Cứng cổ là tình trạng nhiều người gặp phải, đặc biệt là khi mới ngủ dậy. Nó khiến bạn khó chịu, cổ căng cứng không vận động được, gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này và cũng có nhiều cách để xử lý. Dưới đây là 7 mẹo chữa cứng cổ đơn giản và dễ thực hiện tại nhà.
TOP 7 mẹo chữa cứng cổ ai cũng có thể thực hiện
Cứng cổ có thể do chấn thương, ngồi làm việc, ngủ sai tư thế hoặc dùng thuốc gây tê thiếu kiểm soát cơ, ảnh hưởng đến cổ và nguồn cung cấp máu. Nếu nguy hiểm thì có thể người bệnh đã mắc các bệnh liên quan đến cột sống, xương khớp.
Trong một số trường hợp nhẹ, bạn có thể áp dụng những mẹo chữa cứng cổ dưới đây:
Nghỉ ngơi nhiều hơn
Nếu tình trạng cứng cổ gây có thắt cơ và khó chịu, đau đớn nhiều, người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Hãy lưu ý không nên cố gắng chuyển động cổ, vận động mạnh hoặc lao động quá sức. Tốt nhất người bệnh nên nằm ở trên giường, thả lỏng cơ thể, dùng gối hỗ trợ kê ở dưới đầu và cổ.
Việc nghỉ ngơi đúng cách sẽ khiến tình trạng cứng cổ cải thiện dần, xoa dịu cơn đau, giảm áp lực, giảm co thắt cơ. Ngoài ra, biện pháp này cũng giúp cơ thể có thời gian được chữa lành, ngăn tình trạng cứng cổ nghiêm trọng hơn.
Mẹo chữa cứng cổ bằng chườm ấm
Đây là cách chữa cứng cổ được nhiều người áp dụng, có độ an toàn cao và dễ thực hiện. Biện pháp này phù hợp với mọi đối tượng, mọi nguyên nhân gây ra bệnh (trừ chấn thương).
Chườm ấm chính alf dùng nhiệt cao áp lên cổ vai gáy để giúp giãn mạch, giảm đau, khí huyết lưu thông tốt. Từ đó hạn chế tình trạng tê bài, tăng khả năng chữa lành cột sống cổ do bệnh lý gây ra. Biện pháp chườm nóng cũng giúp giãn cơ, giảm đau cơ, giúp khớp xương linh hoạt, người bệnh dễ dàng chuyển động cổ hơn.
Người bệnh hãy dùng túi chườm chứa nước ấm đặt lên cổ vai gáy và giữa trong 15 phút.
- Cùng chủ đề: TOP 4 Mẹo Trị Vẹo Cổ Cực Đơn Giản, Cho Hiệu Quả Nhanh Chóng
Chườm lạnh
Chườm lạnh cũng là mẹo chữa cứng cổ bên cạnh chườm nóng. Đặc biệt, bạn cũng có thể dùng cách này để giảm đau cổ do chấn thương. Nhiệt độ thấp sẽ giúp mạch cho, tăng lưu thông máu, giảm tình trạng căng cứng, sưng tấy. Giải pháp này cũng an toàn giúp giảm đau cho bệnh nhân bị giãn dây chằng.
Khi chườm lạnh để giảm cứng cổ, bạn nên bọc đá trong khăn mềm và đặt ở vùng bị đau, căng cứng trong 15 phút. Mỗi ngày nên thực hiện 3 lần.
Massage cổ
Massage nhẹ nhàng có thể giúp chữa cứng cổ vô cùng hiệu quả, bạn có thể áp dụng khi nghỉ ngơi. Khi thực hiện các động tác xoa, bóp, day, ấn, lực tác động sẽ giúp mạch máu, dây thần kinh và các cơ cột sống được thư giãn, giải phóng sự chèn ép. Điều này giúp giảm đau cứng cổ, giảm những áp lực lên vùng cổ.
Bên cạnh đó, việc tác động trực tiếp lên cổ bằng massage sẽ giúp cải thiện sự linh hoạt cho cổ, ngăn ngừa đau đầu, giải tỏa căng thẳng, mang đến sự dễ chịu, tâm trạng tốt cho bệnh nhân.
Các bước massage
- Dùng gốc bàn tay ấn nhẹ và di chuyển tay theo chuyển động tròn trong 2 phút.
- Day và vuốt từ trên xuống ngay tại các khối cơ ở cổ 1 phút.
- Thực hiện bóp, nắn nhẹ từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
- Lặp lại những chuyển động tròn và mỗi ngày thực hiện 2 lần.
Bài tập vận động cổ
Mẹo chữa cứng cổ với những bài tập vận động được nhiều người áp dụng bởi nó có thể giảm tình trạng xoắn cơ ở cổ, tăng sức khỏe cho cổ và lưng, giảm đau, hạn chế cứng khớp.
Ngoài ra, bài tập giảm cứng cổ cũng giúp giải phóng cơ, dây thần kinh bị đè nén, giúp bệnh nhân vận động linh hoạt và dễ dàng hơn, tình trạng đau nhức sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Lưu ý rằng những cơn đau có thể xuất hiện ở các chuyển động đầu tiên nên người bệnh cần thực hiện nhẹ nhàng, xoa bóp trước khi vận động.
Một số bài tập chữa cứng cổ bạn có thể tham khảo gồm:
Bài tập căng cơ cổ
- Đứng thẳng trên sàn và để hai tay thả lỏng.
- Từ từ xoay đầu sang trái cho đến khi cảm giác căng ở cổ bên phải.
- Giữ nguyên trong 40 giây.
- Tiếp theo bạn từ từ quay đầu về vị trí trung tâm.
- Thực hiện tương tự với bên đối diện và lặp lại mỗi bên 5 lần.
Bài tập nhún vai với tạ
- Đứng thẳng trên sàn và để hai chân dang rộng bằng vai.
- Cầm quả tạ theo khả năng của bản thân.
- Nhún cả 2 bên vai đồng thời cho đến khi cảm nhận được tình trạng căng cơ, những cơn co thắt ở cổ và lưng.
- Giữ nguyên động tác này trong 5 – 7 giây.
- Hạ vai xuống rồi tiếp tục thực hiện động tác từ 7 – 10 lần.
‘
Bài tập cúi ngửa cổ
- Ngồi xếp bằng giống như khi bạn đang ngồi thiền.
- Từ từ ngửa cổ ra phía sau hết mức để thấy cả 2 bên cổ đều căng.
- Hít thở đều và duy trì tư thế trong 20 giây sau đó từ từ đưa đầu về vị trí trung tâm.
- Cúi cổ về phía trước để cằm hướng về ngực và hít thở đều, duy trì tư thế trong 20 giây.
- Thực hiện 5 lần động tác này.
- Xem Ngay: Bật mí mẹo chữa vướng cổ họng đơn giản và hiệu quả
Dùng thảo dược chữa cứng cổ
Một số loại thảo dược từ tự nhiên có thể giảm tình trạng cứng cổ rất tốt đó là:
Ngải cứu
Ngải cứu có tính ấm, tốt cho việc giảm đau, giãn mạch, thông kinh hoạt lạc và giải phóng cơ bị cứng. Từ đó, tình trạng cứng khớp, đau cổ sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 100gr lá ngải cứu và muối hạt.
- Rang nóng ngải cứu cùng muối cho đến khi hỗn hợp ngả vàng.
- Đựng hỗn hợp trong túi vải rồi đặt lên vị trí cổ bị cứng.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần để cổ đỡ đau và căng cứng.
Mẹo chữa cứng cổ với lá lốt
Lá lốt có chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau, kháng viêm. Khi chườm lá lốt sẽ giúp bạn giảm tình trạng đau nhức, hạn chế cứng cổ và đả thông kinh mạch, hạn chế sưng viêm. Qua đó, cải thiện chức năng vận động ở vùng cổ cho bệnh nhân.
Cách thực hiện
- Lá lốt đem rửa sạch rồi sao chung với muối.
- Bọc hỗn hợp trong tấm vải và đắp lên cổ khi còn ấm nóng (không nên quá nóng sẽ bị bỏng).
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
Mẹo chữa cứng cổ bằng châm cứu
Châm cứu là biện pháp giúp chữa cứng cổ vô cùng hiệu quả. Châm cứu dùng cây kim có kích thước nhỏ tác động lên những huyệt đạo tương ứng. Các huyệt này được xác định dựa trên thể bệnh, căn nguyên và hệ kinh mạch của bệnh nhân.
Biện pháp này sẽ giúp cân bằng âm dương, đả thông kinh mạch và loại bỏ những tác nhân xấu gây bệnh, đồng thời giảm đau mỏi, căng cứng và co thắt cơ.
Châm cứu cũng hỗ trợ kích thích hệ thần kinh hoạt động tốt hơn, cải thiện giấc ngủ, phục hồi chức năng vận động, cổ linh hoạt hơn. Tuy nhiên khi thực hiện bạn cần tìm đến các chuyên gia y học cổ truyền có kinh nghiệm để được thực hiện đúng cách, hiệu quả.
Lưu ý khi thực hiện các mẹo chữa cứng cổ bạn nên nhớ
Để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn khi thực hiện các mẹo chữa cứng cổ này bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Thăm khám với bác sĩ chuyên môn nếu tình trạng cứng cổ không cải thiện sau 7 ngày thực hiện những mẹo chữa kể trên.
- Những biện pháp này khá an toàn, dễ thực hiện nhưng chỉ áp dụng với những ai bị cứng cổ nhẹ và cứng cổ không do nguyên nhân bệnh lý.
- Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn thực hiện đúng nhất.
- Điều trị bằng nhiệt nóng – lạnh thì cần chú ý điều chỉnh để không gây bỏng da.
- Với các bài tập thì nên thực hiện vận động trước khi tập để tránh bị trật khớp, cứng cổ nặng nề hơn.
- Người bệnh cũng nên thay đổi lối sống, ngồi làm việc đúng tư thế, ngủ đúng tư thế để hạn chế cổ cũng như cột sống bị cong vẹo, tổn thương.
- Bổ sung thêm nhiều thực phẩm có chứa canxi và vitamin D để giúp xương chắc khỏe hơn.
- Tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể cũng như hỗ trợ vùng cổ dẻo dai và linh hoạt hơn, phòng ngừa cứng cổ kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Trên đây là tổng hợp 7 mẹo chữa cứng cổ vô cùng đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Người bệnh có thể dễ dàng áp dụng những biện pháp này để giảm tình trạng đau nhức, khó chịu ở vùng cổ và bả vai. Nếu nhưng tình trạng cứng cổ kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn hãy liên hệ đến bác sĩ, chuyên gia xương khớp để được tư vấn cách chữa trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Thông tin hữu ích:
- Hướng Dẫn Cách Chữa Chai Chân Bằng Hành Tím Hiệu Quả, An Toàn
- Chuyên Gia Dinh Dưỡng Giải Đáp Chi Tiết: Ăn Gì Mọc Nhiều Tóc?