Sử dụng các loại lá để cải thiện sức khỏe của thận là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. So với thuốc Tây y, mẹo dân gian này cũng giúp người dùng hạn chế tối đa rủi ro gặp phải tác dụng phụ. Vậy uống lá gì tốt cho thận? Nếu bạn đọc đang quan tâm vấn đề này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Uống lá gì tốt cho thận? TOP 10 loại lá bổ thận bạn cần biết
Thận là một bộ phận quan trọng trên cơ con người, thuộc hệ tiết niệu, nằm sát thành sau của bụng và ở 2 bên cột sống gần cơ thắt lưng chính. Thận có chức năng chính là lọc máu, loại bỏ những cặn bã bên trong cơ thể ra ngoài thông qua đường tiểu. Bên cạnh đó, thận cũng là cơ quan quan trọng trong việc bài tiết nước tiểu, chức năng nội tiết và điều hòa thể tích máu.
Như vậy chúng ta có thể thấy, thận giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người. Thận khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể hoạt động trơn tru hơn, ngược lại, thận yếu, các chất độc hại đọng lại gây tắc nghẽn và tổn thương thận nghiêm trọng. Đây cũng chính là lý do hình thành nên bệnh thận.
Để giữ cho thận luôn khỏe mạnh, ngoài việc sử dụng các loại thuốc bổ (thực phẩm chức năng), bạn có thể thay thế bằng những loại lá tốt cho thận. Vậy uống lá gì tốt cho thận? Bạn đọc cùng theo dõi TOP 10 loại lá có công dụng nâng cao sức khỏe của thận như sau:
1. Sa kê – Lá uống tốt cho thận
Sa kê là loại cây được trồng ở rất nhiều nơi, nhưng phổ biến là khu vực miền Tây Nam Bộ. Người dân thường hái quả của loại cây này để chế biến thành món ăn ngon. Ngoài ra, những bộ phận khác của cây cũng được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Cụ thể là, phần rễ của cây sa kê có công dụng kháng khuẩn, làm dịu cơn ho, hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn, vấn đề khác ở dạ dày, da liễu hay răng miệng. Vỏ của cây dùng để trị bệnh ghẻ, lợi tiểu, tiêu độc. Nhựa của cây khi pha loãng sẽ giúp cầm tiêu chảy, kiết lỵ.
Đặc biệt lá cây sa kê là bộ phận được đánh giá cao về những công dụng mang lại cho sức khỏe người dùng. Theo đó nó được dùng như một vị thuốc chữa bệnh viêm gan, sỏi thận, thận yếu, đái tháo đường,…
Vì vậy để trả lời cho câu hỏi uống lá gì tốt cho thận, bạn chắc chắn không thể bỏ qua lá cây sa kê. Cách dùng như sau:
- Bạn chuẩn bị khoảng 100g lá sa kê tươi cùng 50g cỏ xước khô cùng 100g dưa leo.
- Các nguyên liệu bạn đem đi rửa sạch, để ráo sau đó cho vào nồi nấu cùng một lượng nước vừa đủ.
- Khi nước sôi bạn chắt ra cốc và uống trong ngày.
Đọc thêm: TOP 10 Cách Chữa Đau Bụng Quặn Từng Cơn Tại Nhà Hiệu Quả
2. Ngò gai – Loại lá uống tốt cho thận
Nếu bạn thắc mắc uống lá gì tốt cho thận thì đừng bỏ qua lá ngò gai. Ngò gai còn được gọi với cái tên quen thuộc là lá mùi tàu chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho thận. Điển hình chúng ta có thể kể đến như sắt, vitamin, terpenoid, axit folic,… Những chất này giúp làm sạch cặn bã và hạn chế tích tụ muối trong thận.
Bởi vậy lá ngò gai thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận, điển hình như sỏi thận.
Không chỉ vậy, lá ngò gai không có độc, giá rẻ nên giúp người bệnh tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng. Mặc dù vậy, tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người mà lá ngò gai sẽ mang đến những công dụng khác nhau.
- Bạn chuẩn bị một nắm lá ngò gai vừa đủ, chủ yếu lấy phần lá và thân non.
- Tiếp đó bạn đem rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng 10 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Bạn đem lá ngò gai hơ trên lửa nhỏ để chúng héo lại sau đó đem đun sôi cùng 3 cốc nước lọc.
- Khi nước sôi bạn bật lửa nhỏ và tiếp tục đun. Khi thấy nước cạn còn khoảng ⅔ thì tắt bếp.
- Chắt nước ra cốc thành 2 phần và uống trong ngày, trước khi ăn.
- Với nữ giới bạn nên kiên trì uống trong khoảng 9 ngày, nam uống 7 ngày.
3. Pha nước vối uống tốt cho thận
Lá uống tốt cho thận phải kể đến lá vối. Đây được coi là một dược liệu tốt, có thể sử dụng ở dạng khô hoặc tươi.
Cách nấu nước lá vối tươi:
- Đầu tiên bạn cần chuẩn bị khoảng 7 chiếc lá vối tươi, dùng nước để rửa sạch nhiều lần.
- Vò nhẹ lá và bỏ vào ấm pha trà, bạn đổ nước sôi vào tráng qua một lượt giống như hãm chè.
- Tiếp đến bạn đổ nước sôi vào và đậy kín nắp.
- Sau khi đợi được 15 phút bạn có thể rót ra cốc và uống trong ngày.
Cách nấu nước lá vối khô:
- Bạn lấy một nắm lá vối khô, rửa sạch, để ráo và cho vào ấm.
- Bạn đổ vào ấm 1 lít nước và đun sôi với lửa nhỏ.
- Khi nước đã nguội bớt bạn chắt ra cốc và uống hết trong ngày.
Nước lá vối mặc dù tốt nhưng bạn tuyệt đối không được lạm dụng. Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 1 ấm, không uống thay thế nước lọc. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý về thời gian sử dụng. Cụ thể bạn nên uống nước lá vối sau khi đã ăn no được khoảng 1-2 tiếng.
Việc uống nước lá vối khi đói sẽ gây cảm giác xót ruột, cồn cào bụng. Ngược lại, uống lá vối ngay sau khi ăn no sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
Bạn đọc cũng quan tâm: Uống Thuốc Gì Tốt Cho Phổi? TOP 13 Loại Thuốc Bổ Phổi Tốt Nhất Thị Trường
4. Uống lá gì tốt cho thận? Dùng lá giang
Uống lá gì tốt cho thận tất nhiên không thể bỏ qua lá giang. Đây là loại lá được sử dụng rất nhiều trong chế biến món ăn. Do có vị chua tự nhiên nên chúng thường được dùng để nấu lẩu hoặc nấu canh chua.
Ngoài ra, lá giang còn được biết đến với công dụng có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến thận, đường tiết niệu. Theo quan điểm của Đông y, lá giang có vị chua, không độc, lợi tiểu, giảm đau, kháng viêm,… Còn theo y học hiện đại, lá giang chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe bởi hàm lượng tamin, saponin, sterol cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác. Bởi những công dụng này, lá giang được nhiều người sử dụng làm nước uống cải thiện sức khỏe.
- Bạn hái một nắm lá giang, đem rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng.
- Tiếp đó bạn đem đun sôi lá giang với một lượng nước vừa đủ.
- Khi nước sôi bạn đợi nguội bớt sau đó chắt ra cốc nước hết trong ngày, tuyệt đối không để nước qua đêm.
Đọc thêm: TOP 20 Mẹo Chữa Buồn Tiểu Nhiều Lần Vô Cùng Đơn Giản Tại Nhà
5. Lá rau diếp cá chữa sỏi thận tại nhà
Uống lá cây gì tốt cho thận? Lá cây rau diếp cá sẽ là lời giải đáp cho thắc mắc này của bạn. Theo đó rau diếp cá thường có mặt trong nhiều bữa cơm của nhiều gia đình. Không chỉ là nguyên liệu nấu ăn ngon, lá rau diếp cá còn nổi tiếng với khả năng cải thiện vấn đề sức khỏe ở thận.
Thành phần hoạt chất kháng sinh Decanoyl-acetaldehyd trong lá rau diếp cá có khả năng thanh nhiệt giải độc, tiêu diệt vi khuẩn gây hại, kháng viêm, tăng cường miễn dịch. Từ đó giúp bạn cải thiện tốt triệu chứng của bệnh sỏi thận.
- Cách 1: Bạn chuẩn bị 100g lá rau diếp cá sau đó đem đi rửa sạch và sao vàng. Bạn dùng lá rau diếp cá đã sao vàng đem hãm như pha trà. Sau khoảng 20 phút bạn có thể rót ra cốc và uống. Bạn uống kiên trì trong 2 tháng, mỗi liệu trình cách nhau 7 ngày.
- Cách 2: Bạn sử dụng 20g lá rau diếp cá, 15g rau dền và 10g cam thảo đất. Tất cả nguyên liệu bạn đem rửa sạch, để ráo và sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. Bạn sử dụng trong vòng 30 ngày.
6. Sử dụng lá cây mã đề tốt cho thận
Uống cây gì tốt cho thận? Trong số các loại cây tốt cho thận, mã đề là loại được nhiều người tin dùng nhất hiện nay. Cây mã đề thường mọc hoang ở nhiều nơi, toàn bộ thân cây đều có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Chẳng hạn như phần thân chữa bệnh viêm bàng quang, đau mắt đỏ, tiểu ra máu,… Hay phần hạt dùng để ỉa chảy, chữa kiết lỵ, tắc tiểu,…
Riêng phần lá cây mã đề lại mang đến nhiều lợi ích tốt cho thận, điển hình là tán thận, cải thiện triệu chứng bệnh sỏi thận. Nguyên nhân là, cây mã đề có tính mát, vị ngọt, kích thích tiểu tiện, giảm nguy cơ tích tụ sỏi ở trong thận.
- Cách 1: Bạn chuẩn bị 12g lá cây mã đề, 12g ích mẫu, tất cả đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống để cải thiện sức khỏe của thận.
- Cách 2: Bạn sử dụng 20g lá cây mã đề cùng 20g rễ cỏ tranh, 30g kim tiền thảo. Sau khi đem nguyên liệu rửa sạch bạn cho vào ấm nấu nước uống mỗi ngày.
Xem thêm: TOP 12 Mẹo Chữa Bí Tiểu Hiệu Quả Được Áp Dụng Nhiều Nhất
7. Uống lá gì tốt cho thận? Đừng bỏ qua lá bầu
Uống lá gì tốt cho thận chắc chắn phải kể đến lá bầu. Đây là loại lá rất quen thuộc với người dân, có tính mát, an toàn và không gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Trong lá bầu có chứa nhiều dưỡng chất, tính mất, lợi tiểu nên sẽ cải thiện triệu chứng bệnh sỏi thận hay những vấn đề khác về bộ phận này.
- Bạn hái lá bầu già hoặc non đều được, nhưng không sâu héo, dập nát.
- Sau khi được rửa sạch, bạn vò nát và đem bỏ vào ấm sắc cùng 1-2 lít nước, đun sôi với lửa nhỏ trong vòng 10 phút.
- Chắt nước ra cốc và uống hết trong ngày, không nên để qua đêm.
8. Uống nước lá gì tốt cho thận? Lá cây râu mèo
Một trong những cây có khả năng cải thiện sức khỏe thận chính là râu mèo. Đây là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi nên rất dễ tìm kiếm. Công dụng của loại cây này là hỗ trợ điều trị sỏi thận, bệnh tiết niệu, tê thấp, thông tiểu và phù nề.
- Bạn dùng từ 30-50g lá cây râu mèo rửa sạch và cho vào ấm sắc cùng 0,5 lít nước.
- Sau khi nước sôi bạn chắt ra cốc thành 2 phần và uống trước khi ăn từ 15-30 phút.
- Bạn nên uống khi nóng và liên tục trong 8 ngày, sau đó nghỉ 2-4 ngày và lại lặp lại quy trình.
ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 9 Mẹo Chữa Són Tiểu Tại Nhà Không Cần Thuốc Người Bệnh Nên Biết
9. Rau ngổ – Lá uống tốt cho thận
Đáp án tiếp theo trả lời cho vấn đề uống lá gì tốt cho thận chính là lá rau ngổ. Rau ngổ ngoài là nguyên liệu chế biến món ăn, trong Đông y loại cây này còn được dùng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau,… cùng nhiều lợi ích khác tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, theo y học hiện đại, rau ngổ còn chứa nhiều hoạt chất giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận. Điển hình là các chất như vitamin C, B, cellulose, caroten cùng nhiều tinh dầu, dược chất khác. Do đó khi bạn có thắc mắc ăn gì có chứa vitamin C thì cũng nên sử dụng loại rau này.
- Bạn chuẩn bị 50g lá rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát để lấy nước uống. Mỗi ngày bạn dùng nước này 2 lần, duy trì trong 1 tuần để cải thiện bệnh lý về thận, điển hình là sỏi thận.
10. Uống lá gì tốt cho thận? Lá kim tiền thảo
Kim tiền thảo là loại cây mọc hoang ở nhiều tỉnh thành trên nước ta, đặc biệt là khu vực có đất cát, hoa của nó màu tím nhạt. Cây kim tiền thảo được dùng nhiều trong điều trị các bệnh lý về thận.
Nhờ thành phần hoạt chất như saponin triterpenic, polysaccharid,… có công dụng chống viêm, giảm phù nề, đẩy sỏi ra ngoài thận hiệu quả.
- Cách 1: Bạn dùng 25-40g kim tiền thảo, rửa sạch sau đó sắc lấy nước uống mỗi ngày.
- Cách 2: Bạn kết hợp 30g kim tiền thảo cùng đào nhân, tỳ giải, đương quy mỗi loại 14g, 20g dứa dại, 6g đăng tâm, 12g kê nội kim, cuối cùng ý dĩ nhân 20g. Các vị thuốc sau khi rửa sạch bạn đem sắc nước uống liên tục trong 30 ngày.
Những loại lá uống tốt cho thận thận kể trên đây đều rất dễ tìm kiếm, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà mà không lo tốn kém chi phí. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn có thể xin ý kiến của chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngoài ra, cách bồi bổ sức khỏe cho thận này là mẹo dân gian lành tính, vì vậy người dùng cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài để thấy hiệu quả như mong muốn.
Có thể bạn quan tâm: TOP 11 Mẹo Chữa Kinh Nguyệt Ra Nhiều Tại Nhà Cho Chị Em
Một số lưu ý khi dùng các loại lá tốt cho thận tại nhà
Uống lá gì tốt cho thận đã được chúng tôi giải đáp ở nội dung trên. Cụ thể có 10 loại lá uống tốt cho thận, giúp ngăn ngừa, khắc phục triệu chứng bệnh sỏi thận hiệu quả. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tối đa trong quá trình sử dụng, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Uống gì tốt cho thận? Bất kể bạn chọn loại lá nào cũng cần lưu ý chỉ lấy những nguyên liệu sạch, không bị dập nát, héo úa hay nhiễm hóa chất độc hại. Khi sử dụng để đun nước uống bạn cần rửa sạch, tốt nhất ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn cùng vi khuẩn tồn đọng.
- Đối với những người có bệnh lý thận, cụ thể là sỏi thận muốn dùng các loại lá cây để chữa nên nhớ rằng, phương pháp này chỉ thích hợp với bệnh nhẹ.
- Bạn không nên lạm dụng những mẹo dân gian này, chỉ dùng với liều lượng vừa phải và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó bạn cần sử dụng kiên trì trong một thời gian này để dưỡng chất trong lá thẩm thấu sâu vào cơ thể và cải thiện sức khỏe thận.
- Bên cạnh sử dụng các loại lá uống tốt cho thận bạn cần có kế hoạch chăm sóc cơ thể phù hợp. Cụ thể bạn cần tăng cường bổ sung thực phẩm có lợi cho thận như rau xanh, trái cây tươi. Đây là những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, từ đó giúp tăng cường miễn dịch, đề kháng cơ thể.
- Bạn nên tập thể dục, vận động cơ thể thường xuyên, tránh thức khuya, căng thẳng, stress,… Khi có nhu cầu đi tiểu bạn tuyệt đối không được nhịn lâu gây hại cho thận.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp chi tiết vấn đề uống lá gì tốt cho thận. Những loại lá cây thảo dược này sẽ giúp bạn phòng chống, kiểm soát vấn đề ở thận. Vì là nguyên liệu thiên nhiên dược tính chậm, người dùng cần kiên trì sử dụng đồng thời thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe, ngăn ngừa những bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra.
Bài viết liên quan
- Uống Trà Gì Tốt Cho Đại Tràng? TOP 7 Loại Trà Chuyên Gia Khuyên Dùng
- Ăn Gì Nhiều Vitamin A? TOP 10 Thực Phẩm Tốt Nhất Bạn Không Nên Bỏ Qua