Hiện nay, bài thuốc chữa nhiệt miệng nào đang được người bệnh tin tưởng và áp dụng nhất, mang đến hiệu quả cao và không gây tác dụng phụ được nhiều người quan tâm. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn các phương thuốc Đông y trị nhiệt miệng an toàn, phù hợp với mọi đối tượng người bệnh.
Nhiệt miệng thường dễ quan sát thấy ở vùng niêm mạc miệng như má trong, ở dưới lưỡi, nướu,… Chúng là những vết loét nhỏ, có hình tròn hoặc hình oval màu trắng vàng với viền xung quanh màu đỏ. Tình trạng nhiệt miệng không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên bệnh khiến cho người bệnh gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt.
Điều trị nhiệt miệng hiện nay có rất nhiều phương pháp, trong đó Đông y là một giải pháp tốt được ưu tiên sử dụng. Sở dĩ người bệnh an tâm khi dùng thuốc Đông y bởi chúng an toàn, lành tính và rất hiệu quả.
Các bài thuốc chữa nhiệt miệng từ Đông y hiệu quả nhất
Theo Đông y, nhiệt miệng thuộc vào chứng Khẩu Cam, xuất hiện khi chính khí suy giảm, dễ bị tác động bởi tà khí xâm nhập bên ngoài. Nhiệt độc tích tụ lâu ngày, gây hỏa hư và thấp nhiệt, kết hợp với âm hư hình thành bệnh.
Đông y cổ phương chia chứng nhiệt miệng ra làm 2 nguyên nhân để trị, cụ thể đó là nhiệt miệng do chứng Hư hỏa và Thực hỏa. Với mỗi tác nhân đều có phác đồ chữa trị khác nhau. Dưới đây chúng tôi xin gửi đến bạn đọc tham khảo một số phương thuốc được dùng phổ biến hiện nay, được người bệnh đánh giá kết quả điều trị tốt.
- Đọc Thêm: 10 Cách Chữa Bệnh Nhiệt Miệng Nhanh Nhất Và Hiệu Quả Cao
Phương thuốc chữa nhiệt miệng do chứng Thực hỏa
Nhiệt miệng do chứng thực hỏa gây nên dễ dàng nhận biết bởi các vết loét sưng, có màu đỏ và đau rát rất đặc trưng. Chúng mọc nhiều và tập trung thành những nốt lớn ở vùng niêm mạc trong miệng. Ngoài vùng má trong, các nốt này cũng có thể mọc tại lưỡi thành đám, nguy cơ hình thành mủ trắng nếu nặng.
Người bệnh khi bị nhiệt miệng thực hỏa luôn có cảm giác đau nhói, nhức nhối và nóng vùng loét, đau nhức nhiều hơn khi ăn uống đồ mặn, chua cay. Miệng luôn trong trạng thái thiếu nước, hơi thở có mùi, nước tiểu sậm màu và mùi nồng.
Các phương thuốc Đông y trong trường hợp này sẽ tập trung vào điều trị tại chỗ các triệu chứng bệnh, giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra thuốc cũng đi sâu vào bồi bổ tạng phủ, tiêu viêm, thanh nhiệt cơ thể để từ đó nâng cao sức khỏe.
Nếu bạn đang bị nhiệt miệng có các biểu hiện như trên, hãy áp dụng một vài bài thuốc trong nhóm này:
- Bài thuốc uống số 1
Người bệnh chuẩn bị các vị dược liệu gồm sinh địa, vị huyền sâm, thạch cao, ngọc trúc, cây cam thảo. Những vị thuốc này mang đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, sau đó mang đi sắc với nước nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 2 bát nước thì dừng lại.
Thuốc chữa nhiệt miệng do thực hỏa mỗi ngày bạn sử dụng 1 thang, chia thành nhiều lần để uống trong ngày và nên uống khi còn ấm. Sau khi uống khoảng 5 ngày, người bệnh có thể nghỉ ngơi khoảng vài ngày rồi tiếp tục uống đợt mới.
- Bài thuốc uống điều trị thứ 2
Phương thuốc này phù hợp với những đối tượng bị nhiệt miệng có kèm theo tình trạng đỏ lưỡi, mất ngủ, táo bón, tiểu tiện nóng. Người bệnh chuẩn bị những vị thuốc như sinh địa, mộc thông, cây trúc diệp, thăng ma, thạch cao, vị lô căn.
Mỗi ngày bạn sắc 1 thang thuốc trên để uống đều đặn. Người bệnh nên uống thuốc khi còn ấm để gia tăng tác dụng, hãy uống trong ngày và tránh để thuốc đã sắc sang ngày hôm sau. Sau khi nhiệt miệng khỏi hẳn, bệnh nhân nên dùng dư ra vài thang thuốc nữa để cơ thể được ổn định hoàn toàn.
- Bài thuốc giúp giảm đau nhanh
Chuẩn bị các vị dược liệu như tế tân, đinh hương, cây cam thảo để điều chế thành bài thuốc chữa nhiệt miệng. Người bệnh hãm những thảo dược này cùng với 50ml nước sôi, nhớ đậy kín nắp để tinh dầu dễ dàng thôi ra nước.
Sau khoảng 20 phút, người bệnh có thể dùng nước này để uống. Hãy uống chậm rãi để những dược tính của thuốc dễ dàng thẩm thấu vào niêm mạc vết loét, từ đó làm giảm nhanh cơn đau.
- Tham Khảo: Người Bị Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì? Và Không Nên Ăn Gì?
Điều trị chứng nhiệt miệng do Hư hỏa
Bệnh nhiệt miệng do chứng hư hỏa gây ra thường gặp nhiều ở các đối tượng có cơ thể gầy yếu, miệng khô khan. Vết loét do nhiệt miệng thường không sưng đau, có hiện tượng đỏ ở quanh miệng vết thương.
Nhiệt miệng do hư hỏa thường bị tái phát nhiều lần trong năm, có thể tự khỏi nhưng đôi khi xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu. Khi đó, bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến những cách chữa nhiệt miệng bằng bài thuốc nam đơn giản như sau:
- Bài thuốc chữa số 1
Người bệnh chuẩn bị các loại thảo dược khô gồm sa sâm, mạch môn, cây hoàng bá, sinh địa, cam thảo mỗi vị khoảng 4g. Sau khi đã rửa sạch bụi bẩn, bạn để cho ráo bớt nước rồi đem sắc để uống thành nhiều lần trong ngày.
Bệnh nhân bị nhiệt miệng nên dùng thuốc này liên tục khoảng 5 – 10 thang, sau đó có thể nghỉ ngơi vài ngày rồi tiếp tục uống đợt tiếp theo.
- Bài thuốc số 2
Bạn chuẩn bị các vị thảo dược để sắc như sinh địa, vị hoài sơn, hoàng bá, bạch phục linh, đan bì và huyền sâm. Nếu cảm thấy khó ngủ, hãy thêm vị táo nhân, vừng đen vào trong bài thuốc để mang đến hiệu quả tốt hơn.
Thuốc sắc kỹ và người bệnh chắt nước đề uống đều mỗi ngày, duy trì 1 thang/ ngày cho đến khi những dấu hiệu nhiệt miệng hết hoàn toàn.
Đọc thêm thông tin: 9 Nước Súc Miệng Trị Viêm Họng Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
Những chú ý khi sử dụng bài thuốc chữa nhiệt miệng Đông y
Đông y với lợi thế là những bài thuốc điều trị bệnh an toàn, hiệu quả và ít tác dụng phụ, kết hợp từ các cây cỏ tự nhiên. Cũng chính vì thế trong quá trình sử dụng, người bệnh cần hết sức lưu ý đến một số vấn đề để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Dược tính tự nhiên của thuốc Đông y thường cần nhiều thời gian hơn, do đó người bệnh cần kiên trì trong suốt quá trình chữa bệnh.
- Người bệnh cần tuân thủ thời gian và liệu trình thuốc Đông y theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu tự ý sử dụng hay bỏ dở thuốc giữa chừng sẽ không có kết quả chữa trị tốt.
- Để an toàn nhất, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y học cổ truyền uy tín. Tại đây có bác sĩ chuyên môn sẽ khám và tư vấn, kê đơn chính xác cho bạn điều trị.
- Trong trường hợp bạn đang có phác đồ chữa nhiệt miệng khác, không nên tự ý kết hợp chúng mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.
- Hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học cho sức khỏe trong suốt thời gian điều trị để nâng cao sức đề kháng cơ thể. Bạn nên bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, omega 3,…
- Vitamin C rất tốt trong trường hợp nhiệt miệng do chúng có khả năng kháng khuẩn và làm lành vết thương. Chúng có nhiều trong các loại quả như cam, bưởi, kiwi, ổi, táo,…
- Hạn chế việc ăn đồ ăn quá mặn, đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ bởi chúng dễ gây nóng trong làm nhiệt miệng kéo dài không khỏi. Ngoài ra những thực phẩm này tiếp xúc trực tiếp với vết thương ở miệng làm nó lở loét nghiêm trọng hơn.
- Một số vị thuốc Y học cổ truyền không phù hợp dùng cho trẻ nhỏ, chị em đang mang thai hay cho con bú. Do đó bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận trước khi dùng.
Trên đây là một vài bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng Đông y đơn giản, dễ thực hiện mà bạn đọc có thể tham khảo. Trong quá trình áp dụng nếu có bất kỳ vấn đề gì bạn nên dừng thuốc luôn và thăm khám sớm tại các địa chỉ chuyên khoa uy tín.
Tìm Hiểu Ngay:
- Nguyên Nhân Nhiệt MiệngLà Gì? Phương Pháp Điều Trị Và Những Lưu ý
- Bệnh Nhiệt Miệng Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Cho Người Bệnh