Viêm amidan quá phát là bệnh lý đường hô hấp thường gặp với các triệu chứng đặc trưng là ho, đau rát cổ họng, sưng họng,… Nếu không điều trị, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.
Viêm amidan quá phát là gì?
Viêm amidan quá phát là một thể của bệnh viêm amidan mãn tính, khởi phát khi bệnh viêm amidan cấp không được điều trị đúng cách và dứt điểm. Đặc trưng của bệnh lý này là khối amidan bị sưng phồng và có kích thước to hơn cấu trúc cơ bản rất nhiều, gây hẹp khoang họng, cản trở chức năng ăn uống và nói chuyện. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên thành amidan, thường tái phát ít nhất 4 lần/năm.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm amidan quá phát có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, kể cả trẻ em và người lớn. Dựa vào mức độ tiến triển mà bệnh lý này được chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Cụ thể:
- Viêm amidan quá phát độ 1: Khối amidan trở nên to tròn, cuống gọn và chiều ngang nhỏ. Chiều ngang của amidan chưa bằng 1/4 khoảng cách chân trụ trước. Người bệnh có cảm giác đau nhức và khó chịu bên trong họng nhưng vẫn nhai nuốt được.
- Viêm amidan quá phát độ 2: Amidan có hình dạng to tròn tương tự như cấp độ 1 nhưng đã tăng dần về kích thước. Chiều ngang của khối amidan nhỏ hơn 1/3 so với khoảng cách chân trụ trước. Đồng thời, mức độ đau nhức cũng tăng lên, cổ họng tiết nhiều chất nhầy kèm theo mùi hôi khó chịu.
- Viêm amidan quá phát độ 3: Bệnh đã tiến triển nặng và biểu hiện ra ngoài với nhiều triệu chứng khó chịu như đau nhức khi ngậm miệng, hay há miệng khi ngủ, gây khó khăn khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt, hơi thở hôi, ngủ ngáy,… Chiều ngang của khối amidan lúc này nhỏ hơn hoặc bằng 1/2 so với khoảng cách chân trụ trước.
- Viêm amidan quá phát độ 4: Hay còn gọi là viêm amidan thể xơ chìm. Giai đoạn bệnh này thường xảy ra ở người lớn với các đặc trưng là amidan có màu đỏ sậm, trụ sau dày, nhiều vết viêm nhô lên bề mặt,… Người bệnh sẽ bị ho nhiều, khó thở, hơi thở hôi, đau nhức nặng, gầy sút cân, thay đổi giọng nói,…
- Xem Ngay: Trường Hợp Amidan Sưng To Gây Khó Thở Thì Phải Làm Sao
Nguyên nhân gây viêm amidan quá phát
Không điều trị dứt điểm bệnh viêm amidan cấp tính, khiến bệnh tái phát nhiều lần và viêm nhiễm nặng hơn chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm amidan quá phát. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do tác động từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến là:
- Do sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn và virus gây hại. Thường gặp là Adenoviruses, Virus Parainfluenza, liên cầu khuẩn, virus Parainfluenzae,…
- Cấu trúc amidan nhiều khe hốc, là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây hại. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển với số lượng lớn và tấn công vào khối amidan gây viêm.
- Thời tiết thay đổi thất thường hoặc chuyển mùa khiến cơ thể không kịp thích nghi, gây suy giảm đề kháng và dễ tổn thương đến amidan.
- Tiền sử mắc các bệnh lý về đường hô hấp như cúm, sởi, ho gà,… nhưng không tiến hành điều trị và chăm sóc không đúng cách.
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo hoặc ăn kiêng khem quá mức, khiến sức đề kháng suy yếu và tạo cơ hội cho bệnh khởi phát.
- Sức đề kháng suy yếu hoặc có cơ địa dễ dị ứng, khiến bệnh viêm amidan diễn ra kéo dài dai dẳng.
- Bị tạng bạch huyết quá phát khiến khả năng chống lại tác nhân gây hại của cơ thể bị suy giảm.
- Sống trong môi trường bị ô nhiễm chứa nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá, hóa chất độc hại,…
- Cơ thể bị nhiễm lạnh do tiêu thụ đồ ăn lạnh, trời chuyển biến lạnh,…
- Thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Đọc thêm thông tin: Viêm Amidan Gây Khó Thở: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Triệu chứng của bệnh viêm amidan quá phát
Các triệu chứng của bệnh viêm amidan quá phát thường diễn ra kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì thế, bạn cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân để sớm nhận biết ra bệnh và có biện pháp can thiệp đúng cách ngay từ sớm. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là:
– Triệu chứng tại chỗ:
- Vùng họng có cảm giác ngứa ngáy và đau rát, khối amidan sưng phồng gây cản trở đường hô hấp và ăn uống.
- Nhiều trường hợp sẽ hình thành nên mủ bên trong hốc amidan, tiết ra chất nhầy và mủ có mùi hôi rất khó chịu.
- Kích thước amidan thay đổi bất thường gây ảnh hưởng đến giọng nói của người bệnh, giọng trở nên khàn hơn bình thường.
– Triệu chứng toàn thân:
- Sụt cân nhanh chóng
- Vị giác suy giảm gây kém ăn
- Sốt cao, mệt mỏi
- Giao tiếp khó khăn
- Khó thở hoặc ngưng thở khi ngủ
Ở một số trường hợp, bệnh còn gây ra tình trạng sốt cao do bội nhiễm hoặc nhiễm khuẩn lan rộng. Lúc này, triệu chứng đau nhức và mệt mỏi sẽ diễn ra kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Bệnh amidan quá phát có nguy hiểm không?
Viêm amidan quá phát là giai đoạn nặng của bệnh viêm amidan, có thể khởi phát ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Thông thường, các triệu chứng của bệnh sẽ tái phát nhiều lần trong năm và kéo dài liên tục trong nhiều ngày liền. Nếu không điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Các biến chứng đó là:
- Biến chứng tại chỗ: Áp xe amidan hoặc quanh amidan gây sưng tấy trên diện rộng, đau rát cổ họng khó chịu, sốt cao,…
- Biến chứng kề cận: Gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh và khởi phát các bệnh lý như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản,…
- Biến chứng toàn thân: Tình trạng nhiễm trùng lan rộng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như viêm cầu thận, viêm cơ tim,…
Khi bệnh viêm amidan quá phát khởi phát ở trẻ em sẽ có mức độ nguy hiểm cao hơn do thể chất của trẻ còn kém, chưa có khả năng chống lại sự tấn công của tác nhân gây hại. Nếu khối amidan phát triển với kích thước quá lớn còn gây ra biến chứng biến dạng khuôn mặt, trẻ chậm phát triển thể chất, thậm chí là tử vong.
- Xem Thêm: Bé Bị Viêm Amidan Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không
Cách điều điều trị bệnh viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau giúp cải thiện triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa phát sinh biến chứng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết bạn có thể tham khảo:
Điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian
Mẹo điều trị bệnh dân gian đã được cha ông ta áp dụng, mang lại hiệu quả tốt nên được lưu truyền đến ngày nay. Các mẹo trị bệnh này có cách thực hiện khá đơn giản và tuyệt đối an toàn đối với sức khỏe, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tự áp dụng để trị bệnh tại nhà.
- Dùng gừng tươi: Gừng đem rửa sạch, thái sợi mỏng rồi cho vào cốc nước sôi hãm trong khoảng 10 phút. Sau đó, chắt lấy nước uống ngay khi còn ấm giúp làm dịu cổ họng và giảm viêm.
- Dùng chanh và đường phèn: Chanh đem rửa sạch rồi thái thành lát mỏng. Cho chanh và 1 thìa cà phê đường phèn vào cốc, đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 10 phút rồi dùng để uống. Sử dụng 2 – 3 lần/ngày bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.
- Dùng tỏi: Tỏi đem lột vỏ, đập dập rồi trộn với 200 ml sữa tươi. Đem hỗn hợp trên đi đun sôi trong khoảng 10 phút, để nguội rồi dùng để uống. Sử dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Xem ngay: Có Nên Cắt Amidan Không? Các Phương Pháp Tốt Nhất
Điều trị bằng thuốc Tây y
Amidan quá phát nên điều trị bằng thuốc Tây y theo đơn kê của bác sĩ. Dược tính trong thuốc có tác dụng kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng của bệnh và tiêu diệt tác nhân gây ra bệnh. Việc dùng thuốc điều trị viêm amidan cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Các loại thuốc được dùng phổ biến là:
- Thuốc kháng sinh: Được kê đơn với những trường hợp khởi phát bệnh do liên cầu tan huyết gây ra. Thường dùng là Zinnat, clamoxyl, augmentine,…
- Thuốc giảm đau: Paracetamol là loại thuốc được dùng phổ biến nhất, giúp cải thiện tình trạng phù nề và đau họng do bệnh lý gây ra
- Thuốc chống viêm: Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng xung huyết tại khối amidan. Thường dùng là men chống viêm, amifase, betadine, lysopaine,…
- Thuốc giảm ho long đờm: Chỉ được kê đơn với những trường hợp ho nhiều gây kiệt sức hoặc đờm đặc khó khạc nhổ ra ngoài. Thường dùng là N – Acetylcystein, Bromhexin, Dextromethorphan…
- Thuốc súc họng: Có tác dụng làm sạch đường hô hấp và hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm. Thường dùng là Povidon, Betadine, Oropivalone…
Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường hoặc phản ứng dị ứng sau khi dùng thuốc, cần báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý hoặc thay đổi loại thuốc điều trị khác phù hợp hơn.
Can thiệp ngoại khoa
Phẫu thuật cắt bỏ amidan là phương pháp điều trị bệnh được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Cắt amidan là thủ thuật can thiệp ngoại khoa đơn giản, có thời gian thực hiện nhanh chóng và phục hồi nhanh. Mục đích của việc cắt bỏ amidan là loại bỏ nhanh và chính xác ổ viêm tại amidan.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên tiến hành cắt bỏ amidan. Amidan là cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ em dưới 10 tuổi. Nếu cắt amidan cho trẻ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp khác, nguy cơ mọc amidan trở lại và tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Vì thế, trẻ bị viêm amidan quá phát chỉ được làm phẫu thuật trong những trường hợp sau đây:
- Bệnh tái phát nhiều lần trong năm (trên 6 lần) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
- Viêm amidan quá phát có nguy cơ phát sinh các biến chứng như áp xe amidan viêm xoang,…
Sau phẫu thuật, người bệnh cũng cần nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách giúp quá trình phục hồi diễn ra một cách tốt nhất có thể. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường sau phẫu thuật, cần nhanh chóng báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách và kịp thời.
- Tham Khảo Thêm: Các Phương Pháp Cắt Amidan Hiện Nay An Toàn Phù Hợp
Phòng ngừa bệnh viêm amidan quá phát
Khi bị viêm amidan quá phát, ngoài điều trị chuyên khoa người bệnh cũng nên xây dựng thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ cho quá trình điều trị. Cách này còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể. Cụ thể là:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày giúp loại bỏ bớt tác nhân gây hại tồn tại bên trong vòm họng. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước ấm, súc miệng 2 lần/ngày,…
- Giữ ấm hệ hô hấp mỗi khi trời chuyển lạnh. Đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài giúp bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại. Loại bỏ các thói quen xấu dễ gây kích thích đến vùng họng như nói to, la hét,…
- Uống nhiều nước ấm hoặc nước ép trái cây giúp cải thiện triệu chứng đau rát họng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh mang lại hiệu quả. Không nên uống quá nhiều nước lạnh, tránh để tình trạng sưng viêm amidan trở nên tồi tệ hơn.
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, nên chế biến món ăn dưới dạng mềm lỏng và chia thành nhiều bữa nhỏ để sử dụng. Tăng cường bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày các loại rau củ quả tươi, cung cấp đủ đạm và kẽm cho cơ thể.
- Nên hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh như đồ ăn cay nóng nhiều gia vị, đồ uống có cồn hoặc chứa nhiều acid, thực phẩm khô cứng, sữa và chế phẩm từ sữa,…
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch. Chủ động điều trị ngay khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh viêm amidan quá phát bạn có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng có thể phát sinh biến chứng nếu không được xử lý đúng cách. Vì thế, bạn cần chủ động thăm khám và điều trị ngay khi có các dấu hiệu của bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Tình Trạng Viêm Amidan Hốc Mủ 1 Bên Và Các Cách Điều Trị
- Viêm Amidan Ở Trẻ Em: Triệu Chứng Và Cách Chữa An Toàn