Khi bị tê chân tay, trước khi đi khám và dùng các loại thuốc điều trị, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo đơn giản ngay tại nhà. Những cách này rất phù hợp với chị em thường xuyên phải đi giày cao gót hoặc dân văn phòng phải ngồi nhiều trong phòng máy lạnh. Sau đây là tổng hợp 10 mẹo làm hết tê chân tay bạn có thể tham khảo.
Tổng hợp 10 mẹo làm hết tê chân tay dễ thực hiện
Tê chân tay xảy ra khi 2 bộ phận này không có cảm giác khi đụng vào. Một số trường hợp khác còn gặp triệu chứng như châm chích, ngứa ngáy, các chi yếu hơn.
Người ta tìm thấy có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, điển hình như: Tay chân bị đè ép, uống rượu, hút thuốc nhiều, bị tổn thương dây thần kinh, ít vận động, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng,…
Thông thường, tình trạng tê chân tay chỉ kéo dài trong vài phút và không quá nguy hiểm. Lúc này bạn có thể áp dụng mẹo làm hết tê chân ngay tại nhà. Nhưng nếu tình trạng nặng hơn thì bạn cần đi khám vì có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm.
XEM NGAY: Ăn Gì Bổ Sung Nhiều Đạm? TOP 13 Thực Phẩm Lý Tưởng Dành Cho Bạn
Tắm nước ấm
Tắm nước ấm chính là mẹo làm hết tê chân đơn giản nhưng hiệu quả khá tốt. Nhiệt độ từ nước ấm sẽ giúp thư giãn các cơ và cải thiện tuần hoàn máu.
Bạn có thể cho thêm chút tinh dầu vào nước tắm để tăng tác dụng thư giãn, hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một vài giọt tinh dầu và cho vào bồn tắm hòa tan.
- Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm khoảng 10 – 15 phút.
- Tốt nhất nên thực hiện trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng để dễ ngủ và tăng hiệu quả.
Bạn chú ý không nên tắm nước quá nóng vì có thể gây bỏng và làm mất đi lớp màng lipid bảo vệ da.
Chườm ấm chân
Cách làm hết tê chân đơn giản nhất hiện nay đó chính là chườm ấm và massage nhẹ nhàng. Chườm ấm giúp giãn nở mạch máu, kích thích lưu thông máu, cải thiện tình trạng chân bị tê, bạn sẽ thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Cách thực hiện:
- Lấy một chiếc khăn mềm nhúng vào nước nóng sau đó vắt khô.
- Đặt khăn trực tiếp lên vùng chân bị tê trong 10 – 15 phút.
Việc dùng khăn có thể làm hơi nóng bay nhanh hơn nên bạn hãy dùng túi chườm hoặc đổ nước vào chai thủy tinh. Lưu ý cần chú ý đến độ nóng của nước để đảm bảo không bị bỏng da.
Tìm hiểu: TOP 7 Mẹo Chữa Cứng Cổ Cực Đơn Giản, Hiệu QUả Cho Người Bệnh
Mẹo làm hết tê chân bằng việc điều chỉnh tư thế
Trong rất nhiều trường hợp, việc bị tê bì chân tay đến từ những thói quen xấu, tư thế xấu hàng ngày. Việc ngồi xổm, nằm lên tay, ngồi bắt chéo chân chính là thủ phạm hàng đầu.
Duy trì tư thế xấu sẽ khiến mạch máu và rễ dây thần kinh bị đè nén, giảm tuần hoàn máu tới các chi và gây ra tình trạng co cứng, đau nhức, tê bì. Trong một số trường hợp, tình trạng này còn khiến khả năng vận động suy giảm.
Bạn có thể khắc phục, điều chỉnh tư thế theo những hướng dẫn sau đây:
- Khi nằm không nên kê tay dưới đầu, không nằm đè lên tay.
- Giữ cột sống luôn thẳng, tránh ngồi xổm, ngồi bắt chéo chân.
- Hãy đổi tư thế, đi lại thường xuyên, tránh ngồi một chỗ quá lâu, đặc biệt là dân văn phòng,
- Phụ nữ nên hạn chế đi giày cao gót, hạn chế chạy nhảy nhiều.
Massage chân
Mẹo làm hết tê chân khác bạn có thể áp dụng chính là massage chân. Massage sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, kích thích lưu thông máu và giảm tình trạng cơ co cứng. Với những chị em thường xuyên đi giày cao gót thì massage chân thường xuyên cũng giúp các cơ được thư giãn, xương khớp linh hoạt hơn, giảm các bệnh lý liên quan đến xương khớp.
Mỗi ngày, bạn nên dành từ 5 – 10 phút để xoa bóp chân, bạn cũng có thể kết hợp xoa bóp cùng tinh dầu, rượu thuốc để tăng hiệu quả.
Đọc thêm: TOP 4 Mẹo Trị Vẹo Cổ Cực Đơn Giản, Cho Hiệu Quả Nhanh Chóng
Các miếng dán giúp hết tê chân
Một cách làm hết tê chân vô cùng đơn giản khác đó chính là dùng miếng dán. Miếng dán có thể kích thích lưu thông khí huyết, giải độc cơ thể, giãn cơ vùng chân nên cải thiện được tình trạng tê bì, mỏi nhức nhanh chóng.
Bạn hãy lưu ý chọn những sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên để đảm bảo tính an toàn, mang đến cảm giác dễ chịu sau khi sử dụng. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, phải đi lại nhiều, một miếng dán sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon, tái tạo năng lượng cho ngày hôm sau.
Các miếng dán của Nhật, Hàn hoặc Thái chính là sự lựa chọn tuyệt vời bạn không thể bỏ qua.
Mẹo làm hết tê chân bằng châm cứu
Châm cứu là mẹo chữa tê bì chân tay phổ biến trong Y học cổ truyền. Phương pháp này sẽ dùng những kim mảnh tác động đến các huyệt đạo trên cơ thể. Từ đó giúp giảm đau, giảm viêm, đồng thời kích thích lưu thông máu.
Trong trường hợp tuần hoàn máu đến tay chân kém gây tê chân thì đây là phương pháp vô cùng hữu ích. Châm cứu giúp tăng tuần hoàn máu, giải phóng endorphin hay serotonin và giảm cảm giác khó chịu.
Khi thực hiện châm cứu chữa tê chân, bạn hãy lưu ý:
- Không phải toàn bộ huyệt vị giúp giảm tê chân tay đều nằm ở gần nơi xuất hiện triệu chứng.
- Châm cứu nên được thực hiện bởi kỹ thuật viên có kinh nghiệm, không tự ý điều trị.
Đọc thêm: Ăn Quả Gì Nhiều Sữa? TOP 8 Trái Cây Lợi Sữa Cho Sản Phụ Sau Sinh
Vận động nhiều hơn
Vận động chính là mẹo làm hết tê chân vô cùng đơn giản, cần thiết và dễ thực hiện. Khi vận động, khí huyết lưu thông dễ dàng và cải thiện được tình trạng tê bì ở chân, tay.
Thỉnh thoảng bạn hãy đứng dậy, đi lại để cơ thể được thư giãn hoặc bạn cũng có thể vận động tay chân ngay cả khi đang làm việc. Những thao tác này tưởng như đơn giản nhưng có tác dụng vô cùng tốt.
Một số chú ý:
- Ngoài việc giảm tê bì thì việc vận động cũng giúp phòng ngừa tê bì chân tay, vậy nên bạn hãy cố gắng vận động nhiều hơn mỗi ngày.
- Các bài tập như đánh bóng chuyền, cầu lông, đá bóng,… có thể là nguyên nhân gây tê bì ở một số người, lúc này hãy tham gia những môn thể thao nhẹ hơn.
- Dành thời gian giãn cơ trước khi tập luyện, tập trên bề mặt phẳng để tránh gặp rủi ro.
Xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt là giải pháp đẩy lùi tê chân khác của Y học cổ truyền. Phương pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy các tế bào bạch huyết.
Việc kết hợp xoa bóp bấm huyệt cũng giúp đả thông kinh mạch, cân bằng âm dương, tăng hiệu quả điều trị bệnh. Bạn sẽ thấy thư giãn hơn, giảm tình trạng co cứng cơ, tê bì hết hẳn.
Cách thực hiện:
- Xoa 2 bàn tay cho nóng lên và xoa bóp lên toàn bộ vùng chân bị tê bì.
- Bạn có thể dùng kèm với tinh dầu tràm trà, tinh dầu bạc hà, oải hương để tăng hiệu quả.
- Khi mô mềm nóng lên thì bấm vào các huyệt như Khúc Trì, Dương Trì, Bát Tà, Hợp Cốc,… mỗi huyệt khoảng 1 phút.
Đọc thêm: Ăn Gì Nhiều Calo? TOP 15 Thực Phẩm Bổ Sung Năng Lượng Tốt Nhất Cho Cơ Thể
Tận dụng thảo dược
Có nhiều thảo dược xung quanh nhà giúp hỗ trợ điều trị tê chân khá tốt. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, hiệu quả cao, không tốn kém chi phí. Bạn cũng có thể dùng cách này để nâng cao sức khỏe bản thân mỗi ngày.
Một số thảo dược được dùng khi bị tê chân gồm:
- Ngải cứu: Ngải cứu rửa sạch và sao cùng 1 chút muối hột, cho tất cả vào vải mỏng và đắp lên chân 15 – 20 phút.
- Tinh nghệ, bột quế: Pha nghệ hoặc bột quế cùng nước ấm và uống mỗi ngày để cải thiện tê chân.
- Gừng, sả: Đun sôi 2 lít nước và cho gừng sả đập dập vào đun cùng, để nguội rồi đem ngâm chân.
Bổ sung dưỡng chất
Thiếu hụt dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây tê bì chân tay ở nhiều người. Đặc biệt khi bạn thiếu vitamin B và magie. Vậy nên để hạn chế tình trạng này, bạn hãy tham khảo bổ sung những thực phẩm, viên uống có chứa vitamin B và magie cho cơ thể.
Tham khảo thêm: Ăn Gì Nhiều Chất Xơ? Các Thực Phẩm Có Hàm Lượng Cao Nhất
Hướng dẫn phòng ngừa tê chân hiệu quả
Tình trạng tê bì chân tay có thể phòng ngừa được nếu bạn có lối sống khoa học và lành mạnh.
- Không nên lao động quá sức, mang vác quá nặng và tránh những thói quen xấu khi đứng, ngồi.
- Những ai bị thừa cân, béo phì nên có chế độ ăn uống, tập luyện để giảm cân, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Mỗi ngày nên dành 30 – 45 phút để hoạt động thể chất, nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp.
- Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh thức khuya, stress kéo dài.
- Chú ý giữ ấm cho cơ thể khi trời trở lạnh, hạn chế ra ngoài vào những ngày trời rét đậm rét hại.
- Luôn vệ sinh, tắm giặt bằng nước ấm để hạn chế bị tê chân.
Trên đây là 10 mẹo làm hết tê chân vô cùng đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà bạn có thể áp dụng. Nếu như tình trạng này kéo dài và gây ảnh hưởng đến việc đi lại cũng như sức khỏe tổng thể, bạn hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn hướng xử lý phù hợp.
Thông tin quan trọng
- Tham Khảo Cách Trị Dị Ứng Khi Ăn Côn Trùng Hiệu Quả Bất Ngờ
- Điểm Danh TOP 5 Mẹo Xử Lý Trẻ Hay Quấy Khóc Đơn Giản, Hiệu Quả