Nguyên Nhân Bé Bị Viêm Amidan Tái Phát Nhiều Lần Và Cách Trị
Viêm amidan khi tái phát quá nhiều lần sẽ dần tiến triển sang giai đoạn mãn tính, có thể phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, bố mẹ cần nắm rõ thông tin về bệnh lý này để có biện pháp điều trị và phòng ngừa sao cho phù hợp.
Nguyên nhân bé bị viêm amidan tái phát nhiều lần
Theo chuyên gia, cơ thể trẻ em còn khá nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện để có thể chống chọi lại sự tấn công của các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường. Vì thế, trẻ rất dễ mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp và có nguy cơ tái phát nhiều lần. Viêm amidan là hiện tượng khối amidan bị viêm sưng, gây đau rát cổ họng kèm theo sốt cao. Viêm amidan tái phát là tình trạng viêm tại khối amidan bị tái đi tái lại nhiều lần, khiến triệu chứng của bệnh nặng dần theo thời gian.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh viêm amidan tái phát nhiều lần rất dễ tiến triển sang giai đoạn viêm amidan mãn tính. Lúc này, việc điều trị dứt điểm sẽ trở nên khó khăn hơn và tiềm ẩn nhiều biến chứng. Một số nguyên nhân gây tái phát bệnh thường gặp là:
- Thời thiết: Bệnh viêm amidan rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi đột ngột và những thời điểm giao mùa trong năm. Lúc này, cơ thể trẻ sẽ không kịp thích nghi với sự thay đổi của thời thiết, hệ miễn dịch hoạt động yếu đi. Điều này đã tạo cơ hội cho hại khuẩn phát triển, tấn công gây tổn thương hệ hô hấp với các biểu hiện như viêm sưng amidan, đau rát cổ họng,..
- Chế độ sinh hoạt hàng ngày: Đây là nguyên nhân gây tái phát viêm amidan ở trẻ thường gặp nhất. Nếu trẻ có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây hại xâm nhập vào bên trong vòm họng và kích thích khởi phát bệnh.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Lười đánh răng là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vi khuẩn và virus phát triển mạnh mẽ bên trong vòm họng. Thức ăn thừa không được làm sạch sẽ hình thành nên mảng bám cao răng, đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ.
- Tìm hiểu ngay: viêm amidan cấp ở trẻ em là gì, có nguy hiểm không
- Bệnh lý khác: Mắc phải một số bệnh lý tai mũi họng như viêm xoang, viêm họng, viêm mũi,… cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ tái phát viêm amidan. Lúc này, hại khuẩn đã tồn tại bên trong cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng tấn công sang amidan và gây viêm khi hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu.
- Điều trị viêm amidan cấp sai cách: Việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ tái phát amidan. Việc sử dụng kháng sinh sai cách sẽ không tác động lên vi khuẩn mà khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu, gây ra tình trạng tái phát viêm amidan liên tục và dễ phát sinh biến chứng.
Bé bị viêm amidan tái phát điều trị như thế nào?
Khi bệnh viêm amidan tái phát ở trẻ nhiều lần, bố mẹ cần có các biện pháp khắc phục đúng cách giúp bảo vệ trẻ, ngăn không cho bệnh có tác động quá lớn đến sức khỏe. Dưới đây là một số cách điều trị viêm amidan tái phát nhiều lần ở trẻ mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
Điều trị chuyên khoa
Ngay khi trẻ có các triệu chứng của bệnh, bố mẹ nên chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám xác định mức độ bệnh trạng. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp giúp cải thiện dứt điểm tình trạng bệnh, ngăn không cho tình trạng viêm tiếp tục tái phát nhiều lần.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y giúp giải quyết nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Bố mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để quá trình điều trị có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.
Nếu tình trạng bệnh không đáp ứng tốt với phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ yêu cầu làm phẫu thuật cắt amidan. Ngoài ra, phương pháp trị bệnh này còn được chỉ định thực hiện với những trường hợp sau đây:
- Amidan mãn tính tái phát 6 lần/năm
- Bệnh có nguy cơ phát sinh biến chứng viêm xoang, viêm tai giữa,…
- Amidan sưng to gây tắc nghẽn đường thở, khiến trẻ gặp khó khăn khi hô hấp và ăn uống, dẫn đến tình trạng chậm phát triển về thể chất
- Đã từng nhập viện điều trị áp xe quanh amidan ít nhất 1 lần.
Phẫu thuật cắt bỏ amidan là phương pháp điều trị cần hạn chế thực hiện với trẻ dưới 5 tuổi để tránh gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Nhưng với những trường hợp cấp thiết hoặc giai đoạn bệnh nặng có biến chứng thì vẫn chỉ định cắt amidan
- Đọc Thêm: trẻ em mấy tuổi thì cắt amidan sẽ là tốt nhất
Điều trị tại nhà
Nếu bệnh viêm amidan chỉ tái phát ở mức độ nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, bố mẹ có thể tự điều trị tại nhà cho bé bằng các mẹo vặt được lưu truyền trong dân gian. Bài thuốc dân gian chính là các loại thảo dược lành tính trong tự nhiên, khi dùng để trị bệnh sẽ có độ an toàn rất cao. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
- Uống sữa nghệ: Pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa ấm, khuấy đều rồi cho bé uống ngay khi còn ấm. Nên cho bé uống sữa nghệ ấm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Uống nước chanh ấm: Hòa một ít nước cốt chanh vào một cốc nước ấm, thêm một ít mật ong vào rồi khuấy đều lên cho tan hết. Cho bé uống từng ngụm cho đến khi hết, nên uống khi còn ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Uống nước lá hẹ tươi: Rửa sạch 1 nắm lá hẹ tươi, ngâm trong nước muối loãng để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo. Cắt hẹ thành đoạn nhỏ, thêm một ít đường phèn vào rồi đem đi hấp cách thủy. Lọc lấy phần nước cốt, cho trẻ uống khoảng 2 lần/ngày là được. Mỗi lần chỉ nên dùng từ 2 – 3 thìa cà phê.
Có thể bạn quan tâm: Viêm Amidan Quá Phát Là Tình Trạng Gì? Giải Pháp Điều Trị
Biện pháp phòng ngừa khi bé bị viêm amidan tái phát
Viêm amidan ở trẻ em là bệnh lý thường gặp, không phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu để bệnh tái phát nhiều lần sẽ tiến triển sang mãn tính và dễ phát sinh rủi ro. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ bố mẹ cần phải nắm rõ:
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với các tác nhân gây hại tồn tại bên ngoài môi trường như hóa chất, bụi bẩn, khói thuốc lá,… Nên đeo khẩu trang cho bé mỗi khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với những người đang mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
- Tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Kết hợp súc họng bằng nước muối loãng giúp làm sạch khoang họng và loại bỏ bớt vi khuẩn gây hại.
- Vào những thời điểm chuyển mùa trong năm, mẹ nên chú ý giữ ấm vùng cổ họng cho bé bằng cách đeo khăn choàng, mặc áo ấm,…
- Khi trẻ sống trong môi trường máy lạnh, nên điều chỉnh nhiệt độ ở mức vừa phải và phù hợp. Trường hợp dùng quạt tạo mát, nên để quạt cách xa trẻ và đặt chế độ quay tự động.
- Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường thể lực và sức đề kháng của cơ thể, nâng cao khả năng chống chọi với tác nhân gây bệnh.
- Thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ nên cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin và khoáng chất. Nên cho trẻ ăn chín uống sôi, chế biến món ăn dưới dạng mềm lỏng dễ tiêu hóa.
- Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ăn chiên xào, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn,… Những loại đồ ăn này rất dễ gây kích thích đến vòm họng và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Cho trẻ uống đủ 2 lít nước/ngày và nên chia thành nhiều lần để uống. Mẹ có thể cho bé uống nước lọc ấm, nước ép trái cây, nước rau củ,… Không cho trẻ sử dụng đồ uống lạnh, nước đá và kem lạnh. Hạn chế tối đa việc tiêu thụ nước ngọt và đồ uống có gas.
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng viêm amidan tái phát nhiều lần ở trẻ em, bạn có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ và có biện pháp xử lý đúng cách khi trẻ tái phát bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- viêm amidan phì đại ở trẻ em là gì, cách điều trị như thế nào
- 9 cách chữa viêm amidan tại cho trẻ tại nhà bố mẹ nên biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!