Viêm amidan gây ù tai khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh viêm amidan đã tiến triển nặng, cần được điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt để không tác động xấu đến sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.
Viêm amidan gây ù tai do đâu?
Amidan chính là tổ chức lympho nằm bên trong thành họng. Chức năng chính của cơ quan này là tiết ra kháng thể để bảo vệ cơ quan hô hấp khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại và duy trì chức năng bình thường của amidan. Viêm amidan là hiện tượng khối amidan bị nhiễm trùng gây sưng viêm, đỏ tấy,… Bệnh lý này có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất là trẻ em. Một số triệu chứng mà người bệnh phải đối mặt khi bệnh khởi phát là đau rát cổ họng, đau họng, nóng sốt, ho, đau đầu, mệt mỏi,…
Tai là cơ quan nằm gần với amidan, nếu bệnh viêm amidan không được điều trị dứt điểm sẽ gây nhiễm trùng lan rộng đến tai. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với triệu chứng đau tai hoặc ù tai rất khó chịu. Khi mới khởi phát, tình trạng này chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nhưng nếu chủ quan trong việc xử lý sẽ khiến tình trạng viêm trở nặng và phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như xơ hóa màng tai, thủng màng nhĩ, suy giảm thính lực,…
Cách điều trị viêm amidan gây ù tai
Nếu có triệu chứng đau tai và ù tai khi bị viêm amidan, người bệnh cần tiến hành thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh và hướng dẫn điều trị đúng cách. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để đánh giá tổn thương tại amidan và yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm chuyên khoa cần thiết khác để đưa ra chẩn đoán xác định. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp.
Hỗ trợ điều trị tại nhà
Nếu tình trạng bệnh chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tận dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên để cải thiện triệu chứng của bệnh. Đây là phương pháp điều trị bệnh khá lành tính, có độ an toàn cao và hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:
- Dùng mật ong: Pha mật ong với nước ấm hoặc nước chanh ấm để uống mỗi ngày. Thành phần dưỡng chất bên trong mât ong có khả năng chống viêm và sát khuẩn tốt, hỗ trợ xoa dịu tổn thương tại amidan và nâng cao đề kháng cơ thể.
- Dùng lá hẹ: Lá hẹ sau khi sơ chế sạch sẽ đem đi chưng cách thủy với một ít đường phèn, chắt lấy nước uống từ 2 – 3 lần/ngày. Các thành phần dược tính trong lá hẹ như allicin, odorin, sulit… khi được cơ thể hấp thụ sẽ cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
- Xem Thêm: Cách Chữa Viêm Họng Viêm Amidan Tại Nhà Hiệu Quả An Toàn
Điều trị bằng thuốc Tây y
Trường hợp ù tai do biến chứng nhiễm khuẩn lây lan, người bệnh cần điều trị bằng thuốc Tây y chữa amidan để tránh các rủi ro không mong muốn. Việc dùng thuốc điều trị bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn sử dụng sai cách hoặc không đúng liệu trình, có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh và ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Các loại thuốc thường được kê đơn là:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế hoạt động của hại khuẩn và dần tiêu diệt chúng. Người bệnh cần dùng kháng sinh liên tục trong 7 – 10 ngày, nếu bệnh tình không chuyển biến tốt sẽ được chuyển sang phác đồ điều trị khác. Thường dùng là Cefuroxim, Cefaclor, Cefpodoxim…
- Thuốc chống viêm: Tác dụng giảm sưng viêm tại khu vực bị tổn thương. Thường dùng là Methylprednisolon, Prednisolon…
- Thuốc giảm đau hạ sốt: Khi triệu chứng sốt hoặc đau tai đang khởi phát, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng paracetamol để cải thiện. Ở một số trường hợp sẽ được chỉ định dùng ibuprofen hoặc aspirin.
- Thuốc chống xung huyết: Thuốc được kê đơn nhằm mục đích giảm phù nề, đau họng và đau tai. Thường dùng nhất là Alphachymotrypsin.
Phẫu thuật cắt amidan
Nếu tình trạng ù tai chuyển biến nặng, không đáp ứng điều trị nội khoa và có nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm thì bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên, việc cắt amidan điều trị bệnh tồn tại rất nhiều rủi ro không mong muốn. Vì thế, người bệnh chỉ nên tiến hành khi thực sự cần thiết.
Tuyệt đối không làm phẫu thuật cắt amidan cho trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 45 tuổi, người bị rối loạn đông máu, người bị nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Một số điều cần lưu ý khi làm phẫu thuật cắt amidan là:
- Thăm khám và làm xét nghiệm chuyên khoa kỹ lưỡng trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Tiến hành cắt amidan tại các cơ sở y tế uy tín, được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thực hiện.
- Ăn uống và chăm sóc vết mổ đúng cách giúp quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn.
- Cần báo cho bác sĩ ngay khi có dấu hiệu xuất hiện biến chứng để được cấp cứu kịp thời.
- Tham Khảo Thêm: Thực Hiện Cắt Amidan Ở Bệnh Viện Nào Tốt Nhất Bạn Nên Biết
Biện pháp phòng ngừa ù tai khi bị viêm amidan
Viêm amidan gây ù tai cần được xử lý càng sớm càng tốt để tránh các rủi ro không mong muốn. Để phòng ngừa bệnh tái phát nhiều lần gây tác động xấu đến sức khỏe thì người bệnh cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Cần vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối thường xuyên, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây hại bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài,…
- Duy trì thói quen ăn uống khoa học. Thực đơn ăn uống hàng ngày nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và có đặc tính kháng viêm như gừng, nghệ, rau xanh, trái cây tươi,… Không sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ăn lạnh, đồ ăn tái sống,… Nói không với rượu bia và chất kích thích.
- Duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp rèn luyện thể chất và nâng cao sức khỏe, tránh xa khói thuốc lá,… Nên bảo vệ hệ hô hấp vào những ngày trời lạnh để tránh bị cảm lạnh, không nên để nước chảy vào bên tai bị viêm.
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng viêm amidan gây ù tai, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Ù tai và đau tai là dấu hiệu cho thấy bệnh viêm amidan đã chuyển biến nặng và dễ phát sinh biến chứng, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh Viêm Amidan Gây Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
- Bị Viêm Amidan Gây Khó Thở: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị