Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất như thế nào? Đây được xem là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay nhưng không biết thực hiện sao cho hiệu quả. Dưới đây là phương pháp chữa nhiệt miệng bằng mẹo dân gian, thuốc Tây, thuốc Đông y phổ biến bạn có thể tham khảo!
3 cách chữa nhiệt miệng nhanh và hiệu quả nhất
Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dấu hiệu chính là vết loét nhỏ xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, nướu hay má. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cảm giác khó chịu, đau rát, nóng trong và khó có thể nói chuyện, ăn uống bình thường. Dưới đây là 3 cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất bạn có thể tham khảo.
Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất với mẹo dân gian
Phương pháp chữa nhiệt miệng đầu tiên được giới thiệu đó chính là áp dụng mẹo dân gian tại nhà. Đây được xem là biện pháp phổ biến, được ông cha ta truyền lại từ xa xưa và cho hiệu quả khá tốt.
Những mẹo này sử dụng nguyên liệu là các loại thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên, dễ kiếm, dễ tìm. Chính vì vậy, bạn có thể yên tâm chữa nhiệt miệng vô cùng an toàn, lành tính và tiết kiệm tối đa chi phí.
Một số mẹo đơn giản như sau:
- Sử dụng mật ong: Mật ong nguyên chất có tính kháng khuẩn, chống viêm, ức chế và tiêu diệt các loại nấm gây nhiệt miệng. Nguyên liệu này cũng giúp làm lành vết thương hiệu quả. Do đó, hàng ngày bạn chỉ cần ngậm một thìa mật ong khoảng 2 – 3 phút, sau đó nuốt từ từ. Thực hiện đều đặn sẽ thấy vết nhiệt miệng được loại bỏ nhanh chóng.
- Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà với giấm táo: Giấm táo có tác dụng tương tự như một kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng. Trong giấm táo có chứa axit axetic có tác dụng tiêu diệt nấm và vi khuẩn có hại, đồng thời gia tăng số lượng các lợi khuẩn. Hãy lấy một ít giấm táo tươi pha với nước ấm với tỷ lệ 1:1, sau đó dùng dung dịch này súc miệng hàng ngày khiến các vết loét nhanh chóng biến mất.
- Dùng bột sắn dây chữa nhiệt miệng: Bột sắn dây trong YHCT còn gọi là cát căn – vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc sâu bên trong cơ thể. Cách chữa nhiệt miệng với bột sắn dây vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần pha sắn dây với nước ấm để uống. Dùng bột sắn dây hàng ngày để thanh lọc cơ thể và tăng cường thải độc.
- Sử dụng nước khế chua: Khế chua được biết đến có tính bình, vị chua và ngọt. Công dụng chính là lợi tiểu, kháng viêm và long đờm. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều acid oxalic, vitamin và các khoáng chất tốt như Calci, Na, Fe, K; có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt. Bạn dùng nước ép khế chua mỗi ngày, lưu ý ngậm và nuốt dần chứ không phải uống.
- Bã chè khô chữa nhiệt miệng hiệu quả: Chất tanin có trong chè xanh có tác dụng chữa nhiệt miệng nhanh chóng. Mỗi lần uống trà, bạn nên giữ lại phần túi lọc, sau đó đắp trực tiếp lên vết loét. Mẹo nhỏ này giúp làm giảm đau, sưng tấy và chống viêm rất tốt.
Các mẹo trị nhiệt miệng dân gian từ nguyên liệu thiên nhiên được tin tưởng và được áp dụng phổ biến lâu nay. Tuy nhiên chúng chỉ mang tính truyền miệng và chưa có kiểm định chính xác.
Hiệu quả chữa nhiệt miệng trên mỗi người cũng không giống nhau, có người hợp hoặc không. Do đó bạn cần tránh lạm dụng, nếu lâu ngày không thấy biến chuyển cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
- Tham Khảo Ngay: Những Bài Thuốc Chữa Nhiệt Miệng Đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Dùng thuốc Tây điều trị bệnh nhanh
Thuốc Tây y được xem là phương pháp phổ biến nhất trong chữa bệnh nhiệt miệng vì tính linh hoạt cũng như hiệu quả mang lại vô cùng nhanh chóng. Thuốc tác dụng nhanh vào trong cơ thể, giúp triệt tiêu triệu chứng bệnh ngay tức khắc và giúp người bệnh sớm ổn định sức khỏe trong thời gian ngắn nhất.
Những loại thuốc này có bán nhiều ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Cách dùng khá đơn giản, đặc biệt thích hợp với những ai thường xuyên bận rộn. Một vài loại thuốc chữa nhanh nhiệt miệng bạn có thể tham khảo như:
- Colchicine 0,6mg và prednisone: Colchicine 0,6mg và prednisone là hai loại thuốc uống được dùng nhiều nhất khi bị nhiệt miệng. Đặc điểm thuốc có tính kháng viêm mạnh, giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn và nấm gây hại tấn công các vết loét. Đồng thời, colchicine 0,6mg và prednisone còn hỗ trợ các vết loét ở lợi, nướu lành nhanh hơn.
- Thuốc kháng nấm: Nếu không may bị nhiệt miệng có bội nhiễm nấm tại chỗ, điều người bệnh cần phải uống các loại thuốc kháng nấm như itraconazole, fluconazol hoặc nystatin. Ngoài ra nên kết hợp thuốc uống với các loại thuốc bôi khác cũng sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
- Thuốc uống corticosteroid: Corticosteroid dạng uống được sử dụng trong trường hợp nhiệt miệng kéo dài vài ngày không khỏi. Loại thuốc này có công dụng giúp giảm tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng, thậm chí là chỉ sau 1 đêm. Tuy nhiên Corticosteroid lại có nhiều tác dụng phụ như gây suy giảm hệ miễn dịch, giòn xương hay uống lúc đói có thể gây viêm loét dạ dày,…
- Cách điều trị nhiệt miệng nhanh nhất với thuốc kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh mắc nhiệt miệng bị bội nhiễm, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Loại kháng sinh được kê đơn nhiều nhất là biseptol có chứa sulfamethoxazole và trimethoprim. Nếu vết loét lớn khó lành lại, bạn sẽ cần kết hợp dùng thêm thuốc kháng sinh spiramycin và metronidazol.
- Viên vitamin, sắt và kẽm: Đa phần các trường hợp bị nhiệt miệng là do cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất. Lúc này người bệnh nên tăng cường bổ sung các nhóm dinh dưỡng dưới dạng viên uống. Đặc biệt là các viên vitamin C, vitamin nhóm B, viên kẽm, sắt và axit folic để nhanh chóng cải thiện sức khỏe.
Những loại thuốc Tây trên khá an toàn và lành tính. Tuy nhiên bạn chỉ được phép dùng khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý mua hoặc tăng giảm liều dùng thuốc vì như vậy có thể dẫn đến một vài tác dụng phụ không tốt.
Đọc thêm: 9 Nước Súc Miệng Trị Viêm Họng Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất với Đông y
Bệnh nhiệt miệng trong Đông y được gọi là “Khẩu sang”. Tuy là dạng bệnh cục bộ (chỉ xuất hiện trong khoang miệng), nhưng có liên quan mật thiết tới hoạt động của các tạng, phủ trong cơ thể, đặc biệt là tâm và tỳ. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng không tốt tới các cơ quan khác.
Phương pháp chữa trị nhiệt miệng theo Đông y chủ yếu là thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, chống viêm, lương huyết. Từ đó cân bằng nội tiết, giảm đau rát và làm lành tổn thương ngoài da.
Một số bài thuốc Đông y phổ biến bạn có thể tham khảo như sau:
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị 20g cỏ mực, 10g ngân hoa, 12g sinh địa, 12g liên kiều, 10g tri mẫu, 12g hoàng bá, 12g bạch thược, 10g hồng hoa, 20g cát căn, 10g trần bì, 10g đại táo, 10g trúc diệp. Cho tất cả vào sắc uống 3 lần/ ngày.
- Bài thuốc số 2: Gạo tẻ bạn chuẩn bị 100g nấu thành cháo, sau đó cho thêm 50g bột cát căn vào nấu chín ăn trong ngày. Dùng liên tục trong khoảng từ 3 – 5 ngày. Công dụng chính của bài thuốc này là thanh nhiệt, giải độc, nhuận táo, đặc biệt thích hợp cho trường hợp nhiệt miệng, nướu răng sưng chảy máu hay táo bón.
- Bài thuốc số 3: Chuẩn bị 15g huyền sâm, 15g mạch môn đông, 10g sinh địa hoàng, 10g thục địa hoàng, 6g sơn thù, 15g sơn dược, 15g bạch thược, 12g đương quy, 6g xuyên khung, 10g hoàng bá, 10g tri mẫu, 12g đan bì, 10g trạch tả. Sau đó đun cùng 1 lít nước, sắc lấy khoảng 450ml và chia ra 3 lần trong ngày. Duy trì liên tục từ 4 – 5 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách chữa nhiệt miệng nhanh khỏi nhất bằng Đông y rất an toàn, lành tính và phù hợp với mọi đối tượng. Đặc biệt là cơ thể sẽ được thanh lọc từ sâu bên trong và mang đến hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên cần lưu ý mua thuốc ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.
- Xem Thêm: Bệnh Nhiệt Miệng Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Những lưu ý trong quá trình điều trị nhiệt miệng
Thực tế rằng, các vết loét thường rất dễ tái phát và ảnh hưởng đến ăn uống, giao tiếp cũng như công việc hàng ngày. Do đó bạn cần chú ý một vài lưu ý trong quá trình điều trị nhiệt miệng như sau:
- Cải thiện dinh dưỡng: Cần tránh những thức ăn gây kích ứng miệng của bạn như các loại hạt, khoai tây chiên, một số loại gia vị, thức ăn mặn và trái cây có tính axit như dứa, bưởi hay cam,…
- Chọn thực phẩm lành mạnh: Để giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, hãy ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Bổ sung dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp cân bằng nhiệt lượng, thanh lọc cơ thể.
- Bổ sung vitamin: Đây là lưu ý vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong những ngày hè oi bức. Bạn cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi.
- Vệ sinh răng miệng: Chải răng thường xuyên sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa sẽ giúp giữ cho miệng của bạn sạch sẽ. Bạn nên sử dụng bàn chải mềm để ngăn kích ứng các mô mỏng ở miệng, đồng thời cũng tránh dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa thành phần natri lauryl sulfat.
- Ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập: Nếu bạn đang trong quá trình niềng răng hoặc các thiết bị nha khoa khác, hãy hỏi ý kiến nha sĩ về các loại sáp chỉnh nha. Như vậy sẽ giúp che các cạnh sắc nhọn, tránh làm tổn thương phần lợi và nướu.
- Giảm căng thẳng: Nếu vết loét nhiệt miệng của bạn liên quan đến căng thẳng, bạn cần tránh stress và áp lực. Người bệnh nên thư giãn, thiền hoặc tập thể dục thể thao mỗi ngày để giải tỏa tâm lý cũng như cân bằng cảm xúc trong quá trình điều trị nhiệt miệng.
Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất hiện nay, rất đơn giản và dễ dàng áp dụng. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn đã chọn lựa được cho mình phương pháp hiệu quả, đảm bảo an toàn. Đừng quên quan tâm đến sức khỏe của cả gia đình mỗi ngày!
Tìm Hiểu Thêm:
- Tại Sao Bị Nhiệt Miệng? Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị
- Bị Nhiệt Miệng Thì Không Nên Ăn Gì Và Ăn Gì Để Hết Nhiệt Miệng