớp, siêu âm. Cách thực hiện như sau:
- Xét nghiệm máu: Dựa vào quá trình phân tích công thức máu cụ thể, các bác sĩ sẽ đánh giá hoạt động chức năng gan cùng với hàm lượng Cholesterol ở trong máu của người bệnh. Qua kết quả kiểm tra này, chúng ta sẽ được kết luận tình trạng sỏi mật một cách chi tiết nhất.
- Siêu âm và chụp cắt lớp: Đây là phương pháp chẩn đoán thông qua những hình ảnh thu được về sỏi mật. Cách làm này được ứng dụng rất phổ biến tại các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa hiện nay.
Thông qua kết quả chẩn đoán, bệnh nhân có thể biết được tình trạng sỏi ở trong túi mật như thế nào. Từ đó bạn sẽ được tư vấn cách chữa trị phù hợp nhất để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Sỏi mật chữa như thế nào để đảm bảo an toàn?
Cách giảm đau sỏi mật, loại bỏ sỏi như thế nào sẽ còn phụ thuộc không ít vào thể trạng cũng như tình trạng sỏi thực tế ở trong cơ thể. Dựa theo các kết quả thăm khám lâm sàng và kiểm tra xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định dùng thuốc, tán sỏi sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các mẹo chữa từ dân gian hay Đông y để nhanh chóng làm giảm kích thước của các viên sỏi.
Mẹo dân gian giảm hiện tượng đau sỏi mật
Dân gian ta từ lâu đã có không ít các bài thuốc giúp làm giảm những cơn đau sỏi mật. Cũng có không ít bệnh nhân lựa chọn những mẹo chữa này bởi sự lành tính, có thể dùng trong thời gian dài mà hạn chế tác dụng phụ. Theo đó, cơ chế chung của các biện pháp giảm sỏi mật của dân gian chính là giúp bào mòn các viên sỏi cũng như ngăn chặn sự hình thành của những viên sỏi mới.
Để có thể giúp quá trình loại bỏ sỏi diễn ra nhanh chóng hơn và kìm hãm các viên sỏi gia tăng kích thước, bệnh nhân có thể lựa chọn một số công thức dưới đây:
Đu đủ non hấp cách thủy
Sử dụng đu đủ để chữa sỏi mật là cách thức rất an toàn cho người bệnh hiện nay. Trong đu đủ có chứa các thành phần với khả năng bào mòn, thu nhỏ kích thước của sỏi một cách khá tốt, qua đó sẽ thúc đẩy quá trình đào thải thông qua đường tiết niệu. Cách sử dụng cụ thể như sau:
- Bạn chuẩn bị một quả đu đủ non rửa sạch, sau đó cắt bỏ phần đầu để loại bỏ hết hạt.
- Tiếp theo, chúng ta sử dụng một ít muối cho vào bên trong quả đu đủ, đem hấp cách thủy cho tới khi chín thật mềm sẽ lấy ra để ăn. Mẹo chữa này nên kiên trì thực hiện trong khoảng ít nhất 1 tuần, mỗi ngày ăn 1 lần để có thể phát huy hết công dụng.
Công thức giảm sỏi mật bằng sung
Nhiều người không biết rằng sung là nguồn nguyên liệu rất thích hợp để chúng ta loại bỏ sỏi túi mật. Trong quả sung có chứa rất nhiều vitamin A, B cùng với lượng magie, sắt và các axit hữu cơ rất nổi bật. Khi những hoạt chất đó đi vào cơ thể sẽ nhanh chóng tác động mạnh tới sỏi làm chúng bị bào mòn và có thể hỗ trợ đẩy cặn sỏi ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Phương pháp sử dụng quả sung trị sỏi mật rất đơn giản như sau:
- Bạn chuẩn bị một ít sung tươi, sau khi rửa sạch sẽ đem thái thành từng miếng và phơi khô. Sau đó chúng ta sẽ sao vàng sung để sử dụng.
- Mỗi ngày, bạn dùng 200g sung khô đem sắc với khoảng 600ml nước và đun sôi cho tới khi còn khoảng 150ml.
- Sau bữa ăn, người bệnh uống phần nước sung thu được và cần sử dụng đều đặn trong khoảng 2 tới 3 tháng để có thể đạt được kết quả tối đa.
Sử dụng nước ép từ rau ngổ
Công thức tiếp theo bạn có thể sử dụng đó chính là tận dụng rau ngổ. Đây là loại rau có tính mát, khả năng thanh nhiệt giải độc rất tốt và cũng giúp kháng viêm đường ruột vô cùng hiệu quả. Vì vậy, cũng không khó hiểu khi rau ngổ được sử dụng rộng rãi trong quá trình chữa trị các bệnh lý liên quan tới đường tiết niệu, đặc biệt là sỏi mật. Người bệnh dùng nguyên liệu này bằng cách:
- Chuẩn bị một nắm rau ngổ, loại bỏ lá úa hỏng và đem rửa sạch rồi để cho ráo nước, sau đó xay nhuyễn và lọc bỏ phần bã.
- Nước cốt thu được sẽ trộn đều với 2 thìa mật ong nguyên chất. Bệnh nhân bị sỏi mật uống nước ép rau ngổ vào các buổi sáng khi bụng vẫn còn đói và cần dùng trong khoảng từ 10 đến 15 ngày.
Đọc thêm: Viêm đại tràng co thắt là gì: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Cách chữa bệnh sỏi túi mật trong Tây y
Hiện nay, sử dụng các biện pháp Tây y vẫn luôn là sự lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân mắc sỏi mật. Trong đó bao gồm cả việc dùng thuốc để loại bỏ sỏi cũng như sử dụng các kỹ thuật phẫu thuật. Dựa theo đặc điểm sỏi của từng người sẽ có những chỉ định sao cho phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp được áp dụng cho bệnh nhân:
- Các loại thuốc làm tan sỏi: Đây là nhóm thuốc thường sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân có sỏi túi mật 6mm hoặc loại nhỏ hơn. Nhưng khi dùng cũng cần hết sức chú ý để không gặp phải các tác dụng phụ.
- Biện pháp tán sỏi ngoài cơ thể: Đây là cách không thường được sử dụng như những biện pháp khác vì hiệu quả đem đến không cao. Người bệnh khi áp dụng sai cách còn có thể dẫn tới những biến chứng khá nguy hiểm.
- Gắp sỏi mật qua đường miệng: Giải pháp này còn được gọi là ERCP, được thực hiện bằng cách đưa một ống nội soi túi mật vào trong miệng, sau đó sẽ tiến xuống đường tiêu hóa. Khi các bác sĩ đã xác định được vị trí viên sỏi, phần cơ vòng cuối ống mật tụy sẽ được cắt bỏ thông qua một đường rạch nhỏ để sỏi có kích thước nhỏ sẽ thoát ra ngoài.
- Phẫu thuật cắt túi mật: Biện pháp tiếp theo để loại bỏ sỏi đó chính là với những viên sỏi có kích thước quá lớn sẽ được rạch một vết có đường kính khoảng 1cm trên thành bụng của người bệnh. Từ vết rạch này, các bác sĩ sẽ đưa các dụng cụ nội soi vào bên trong và cắt bỏ túi mật. Một ca mổ như vậy sau khi thực hiện xong sẽ cần bệnh nhân nằm viện để theo dõi vết mổ khoảng 2 ngày.
Sử dụng bài thuốc từ Đông y để trị sỏi
Cùng với thuốc Tây hay mẹo dân gian, Đông y cũng có một số bài thuốc được sử dụng rộng rãi để giúp người bệnh sỏi mật có thể trị sỏi an toàn, tích cực. Những bài thuốc này đều dùng các dược liệu tự nhiên, lành tính, có dược tính cao và thích hợp với nhiều bệnh nhân. Người bệnh trong quá trình sử dụng sẽ không lo lắng xảy ra các tác dụng phụ ảnh hưởng tới cơ thể.
Bài thuốc số 1:
Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa uất kim và chi tử cùng một số vị thuốc quý khác để tạo ra bài thuốc có công dụng làm mềm sỏi. Dịch mật cũng được tăng cường chất lượng, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm ở túi mật và ống mật. Ngoài ra, những dược liệu đó còn có thể loại bỏ nguy cơ hình thành các viên sỏi mới.
- Thành phần được sử dụng: Uất kim, chi tử, sài hồ, diệp hạ châu, hoàng bá, kim tiền thảo, nhân trần, chỉ xác.
- Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị các vị thuốc trên đem sắc cùng với 600 – 700ml nước và đun sôi cho tới khi phần nước cạn còn khoảng 200ml. Người bệnh chia thuốc thành 2 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.
Bài thuốc số 2:
Bài thuốc này cũng có công dụng làm bào mòn các viên sỏi và tăng cường sản sinh dịch mật, qua đó phòng chống viêm khá hiệu quả.
- Thành phần được sử dụng: Bạch thược, hạ liên châu, đại hoàng, trinh nữ, đương quy, nhân trần, râu ngô, chi tử, đan bì.
- Cách thực hiện: Người bệnh chuẩn bị các nguyên liệu trên và sắc với khoảng nửa lít nước. Phần nước thu về sau khi sắc còn khoảng 200ml. Bạn chia thuốc thành 3 phần và uống trong ngày, không để thuốc qua đêm. Mỗi ngày cần uống 1 thang và duy trì trong khoảng 10 ngày để sỏi có thể giảm kích thước.
Bài thuốc số 3: Nhất Nam Tiêu Thạch Thang
Đây là bài thuốc được sử dụng rất phổ biến hiện nay, nhiều bệnh nhân biết đến và cho thấy có hiệu quả rất tốt, an toàn cho sức khỏe. Có đến hơn 87% người dùng hoàn toàn hết các viên sỏi trong túi mật chỉ sau khoảng 3 tháng chữa trị.
- Thành phần được sử dụng: Kê nội kim, ô dược, kim tiền thảo, đương quy, ý dĩ, uất kim, chỉ xác, tỳ giải, xích thược,….
- Cách thực hiện: Người bệnh uống mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn trưa khoảng 30 phút để đạt được kết quả tốt nhất.
Bệnh nhân nên chữa sỏi mật ở đâu hiệu quả và an toàn nhất?
Để có thể loại bỏ an toàn sỏi mật, bệnh nhân cần tới bệnh viện, các cơ sở y tế sẽ được thăm khám và có phác đồ chữa trị thích hợp. Dưới đây là một số địa chỉ chữa bệnh uy tín được nhiều bệnh nhân đánh giá tốt nhất hiện nay:
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Là nơi rất chú trọng tới cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ rất cao. Có một số kỹ thuật được ứng dụng trong điều trị sỏi mật là: Cắt túi mật nội soi, mở ống mật dẫn lưu Kehr,… Bệnh viện Quân Đội 108 có địa chỉ tại số 1 đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Liên hệ: 0967751616.
- Bệnh viện Xanh Pôn: Đây là bệnh viện hạng 1 của thành phố Hà Nội với hệ thống cơ sở vật chất rất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm. Việc chữa trị sỏi túi mật được ứng dụng hệ thống nội soi 3D với các quy trình điều trị rất hiệu quả. Địa chỉ của bệnh viện thuộc số 12 Chu Văn An, quận Ba Đình, Hà Nội. Liên hệ: 19006155.
- Nhất Nam Y Viện: Địa chỉ chữa bệnh này được ra đời với mục đích bảo tồn cũng như phục dựng các bài thuốc và phương pháp chữa bệnh, chăm sóc cho sức khỏe từ Hoàng Cung triều Nguyễn. Đội ngũ bác sĩ, cố vấn chuyên môn đều là những người có kinh nghiệm lâu năm, rất nổi tiếng trong việc chữa sỏi mật và nhiều bệnh lý khác. Đơn vị có địa chỉ tại biệt thự 13, trong ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy, Hà Nội, liên hệ: 02485851102 và số 3, đường 34 thuộc phường An Khánh, thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh, liên hệ: 02862791102.
Chế độ ăn uống dành cho người bị bệnh sỏi mật
Bên cạnh việc tuân thủ đầy đủ các biện pháp điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ ăn mỗi ngày. Bởi việc ăn uống lành mạnh sẽ là cách giúp bạn giảm gia tăng kích thước của sỏi, hỗ trợ người bệnh ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Theo đó, chuyên gia có những lời khuyên như sau về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân:
Thực phẩm nên sử dụng:
- Các thức ăn giàu chất xơ: Súp lơ, rau cần tây, củ cải, cà rốt, hoa atiso,..đều là những rau củ có lợi cho bệnh nhân. Những thực phẩm này có chứa hàm lượng chất xơ lớn sẽ giúp giảm áp lực cho gan cũng như sự co bóp của túi mật.
- Trái cây giàu vitamin: Dâu tây, kiwi, đu đủ, ổi, cam, dừa, táo, bưởi,…. Đây là những loại quả có chứa nguồn vitamin C, A rất dồi dào, giúp củng cố vững chắc hoạt động của hệ tiêu hóa và ngăn chặn hình thành sỏi.
- Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt điều, óc chó, yến mạch,… là những loại hạt có chứa nhiều chất béo có lợi giúp cơ thể đào thải Cholesterol dư thừa hiệu quả.
- Thực phẩm giàu Lecithin: Đậu đỏ, đậu đen, kiều mạch, lúa mì,…. Đều có tác dụng phân hủy các chất béo bão hòa cùng với Cholesterol ở trong máu.
Thực phẩm cần tránh:
- Thức ăn có chứa thành phần tạo sỏi: Là những thực phẩm từ sữa, trứng. Với người bình thường, đây là nguồn dưỡng chất rất có lợi cho cơ thể, nhưng khi bạn bị sỏi túi mật, sử dụng sữa và trứng sẽ làm gia tăng kích thước sỏi.
- Thức ăn giàu đạm: Các thực phẩm có chứa hàm lượng đạm cùng với Cholesterol, chất béo có hại cao như thịt bò, thịt dê, nội tạng động vật đều khiến sỏi cơ nguy cơ gia tăng số lượng.
- Một số thực phẩm khác: Các món ăn có chứa nhiều gia vị muối, ớt, hạt tiêu, đường hay các chất kích thích, rượu bia càng gây hại cho gan, mật và khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Chia sẻ cách phòng ngừa bệnh sỏi mật tốt nhất
Các bác sĩ cho biết, chúng ta có thể phòng tránh bệnh sỏi mật khá dễ dàng thông qua những biện pháp sau đây:
- Duy trì tốt chế độ ăn uống thật khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và hạn chế các chất béo có hại cho cơ thể. Ưu tiên sử dụng những tinh dầu thực vật có trong các loại hạt.
- Mỗi ngày bạn cần uống đủ 2 lít nước để tăng cường khả năng đào thải độc tố cho cơ thể và hạn chế lắng đọng các chất cặn gây ra sỏi.
- Chúng ta tuyệt đối không bỏ bữa sáng, vì đây là việc làm cho túi mật đình công, không co bóp sẽ khiến cho dịch mật bị dư thừa và tăng cao nguy cơ hình thành nên sỏi mật.
- Bạn cũng nên thường xuyên luyện tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để cơ thể luôn được khỏe mạnh và có thể ngăn chặn khả năng gây ra sỏi mật.
- Ngoài ra, mỗi người cũng cần chú ý đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể sớm phát hiện các triệu chứng bất thường về sức khỏe, qua đó kịp thời có các biện pháp xử lý.
Sỏi mật hình thành do đâu, làm sao để chữa trị và phòng ngừa cho tốt đều đã được chúng tôi chia sẻ rất chi tiết trong bài viết này. Mong rằng qua đây, bạn đọc sẽ có những kiến thức hữu ích nhất để chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Cần chú ý không chủ quan lơ là trước những sự bất thường của cơ thể và luôn tuân thủ theo những chỉ dẫn của các bác sĩ.