Bệnh nhiệt miệng xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Bệnh có thể tự khỏi, ít ảnh hưởng đến sức khỏe chung nhưng trong thời gian mắc bệnh, bạn sẽ gặp nhiều đau đớn và khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng. Đó là lý do mà rất nhiều người quan tâm đến cách điều trị và ngăn ngừa tình trạng này.
Định nghĩa nhiệt miệng
Nhiệt miệng tiếng Anh gọi là Canker sore (tạm dịch một loại đau do loét). Khi gặp tình trạng này, người bệnh luôn trong tình trạng đau đớn, khó chịu, đặc biệt là khi ăn uống, nói chuyện hoặc sử dụng thực phẩm nóng, khô cứng.
Nhiệt miệng đa số sẽ có màu trắng hoặc hình oval, thi thoảng cũng chuyển sang vàng. Tuy nhiên, viền ở xung quanh nốt nhiệt lại có màu đỏ, sưng và nổi cao hơn niêm mạc thông thường.
Tình trạng này sẽ khác so với lở miệng hay mụn nước vì không có tính lây lan mà chỉ ảnh hưởng đến 1 khu vực nhất định. Các vết nhiệt miệng ở mô đặc biệt như lưỡi sẽ làm quá trình ăn uống, giao tiếp, ngay cả nuốt nước bọt cũng cảm thấy mệt mỏi, đau nhức.
Đọc thêm: Điểm danh cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất, đảm bảo an toàn
Nguyên nhân nhiệt miệng
Những nguyên nhân khiến tình trạng này liên tục hình thành và gây đau nhức cho người bệnh là:
- Suy giảm chức năng đào thải độc tố của gan khiến độc tố bị tích tụ. Từ đó, chúng tồn tại trong niêm mạc miệng, lưỡi ở thời gian dài và tạo thành các vết mọng nước, khi vỡ ra thì gây viêm loét.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu đã tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, cơ thể nhiễm khuẩn khiến cơ chế sinh học trong miệng mất cân bằng. Vi khuẩn xâm nhập làm đốt cháy niêm mạc miệng, lưỡi khiến chúng hình thành các vết loét.
- Khi vùng miệng gặp phải một số bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, viêm răng… cơ thể sinh ra cơ chế tự miễn, tự phản kháng nên xuất hiện các vết loét ở lưỡi.
- Chế độ dinh dưỡng không thích hợp như ăn quá nhiều đồ cay nóng hoặc không cung cấp đầy đủ vitamin B9, B12, vitamin C và một số khoáng chất như sắt, kẽm…
- Ở phụ nữ, nguyên nhân nhân có thể là do thay đổi nội tiết tố hoặc mất cân bằng hormone.
- Do căng thẳng, mệt mỏi, áp lực từ công việc, cuộc sống làm suy giảm hệ miễn dịch và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Tham khảo: Nhiệt Miệng Có Lây Không? Lưu Ý Gì Khi Bị Bệnh [Click Xem Ngay]
Đối tượng mắc nhiệt miệng
Nhiệt miệng rất hay gặp và phổ biến trong đời sống, đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc nhiệt miệng. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng đó là:
- Những người sống trong vùng nhiệt đới.
- Những người có chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể.
- Những người căng thẳng quá mức.
- Ăn các loại thực phẩm có tính kích ứng cao, thực phẩm cay nóng.
- Những người bị tổn thương niêm mạc miệng nhưng không điều trị kịp thời.
Triệu chứng nhiệt miệng
Vậy khi bị nhiệt miệng, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng nào. Các biểu hiện rõ nét nhất của bệnh lý này là:
- Lưỡi có cảm giác sưng nóng, xuất hiện các vết áp xe nông ở lưỡi, các góc miệng hay ở dưới môi.
- Vết nhiệt miệng có hình oval nhỏ với đường viền đỏ xung quanh gây cảm giác đau nhức khó chịu, đặc biệt là khi nói chuyện hoặc ăn uống.
- Sau 1-2 tuần, vết loét bắt đầu chuyển sang màu trắng, đỡ đau hơn và dần khỏi hẳn.
- Các chuyên gia cho biết, nhiệt miệng ở lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với ung thư lưỡi. Nhưng nếu bạn hiểu rõ về tình trạng này và nắm được nguyên nhân, dấu hiệu mắc bệnh thì hoàn toàn có thể phân biệt được.
Lưu ý, nhiệt miệng xuất hiện theo mùa và sẽ tự khỏi sau một thời gian. Ngược lại, ung thư lưỡi lại gây ra vết loét lớn, gây ngứa, chảy máu lưỡi và không thể tự khỏi. Mặt khác, nguyên nhân gây ung thư lưỡi còn do người bệnh lạm dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá, nhiễm virus hoặc là biến chứng của viêm cận răng.
Xem ngay: Ăn Đồ Nóng Bị Đau Họng Và Giải Pháp Khắc Phục Hiệu Quả
Chẩn đoán nhiệt miệng
Có khá nhiều trường hợp có triệu chứng tương tự như nhiệt miệng như bệnh giardias, bệnh crohn, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Việc xác định chính xác bệnh nhiệt miệng bằng mắt thường mà không cần đến xét nghiệm.
Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhân bị nhiệt miệng nặng vẫn cần làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu, sinh thiết để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh.
Điều trị nhiệt miệng
Nhiệt miệng có thể tự khỏi sau 1-2 tuần nhưng không phải trường hợp nào cũng dễ dàng như vậy. Tuy nhiên, không ít người vẫn gặp phải trường hợp nặng khi các vết loét ở lưỡi nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống. Do đó việc tìm ra cách điều trị nhanh chóng để cải thiện vấn đề này là rất cần thiết.
Thuốc Tây y chữa nhiệt miệng
Thông thường khi đến khám bệnh tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe một lượt để xác định nguyên nhân gây nhiệt. Sau thời gian thăm khám và nắm rõ tình hình, các chuyên gia sẽ kê những đơn thuốc sau:
- Kháng sinh: Có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm tại vết loét. Một số cái tên phổ biến là cotrimoxazol, metronidazol, amoxicillin…
- Thuốc giảm đau: Giúp làm giảm tình trạng đau nhức do nhiệt miệng gây ra khi ăn uống, được sử dụng rộng rãi nhất là Paracetamol.
- Thuốc chống dị ứng: Thuốc này được sử dụng cho những trường hợp bị nhiệt miệng mà nguyên nhân gây ra là dị ứng.
- Thuốc Corticosteroid: Đây là loại tân dược khá quen thuộc để giảm đau tức thời. Tuy nhiên, loại thuốc này lại có thể mang tới nhiều tác dụng phụ.
- Thuốc mỡ bôi: Công dụng chính là làm lành nhanh tổn thương tại vết loét, làm dịu niêm mạc. Những cái tên nổi bật gồm Benzocaine, hydrogen peroxide…
Đồng thời, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các loại vitamin bổ sung nhóm C, B, PP…
Nên đọc thêm thông tin: Top 12 Loại Thuốc Xịt Viêm Họng Chất Lượng, Hiệu Quả Nhanh
Mẹo dân gian
Biện pháp khắc phục tại nhà sẽ giúp người bệnh đẩy nhanh tốc độ phục hồi để sớm loại bỏ cảm giác đau nhức khó chịu.
Chữa nhiệt miệng bằng nước súc miệng:
- Pha 2 muỗng nước ép nha đam cùng một thìa cà phê baking soda với nửa cốc nước ấm.
- Nhấp 1 ngụm nhỏ chỗ nước vừa pha rồi súc miệng trong 10s.
- Lặp lại quá trình trên cho tới khi hết nước súc miệng.
- Áp dụng mỗi ngày 1 lần.
- Lưu ý, bạn không nên nuốt chỗ nước này.
Mật ong và nghệ:
- Trộn hai nguyên liệu mật ong và bột nghệ theo tỉ lệ 1:2.
- Khuấy đều hỗn hợp rồi chấm lên vùng bị loét, giữ nguyên trong 2-3 phút.
- Bạn súc miệng lại với nước sạch để có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và không cho chúng xâm nhập vào bên trong.
- Hằng ngày bạn nên thực hiện biện pháp khoảng 3 lần.
Đọc ngay: Viêm Họng Hạt Gây Hôi Miệng: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục
Phòng tránh nhiệt miệng
Muốn ngăn nhiệt miệng hình thành thì cách tốt nhất là bạn phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc với yếu tố tác động xấu. Do đó, bạn cần chú ý đến những vấn đề chăm sóc sức khỏe sau để bảo vệ răng miệng:
- Luôn nhớ nên bổ sung chất xơ, vitamin, sắt, kẽm để nâng cao sức khỏe và hạn chế thương tổn xuất hiện ở niêm mạc để nhanh làm lành vết loét.
- Cung cấp chất dinh dưỡng hoặc protein cần thiết cho cơ thể mỗi người.
- Uống thật nhiều nước để có thể hỗ trợ quá trình đào thải độc tố ở bên trong.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng thường xuyên để hạn chế vi khuẩn phát triển.
- Ổn định tinh thần thoải mái, tránh làm việc quá sức và tập luyện thể dục nâng cao sức đề kháng.
- Tuyệt đối không tùy tiện mua và sử dụng thuốc giảm đau để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu dùng thuốc bừa bãi có thể sẽ làm vết loét khó khỏi hơn.
- Người bệnh hãy nói không với các loại kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa Sodium Lauryl Sulfate.
Bài viết trên đã chia sẻ các thông tin bổ ích về bệnh nhiệt miệng cũng như biện pháp điều trị chứng bệnh bằng cả Đông, Tây y và mẹo dân gian. Vẫn biết đây không phải là bệnh lý phức tạp nhưng bạn cũng nên chữa trị sớm ngay khi có dấu hiệu đầu tiên để không gặp ảnh hưởng trong đời sống và công việc.
Xem thêm: 14 Cách Chữa Viêm Họng Mãn Tính Bằng Mật Ong Hay, Dễ Làm