Nhiệt miệng ăn gì và kiêng gì là những vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm khi mắc phải bệnh lý này. Những vết nhiệt miệng tưởng chừng như đơn giản nhưng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu khi ăn uống và sinh hoạt. Việc không kiêng khem trong quá trình ăn uống có thể làm cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm ra đáp án chính xác nhất cho vấn đề nhiệt miệng nên ăn gì.
Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện vết loét ở niêm mạc miệng hay môi, có thể hình thành từng đám và gây đau đớn cho người bệnh rất nhiều. Những vết nhiệt miệng sưng trắng, có viền đỏ và thời gian khỏi khá lâu. Nguyên nhân gây nhiệt miệng có thể đến từ căng thẳng, hệ miễn dịch kém, thiếu vitamin, tổn thương mô,…
Nhiệt miệng ăn gì? TOP thực phẩm tốt cho sức khỏe
Để tình trạng nhiệt miệng có thể sớm cải thiện và người bệnh ổn định lại sức khỏe, bên cạnh việc điều trị bạn cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Thực phẩm khi nạp vào cơ thể đi qua đường miệng và tiếp xúc trực tiếp đến các vết nhiệt miệng. Do đó, câu hỏi bị nhiệt miệng ăn gì được rất nhiều người bệnh quan tâm và tìm hiểu.
Sau đây là một số nhóm thực phẩm, trái cây thích hợp cho bệnh nhân bị nhiệt miệng, bạn có thể tham khảo và sử dụng.
Thực phẩm giàu vitamin B
Như chúng ta đã tìm hiểu, một trong số nguyên nhân hàng đầu khiến bạn dễ dàng bị nhiệt miệng là bởi chế độ dinh dưỡng hàng ngày của chúng ta thiếu hụt vitamin B. Có thể kể đến những nhóm vitamin B phổ biến như vitamin B2, B3, B7, B12.
Vitamin B theo các nghiên cứu y khoa hiện đại đánh giá có vai trò rất quan trọng trong tiến trình phục hồi các vùng mô bị tổn thương. Trong cơ thể có các nhóm mô cần vitamin B để lành lại nhanh bao gồm niêm mạc, mô liên kết, các da, hệ miễn dịch hay hệ thống thần kinh.
Bản chất những vết loét nhiệt miệng là một vùng niêm mạc đang bị tổn thương do hại khuẩn xâm nhập. Do đó, việc bổ sung vitamin B trong trường hợp này cực kỳ cần thiết, chúng sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tái tạo mô mới và thúc đẩy thời gian làm lành vết thương. Bị nhiệt miệng nên ăn gì thì vitamin B là câu trả lời rõ ràng nhất.
Một số nhóm thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin nhóm B tự nhiên, người bệnh bị nhiệt miệng hãy tham khảo danh sách này để lên thực đơn ăn uống cho mình hàng ngày:
- Nhóm chứa vitamin B2: Có trong các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá thu; nhóm thịt bò; sữa động vật; trứng; đậu phụ hoặc các loại nấm.
- Nhóm thực phẩm nhiều vitamin B3: Sẵn trong gan động vật; cá cơm; các loại thịt heo, thịt gà; các loại hạt như đậu phộng, gạo lứt, đậu Hà Lan; ngũ cốc; củ khoai tây;…
- Nhóm thực phẩm chứa vitamin B7: Có thể ăn nhiều đỗ xanh; nấm; rau như súp lơ xanh, măng tây; củ khoai lang; hạt óc chó; thịt có màu đỏ.
- Nhóm chứa vitamin B12: Có trong gan động vật; các loại cá mòi và cá hồi; thịt có màu đỏ; sữa động vật; trứng;…
- Tham Khảo Ngay: Top 7+ Cách Chữa Nhiệt Miệng Nhanh Khỏi Nhất Và Những Lưu ý Cần Thiết
Nhiệt miệng ăn gì? Nhóm thực phẩm giàu chất Sắt
Sắt với hàm lượng 0,004% so với cơ thể nhưng chúng thuộc nhóm chất khoáng thiết yếu cho sự sống. Sắt giúp cho các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, duy trì nhóm cơ bắp luôn chắc khỏe, cải thiện nhận thức, hệ miễn dịch cũng như ảnh hưởng tới tâm trạng của mỗi người.
Những triệu chứng khi cơ thể thiếu sắt không mơ hồ mà rất rõ ràng, có thể kể đến như: Cơ thể mệt mỏi suy nhược, lở loét xung quanh miệng và đặc biệt là tình trạng nhiệt miệng. Do hàm lượng hemoglobin và myoglobin suy giảm nhanh chóng khiến lưỡi nhợt nhạt, sưng đau và từ đó hình thành nên vết nhiệt, vết loét.
Chính bởi vậy, việc bổ sung những thực phẩm giàu sắt có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể nói chung, đồng thời làm lành nhanh vết nhiệt miệng. Danh sách những thực phẩm có chứa nhiều sắt mà bạn nên tham khảo: Trứng; nội tạng động vật; hàu; tôm; cá; thịt đỏ hay thịt trắng; rau lá có màu xanh đậm; các loại quả như đu đủ, táo đỏ; hạt như đỗ đen, đỗ tương, gạo;…
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Vitamin C có khả năng chống oxy hóa mức độ cao, do đó chúng giúp sản xuất số lượng bạch cầu lớn, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt. Từ đó, cơ thể hoàn toàn dễ dàng chống lại những nhiễm trùng hay mầm bệnh tấn công từ bên trong.
[pr_middle_post]
Không chỉ những tổn thương niêm mạc do nhiệt miệng mà với bất kỳ tổn thương mô nào bạn cũng có thể sử dụng vitamin C để cải thiện. Chúng giúp thúc đẩy tăng sinh Collagen, từ đó làm giảm thời gian làm lành vết thương, ngay cả những vết thương hở vùng nhạy cảm khó liền.
Tương tự như vitamin B, vitamin C cũng dễ dàng tìm thấy được trong các thực phẩm tự nhiên. Do đó để trả lời câu hỏi ăn gì hết nhiệt miệng, người bệnh hãy bổ sung những loại rau củ và trái cây giàu vitamin C cho cơ thể như sau:
- Các loại rau củ: Bao gồm ớt chuông đỏ xanh, rau cải xoăn, rau cải xanh, hoa súp lơ xanh.
- Các loại trái cây: Dễ dàng tìm thấy ở trong ổi, đu đủ, dứa,…
Bổ sung nhóm thực phẩm giàu kẽm trong chế độ ăn
Bị nhiệt miệng ăn gì, chắc hẳn người bệnh không thể bỏ qua nhóm nguyên tố vi lượng kẽm. Chúng đóng vai trò tối quan trọng trong việc tổng hợp protein, DNA cho cơ thể, giúp ích cho sự phân chia tế bào máu. Ngoài ra chúng còn giúp hoàn thiện cấu trúc tim, niêm mạc hay tế bào thần kinh võng mạc.
Thiếu kẽm sẽ thể hiện thành rất nhiều đặc trưng riêng. Ngoài hiện tượng loét miệng người bệnh còn gặp phải các biểu hiện đó là tóc rụng nhiều, móng giòn, khung xương yếu, răng có hiện tượng xỉn màu.
Để cải thiện tình trạng nhiệt miệng một cách tốt nhất, bạn hãy nhớ bổ sung kẽm đều đặn trong chế độ ăn uống hàng ngày thông qua các thực phẩm sau: Thịt đỏ; động vật có vỏ; các loại cây họ đậu; ngũ cốc; rau chân vịt; socola;… Đây là những thực phẩm giải đáp cho thắc mắc bị nhiệt miệng nên ăn uống gì?
Những thực phẩm có lợi ích giúp giải nhiệt
Không thể không kể đến rằng, tình trạng nhiệt miệng là do yếu tố nóng trong gây ra. Đông y nhận định, nhiệt miệng xuất phát điểm do gan tích tụ độc tố làm cho tỳ vị hư, từ đó gây lở loét miệng.
Do đó, việc bổ sung những thực phẩm bao gồm món ăn hay đồ uống thanh đạm, có tính mát sẽ giúp giải trừ hỏa độc, mát gan để từ đó giảm nhanh tình trạng nóng trong. Nhờ vậy, nhiệt miệng cũng được thuyên giảm nhanh chóng và hạn chế khả năng tái phát.
Các nhóm thực phẩm, đồ uống nên bổ sung bao gồm:
- Món ăn thanh nhiệt: Chè hạt sen, chè đậu, canh bí bầu, canh khổ qua, canh rau ngót, rau mồng tơi nấu tôm cua,…
- Các loại nước thanh nhiệt: Trà hoa hòe, trà hoa cúc, trà cây cam thảo, sinh tố diếp cá, nước rau má, nước sắn dây,…
- Đọc Thêm: Bệnh Nhiệt Miệng Có Lây Không, Có Tự Khỏi Không? Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Những thực phẩm người bị nhiệt miệng cần tránh tối đa
Bên cạnh vấn đề ăn gì để hết nhiệt miệng, bạn đọc cũng cần chú ý đến những nhóm thực phẩm, đồ ăn là khắc tinh của tình trạng này. Việc vết loét miệng tiếp xúc trực tiếp với món ăn có hại sẽ làm hiện tượng đau nhức, lở loét nghiêm trọng hơn.
Loại bỏ nhóm thực phẩm chứa Gluten khỏi chế độ ăn
Tình trạng nhiệt miệng xảy ra nhiều, dai dẳng lâu ngày không khỏi và dễ tái phát rất có thể do đường ruột của bạn không dung nạp Gluten (loại protein có trong ngũ cốc, yến mạch). Hội chứng này khi xảy ra có thể gây ra các biểu hiện, trong đó rõ ràng nhất chính là tình trạng loét miệng, nổi mụn nước Herpes.
Chính bởi vậy, người bệnh khi bị nhiệt miệng do nguyên nhân này cần phải loại bỏ nhóm thực phẩm chứa Gluten là ngũ cốc, lúa mì, yến mạch khỏi chế độ ăn. Trong trường hợp xác định rõ nhiệt miệng do yếu tố khác gây ra, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường.
Những loại đồ ăn khô cứng
Đồ ăn quá khô và cứng như bánh mì, mía, đồ ăn chiên giòn,… thường có chứa nhiều cạnh sắc. Chúng có thể đâm vào vùng loét miệng khi bạn nhai hoặc ăn uống hàng ngày, khiến người bệnh đau đớn và khó chịu. Do đó, hãy ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt và không cần nhai nhiều trong khoảng thời gian bị nhiệt miệng.
Không ăn các nhóm đồ ăn, gia vị cay
Những gia vị cay như ớt, tiêu, mù tạt khi ăn vào cơ thể sẽ làm gia tăng nhiệt độ trong khoang miệng của bạn. Chính vì lý do này, những vết loét của bạn sẽ có hiện tượng đau nhức hơn, chúng còn có thể sưng phù và kéo theo sự hình thành những vết nhiệt miệng mới.
Không ăn các loại đồ ăn mặn
Những loại đồ ăn mặn gây ảnh hưởng không nhỏ tới các vết loét miệng. Chúng xâm nhập vào vết thương hở và làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, những loại mắm như mắm tôm tép, mắm cáy, nước mắm tự ủ có thể chứa vi khuẩn, khi ăn vào dễ làm vết loét tổn thương.
Tránh xa những loại đồ ăn uống chua
Thực phẩm chua thường chứa nhiều acid, chúng sẽ làm cho vết nhiệt miệng bị đau và xót, khiến nhiệt miệng lan rộng hơn. Chính vì thế, hãy tránh xa những món ăn có vị chua trong giai đoạn này. Ngoài ra, các loại quả giàu vitamin C nhưng chua bạn cũng cần phải tránh, như là cam quýt hay chanh.
Đồ uống gây hại cho sức khỏe cần hạn chế
Không chỉ thức ăn, các loại đồ uống cũng tác động không nhỏ đến sức đề kháng và khả năng cải thiện bệnh nhiệt miệng. Bạn cần hạn chế đến mức tối đa hoặc kiêng hoàn toàn những loại sau:
- Rượu bia: Chúng làm cho cơ thể giảm khả năng hấp thụ vitamin B và liên tục đào thải ra nước tiểu. Chính vì thế, khi uống nhiều rượu bia bạn sẽ khiến nhiệt miệng trở nên lâu khỏi hơn. Ngoài ra rượu bia còn làm cho niêm mạc miệng bị khô, giúp vi khuẩn dễ dàng tấn công vào vết thương hở ở miệng.
- Cà phê: Chứa hàm lượng acid salicylic cao, cà phê có thể làm cho các mô nhạy cảm trong miệng và từ đó những vết loét đỏ khó chịu dễ dàng nổi lên.
- Nước ngọt có gas: Chứa acid phosphoric có thể gây viêm nhiễm và dẫn đến tình trạng nhiệt miệng. Chúng cũng gây bào mòn men răng và khiến bạn dễ bị sâu răng hơn thông thường.
- Đừng Bỏ Lỡ: Những Bài Thuốc Chữa Nhiệt Miệng An Toàn Và Hiệu Quả Cho Người Bệnh
Những lưu ý trong quá trình ăn uống cho người bị nhiệt miệng
Tình trạng nhiệt miệng làm cho người bệnh có cảm giác đau nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống hàng ngày. Bởi vậy trong vấn đề ăn và sử dụng thực phẩm, người bệnh cần chú ý như sau:
-
Chọn các món ăn mềm, dễ nhai và nuốt: Những món hầm, ngũ cốc đã làm mềm trong sữa, khoai tây nghiền, khoai lang là lựa chọn tốt nhất dành cho người bệnh. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng món ăn kèm như phô mai, mì ống, pho mát nghiền, sữa trứng, pudding ăn nhẹ, sữa lắc hay sinh tố để ăn. Chúng không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất mà còn không ảnh hưởng đến niêm mạc vết loét.
- Chuẩn bị thức ăn cẩn thận để dễ ăn hơn: Để việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn và giảm đau nhức vết loét, người bệnh hãy cắt nhỏ thức ăn thành nhiều miếng. Trong trường hợp đau nặng, bạn có thể cân nhắc đến việc dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn thực phẩm rồi nấu. Hãy nấu thức ăn cho thật mềm, nấu thêm một chút nước thịt hoặc nước sốt để giảm độ mặn cho các món ăn. Bởi đồ ăn chứa nhiều muối có thể gây khó chịu khi bạn đang bị đau miệng.
- Hạn chế tối đa việc ăn đồ ăn quá nóng: Nhiều người có thói quen ăn đồ ăn nóng, sẽ rất không tốt nếu như bạn đang bị khó chịu ở miệng hay cổ họng. Giải pháp tốt nhất lúc này là hãy để thức ăn nguội ở nhiệt độ thường hay những đồ ăn lạnh bỏ ra ngoài để làm dịu. Sau đó bạn có thể tiến hành ăn bình thường và bớt đi nỗi lo nhiệt độ tác động xấu đến vết loét nhiệt miệng.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp chi tiết vấn đề nhiệt miệng ăn gì mà bạn đọc đang quan tâm. Hãy nhớ, bên cạnh chế độ ăn uống bạn cần duy trì thói quen sinh hoạt khoa học và tích cực, kết hợp với phương pháp điều trị đúng đắn để nhiệt miệng cải thiện nhanh chóng nhất.
- Chuyên Gia Giải Đáp: Nhiệt Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị