Bệnh thận gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh sẽ giúp bạn sớm kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình. Từ đó bệnh nhân sẽ ngăn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Bệnh thận là gì?
Thận là cơ quan quan trọng và đảm nhiệm nhiều chức năng để cơ thể có thể khỏe mạnh. Nhiệm vụ chính của thận là lọc các chất cặn bã, tạp chất ra khỏi máu. Những chất này thường được lưu trữ trong bàng quang và được loại bỏ qua quá trình đi tiểu của con người. Thận cũng đóng vai trò trong việc điều chỉnh nồng độ pH, muối, kali trong cơ thể. Việc tạo ra các hormone điều chỉnh huyết áp cũng như sản xuất tế bào hồng cầu cũng có sự tham gia của thận.
Bệnh thận được xác định là tình trạng 1 trong 2 quả thận bị tổn thương, không thể hoạt động một cách bình thường. Bệnh thận có nguy cơ cao chuyển sang mãn tính nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời. Tình trạng nặng nhất của bệnh chính là suy thận, lúc này các chức năng của thận không thể hoạt động và người bệnh cần chạy thận nhân tạo nếu muốn duy trì sự sống.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 30 triệu người đang sống chung với bệnh thận mà phần lớn người bệnh đều không biết mình gặp phải tình trạng này. Vậy nên việc nhận biết sớm các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh là vô cùng cần thiết.
Đọc ngay: Uống Lá Gì Tốt Cho Thận? TOP 10 Loại Lá Bổ Thận Hiệu Quả Nhất
Nguyên nhân gây ra bệnh thận phổ biến hiện nay
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chức năng thận bị suy giảm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ở những nước phát triển. Còn tại những nước đang phát triển như Việt Nam, viêm cầu thận là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này.
Bên cạnh 2 nguyên nhân kể trên, bệnh thận còn do những yếu tố sau gây nên:
- Bệnh thận đa nang: Đây là tình trạng rối loạn di truyền khiến các u nang chứa chất lỏng hình thành ở bên trong thận và khiến chức năng của thận bị suy giảm.
- Tăng huyết áp xơ vữa thận: Đây là tình trạng tổn thương ở thận do sự tăng huyết áp mãn tính không thể kiểm soát.
- Bệnh thận màng: Bệnh xảy ra khi có sự rối loạn trong hệ thống miễn dịch của cơ thể và khiến các màng lọc chất thải bị tấn công, khả năng làm việc của thận suy giảm.
- Trào ngược dịch mũi họng: Tình trạng này khiến nước tiểu chảy ngược lên mũi, họng và ảnh hưởng đến thận.
- Thận hư: Người bị thận hư trong nhiều năm sẽ khiến thận suy yếu và không thể hoạt động bình thường.
- Nhiễm trùng thận: Thận bị nhiễm trùng sẽ khiến hoạt động của thận bị suy giảm.
- Các bất thường khác: Bệnh thận đa nang, hội chứng Alport, bệnh màng đáy mỏng,… cũng là những nguyên nhân gây bệnh thận.
Dù nguyên nhân là gì thì khi thận bị hư tổn sẽ không thể lọc máu như bình thường. Điều này khiến các tổn thương và chất độc bị tích tụ trong nhiều năm, khiến cơ thể bị suy nhược, sức khỏe suy yếu.
Nên xem thêm: Bệnh viêm đại tràng là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Triệu chứng bệnh thận điển hình
Có nhiều triệu chứng của bệnh thận khác nhau, bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe nếu cơ thể có những dấu hiệu sau đây:
- Khó ngủ: Biểu hiện của bệnh thận đầu tiên là khó ngủ. Khi hoạt động lọc – thải của thận không bình thường, các độc tố sẽ tích tụ trong máu, khiến bạn khó ngủ, mất ngủ thường xuyên.
- Cơ thể suy nhược: Chức năng của thận suy giảm khiến độc tố bị tích tụ và lượng oxy, dưỡng chất trong máu giảm theo, cơ thể không được cung cấp năng lượng để duy trì. Điều này khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, suy nhược.
- Da khô và ngứa: Tình trạng da khô là một trong những dấu hiệu bệnh thận thường thấy. Khi thận không có khả năng duy trì cân bằng mật độ khoáng chất và dinh dưỡng, các bệnh liên quan đến xương, chất khoáng sẽ phát sinh và gây ngứa da, khô da.
- Đi tiểu nhiều: Nếu bạn đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm thì có thể là do bệnh thận. Nguyên nhân là do bộ lọc của thận bị tổn thương và kích thích nhu cầu đi tiểu của người bệnh.
- Đi tiểu ra máu: Khi các vấn đề về thận phát sinh, hồng cầu có nguy cơ lẫn vào nước tiểu và thải ra bên ngoài cơ thể.
- Bọng mắt xuất hiện: Đây là triệu chứng của bệnh đau thận mà nhiều người bỏ qua. Protein trong nước tiểu cảnh báo bộ lọc của thận bị tổn thương và việc thiếu protein cũng khiến bọng mắt xuất hiện nhiều.
- Sưng mắt cá chân: Chức năng thận suy giảm sẽ khiến natri tồn đọng trong cơ thể và tích trữ dịch cơ thể ở mắt cá chân hoặc bàn chân, khiến chúng bị sưng phù lên.
- Chán ăn: Nhiều chuyên gia cho biết, sự tích tụ độc tố lâu ngày cũng là nguyên nhân khiến bạn chán ăn và mất khẩu vị.
Bệnh thận có chữa được không, có nguy hiểm không?
Y học đang ngày một phát triển nhưng việc chữa trị bệnh thận vẫn còn nhiều khó khăn. Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà khả năng phục hồi sức khỏe sẽ khác nhau. Theo đó, bệnh thận có chữa được không sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố sau đây:
- Giai đoạn tiến triển của bệnh.
- Sức khỏe của người bệnh.
- Phương pháp chữa bệnh.
Tốt nhất người bệnh nên đi khám và chữa bệnh ở ngay những giai đoạn đầu để việc chữa trị dễ dàng hơn. Nếu để quá lâu không xử lý, người bệnh có thể sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Giữ nước, tay và chân bị sưng, huyết áp tăng cao trong dịch phổi gây phù phổi.
- Nồng độ kali trong máu tăng cao có thể khiến hoạt động của tim ảnh hưởng và đe dọa tính mạng.
- Gây ra hàng loạt bệnh tim mạch nguy hiểm.
- Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương, loãng xương.
- Giảm khả năng sinh sản, rối loạn cương dương.
- Gây tổn thương hệ thần kinh và gây co giật mạnh.
- Viêm màng ngoài tim.
- Ảnh hưởng đến thai nhi nếu là phụ nữ đang mang thai.
- Có thể cần lọc máu, ghép thận, chạy thận suốt đời.
Xem thêm định nghĩa: Bệnh rối loạn cương dương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh thận hiện nay
Để có hướng điều trị phù hợp nhất, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh, cụ thể:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp đo lường nồng độ creatinin có trong máu và biết được mức độ bệnh.
- Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm mục đích đo lường lượng nước tiểu được cơ thể bài tiết ra bên ngoài.
- Sinh thiết thận: Sinh thiết giúp chẩn đoán những tổn thương ở thận và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ tiến hành một số chẩn đoán hình ảnh cũng như ước tính mức độ lọc cầu thận để đưa ra kết quả chính xác nhất. Sau đó sẽ tùy vào tình trạng bệnh mà đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Bệnh thận và cách chữa trị ngay tại nhà
Với những trường hợp bệnh nhẹ, ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo ngay tại nhà để giảm các triệu chứng bệnh.
- Dùng đu đủ xanh: Đu đủ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó đu đủ cũng giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng,… Bạn có thể dùng loại quả này để loại bỏ những triệu chứng của bệnh thận bằng cách hấp đu đủ cách thủy và dùng ăn mỗi ngày 2 lần.
- Dùng râu ngô: Râu ngô có tính mát, giúp thanh lọc cơ thể và tăng khả năng đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài. Bạn có thể dùng râu ngô kết hợp mã đề, cỏ xước, kim tiền thảo,… Tất cả đem sắc lấy nước và dùng uống mỗi ngày để cải thiện bệnh.
- Dùng ngò om: Ngò om hay rau ngổ thơm được dùng nhiều để giúp tăng chức năng thận, giải độc cơ thể. Người bệnh nên dùng ngò om giã lấy nước cốt và pha cùng nước ấm để uống mỗi ngày. Cách này sẽ giúp giảm những khó chịu do bệnh thận gây ra.
Có thể bạn quan tâm: Phương pháp bấm huyệt trị viêm đại tràng bạn nên thử
Dùng Đông y chữa bệnh
Đông y là giải pháp khá an toàn, hiệu quả, được nhiều người lựa chọn áp dụng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên việc dùng thuốc Đông y cần thời gian mới thấy được hiệu quả, bạn không nên quá nóng vội mà hãy kiên trì.
Một số bài thuốc phổ biến chữa bệnh thận là:
- Bài thuốc 1: Dùng quế quảng, đậu ký sinh, lộc giác giao, địa hoàng, kỷ tử, đương quy,… Các vị thuốc sắc cùng 6 bát nước và đun đến khi còn 1 bát thì ngừng lại, dùng uống mỗi ngày 3 lần để thấy hiệu quả.
- Bài thuốc 2: Dùng hạn liên thảo, đan bì, trạch tả, phục linh, rễ cây cỏ xước,… Các nguyên liệu sao qua cho nóng rồi rửa sạch, đun cùng 6 bát nước. Đến khi cạn còn 1 bát nước thì bạn tắt bếp và chia thành 3 lần uống mỗi ngày.
- Bài thuốc số 3 (bổ thận Đỗ Minh): Dùng đẳng sâm, thục địa, tơ hồng xanh, ba kích, nhân trần, đỗ trọng, bách hợp, hạnh phúc, xích đồng, cà gai,… Các dược liệu kết hợp với nhau tạo nên bài thuốc giúp tăng cường chức năng thận, bổ thận, loại bỏ các triệu chứng bệnh nhanh chóng, an toàn,…
Bệnh thận và cách điều trị bằng Tây y
Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc cũng như các kỹ thuật nhằm đẩy lùi triệu chứng của bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.
Các thuốc dùng xử lý bệnh thận gồm có:
- Thuốc kiểm soát Cholesterol: Gồm một số thuốc Simvastatin, Fluvastatin, Atorvastatin, Lovastatin,…
- Thuốc kiểm soát huyết áp: Được dùng nhiều nhất là Azilsartan (Edarbi), Candesartan (Atacand), Losartan (Cozaar),…
- Thuốc cải thiện tình trạng máu: Erythropoietin và Beta Erythropoietin là 2 thuốc phổ biến giúp gia tăng lượng hồng cầu trong cơ thể,…
Một số trường hợp nếu bệnh thận quá nặng thì bác sĩ sẽ cần can thiệp cấy ghép thận, chạy thận nhân tạo hoặc chữa bệnh bằng tế bào gốc,… Các phương pháp này cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro và chỉ thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ, người bệnh nên cân nhắc thật kỹ nếu muốn áp dụng những kỹ thuật này.
Tham khảo thêm thông tin: Tìm Hiểu Về Phác Đồ Chữa Viêm Đại Tràng Bộ Y Tế Chuẩn Nhất
Top địa chỉ chữa bệnh thận hàng đầu ở Hà Nội
Hiện nay có nhiều bệnh viện tiếp nhận điều trị các bệnh về thận – tiết niệu ở khu vực Hà Nội. Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng có đội ngũ y bác sĩ giỏi và có đủ kinh nghiệm để chữa trị bệnh, đặc biệt là với những trường hợp bệnh nặng nguy hiểm.
Một số lưu ý khi đi khám bệnh thận mà chúng tôi muốn lưu ý đến bạn đó là:
- Khám tại các bệnh viện tuyến cao hoặc những địa chỉ có thế mạnh về Thận – Tiết niệu. Tại đây sẽ có nhiều thiết bị chuyên sâu giúp chẩn đoán chính xác và phác đồ chữa bệnh phù hợp.
- Thăm khám cùng các bác sĩ giỏi để có kết quả chẩn đoán cũng như nhận tư vấn điều trị đúng nhất, tránh tốn kém thời gian, chi phí.
- Đến những địa chỉ được nhiều người đánh giá tốt, hỗ trợ tối đa bệnh nhân trong quá trình khám chữa bệnh.
- Bệnh viện, phòng khám có thế mạnh và bề dày trong điều trị bệnh thận nói riêng và các bệnh về đường tiết niệu nói chung.
Với những đặc điểm trên, dưới đây là một số gợi ý mà người bệnh có thể tham khảo:
- Bệnh viện Việt Đức – số 16 – 18 phố Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
- Bệnh viện Thanh Nhàn – số 42 Thanh Nhàn, Q. Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
- Nhà thuốc Đỗ Minh Đường – đường Văn Cao, P. Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai – nằm trên số 78 đường Giải Phóng, Q. Đống Đa.
- Bệnh viện E Hà Nội – Địa chỉ ở Trần Cung, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Trên đây là một số địa chỉ uy tín khám chữa bệnh thận, bạn nên đến sớm để lấy số khám bệnh, tránh chờ đợi lâu vì các bệnh viện thường khá đông. Trong quá trình khám chữa, nếu có bất kỳ khó khăn, thắc mắc nào thì hỏi ngay bác sĩ phụ trách để được giải đáp.
Đang bị bệnh thận nên ăn gì tốt nhất?
Muốn thận khỏe mạnh, bạn cần ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng vitamin cao, chất chống oxy hóa bởi thiếu những chất này thận sẽ không hoạt động tốt. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho thận bạn có thể tham khảo:
- Táo: Táo chứa nhiều pectin tốt, giúp giảm cholesterol và glucose trong máu.
- Súp lơ xanh: Súp lơ chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho bệnh thận.
- Rau bó xôi: Rau giúp cơ thể thải độc và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp thận luôn khỏe mạnh.
- Khoai lang: Khoai lang chứa nhiều vitamin và vi lượng tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và sức khỏe thận.
- Ức gà: Ức gà chứa ít photpho, kali và bạn có thể dùng trong bữa ăn của mình để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể cũng như giúp thận khỏe mạnh.
Ngoài những thực phẩm tốt cho thận nên ăn, bạn cũng lưu ý tránh ăn những thực phẩm sau đây:
- Đồ ăn nhiều đạm: Thịt đỏ, các loại nội tạng động vật, cá hồi, lòng đỏ trứng,…
- Đồ nhiều photpho, kali: Hạt sen, nấm, hạt điều, hạt dẻ,….
- Đồ cay nóng, có cồn: Kim chi, ớt, tiêu, rượu, bia,…
Chuyên gia gợi ý cách phòng bệnh thận hiệu quả
Để ngăn ngừa bệnh thận phát triển, bạn có thể thực hiện theo một số hướng dẫn sau đây:
- Không tự ý dùng các loại thuốc mà không có sự chỉ định từ bác sĩ. Uống quá liều có thể gây tổn thương đến thận và ảnh hưởng đến sức khỏe. Các loại thuốc đó là: Aspirin, Ibuprofen và Acetaminophen,…
- Duy trì cân nặng hợp lý, vận động mỗi ngày để giảm lượng calo, ngăn ngừa béo phì, giảm áp lực lên thận. Bạn có thể tham khảo bác sĩ về một số phương pháp giảm cân lành mạnh.
- Không hút thuốc lá vì thuốc lá có thể khiến bệnh nặng hơn, khó kiểm soát hơn. Không chỉ ảnh hưởng đến thận, thuốc lá cũng ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.
- Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm để sớm phát hiện những bất thường của cơ thể và được hướng dẫn điều trị sớm, tránh kéo dài thành bệnh thận mãn tính.
Bệnh thận gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy bạn nên sớm nhận biết các triệu chứng của bệnh, hiểu được nguyên nhân và cách chữa trị bệnh. Từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, tránh gây ảnh ra những biến chứng nguy hiểm khiến sức khỏe bị suy yếu.
Có thể bạn quan tâm: 12 Mẹo Chữa Bí Tiểu Hiệu Quả Được Áp Dụng Nhiều Nhất