Nội dung chính

Viêm amidan mãn tính là thể bệnh nặng, nếu không điều trị dứt điểm sẽ khiến sức khỏe bị suy giảm và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, bệnh còn có nguy cơ phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như nhiễm trùng máu, viêm cầu thận,…. Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như phương án xử lý đúng cách khi có dấu hiệu của bệnh.

Viêm amidan mãn tính là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp và khó điều trị dứt điểm
Viêm amidan mãn tính là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp và khó điều trị dứt điểm

Viêm amidan mãn tính là gì?

Amidan là tổ chức bạch huyết nằm tại vùng hầu họng, chúng ta có thể dễ dàng quan sát khi há miệng to. Đây là vị trí thường xuyên tiếp xúc với thức ăn và bụi bẩn nên là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển và tấn công gây bệnh. Viêm amidan cấp tính là tình trạng nhiễm trùng cấp tính tại amidan. Đây là bệnh lý thường gặp, nếu điều trị và chăm sóc đúng cách thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện. Với những người không điều trị tốt bệnh viêm amidan cấp tính, để tình trạng viêm nhiễm diễn ra kéo dài hoặc tái phát nhiều lần sẽ dần tiến triển sang giai đoạn mãn tính.

Bệnh viêm amidan mãn tính xảy ra phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành. Ở giai đoạn mãn tính, các hốc amidan sẽ chứa đầy vi khuẩn, sỏi amidan, mủ sulfa,… Đồng thời, nhiều nang sẽ hình thành và mở rộng gây cản trở cổ họng, khiến người bệnh luôn cảm thấy vướng víu, nuốt đau, khó nuốt,.. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm tại amidan khởi phát từ 5 – 7 lần/năm, cứ sau mỗi lần viêm nhiễm thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nặng hơn và diễn ra kéo dài hơn 2 tuần. Trong y khoa, bệnh lý này được chia thành ba thể chính sau đây:

  • Viêm amidan hốc mủ: Là sự xuất hiện của các cục hạch mủ màu trắng bên trong khối amidan. Chúng có thể văng ra ngoài khi ăn uống hoặc ho. Biểu hiện đặc trưng của thể bệnh này là đau họng và hôi miệng.
  • Viêm amidan mãn tính thể quá phát: Thể bệnh này thường xảy ra ở trẻ em với biểu hiện đặc trưng là viêm tái phát nhiều lần khiến hai khối amidan bị phình to ra. Quan sát sẽ thấy hai khối amidan bị sưng to ở hai bên thành họng. Thể bệnh này được chai thành 4 cấp độ dựa vào mức độ sưng của khối amidan. Các triệu chứng thường gặp là ngủ ngáy, khó thở, thở khò khè,…
  • Viêm amidan mãn tính thể xơ teo: Thể bệnh này thường gặp ở người lớn tuổi. Đây là tình trạng khối amidan bị teo nhỏ, bề mặt trở nên gồ ghề và có nhiều hốc nhỏ. Các hốc này chứa đầy vi khuẩn và mủ. Các ổ mủ trong thể bệnh này chính là nguyên nhân gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác của bệnh viêm amidan mãn tính.

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mãn tính

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, triệu chứng của bệnh viêm amidan mạn tính khá giống với bệnh amidan thông thường. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh thường diễn ra ở mức độ nhẹ hơn, kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần và khó điều trị dứt điểm. Bạn có thể nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu đặc trưng sau đây:

  • Phì đại amidan gây ra cảm giác vướng víu ở vùng họng
  • Đau họng, ho khan, khản tiếng và hôi miệng
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ, có cảm giác đau ngay cả khi không sờ vào
  • Ở những đợt viêm cấp sẽ có sư xuất hiện của hốc mủ
  • Dễ sốt, đặc biệt là sốt về chiều
  • Cơ thể gầy gò và xanh xao
  • Ngủ ngáy
Triệu chứng của bệnh viêm amidan mãn tính gây ra cho người bệnh cảm giác rất khó chịu
Triệu chứng của bệnh viêm amidan mãn tính gây ra cho người bệnh cảm giác rất khó chịu

Triệu chứng của bệnh viêm amidan mạn tính khá giống với các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp thông thường khác. Vì thế, ngay khi thấy bản thân có các triệu chứng này, bạn nên tiến hành thăm khám chuyên khoa để xác định chính xác bệnh lý mà bản thân đang mắc phải và được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây viêm amidan mãn tính

Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm amidan mãn tính là không điều trị tốt tình trạng nhiễm trùng cấp tính tại khối amidan, để tình trạng này diễn ra kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Còn nguyên nhân gây viêm là do sự tấn công của các tác nhân gây hại, điển hình là virus và vi khuẩn. Thường gặp là Enterovirus, Epstein Barr, Herpes Simplex, Virus cúm, Vi khuẩn Streptococcus và Virus Parainfluenza.

Nếu bệnh viêm amidan khởi phát ở những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ tiến triển sang giai đoạn mãn tính là rất cao:

  • Hệ miễn dịch suy yếu ở người già, người mắc bệnh mãn tính, đang dùng thuốc điều trị bệnh hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Thường xuyên phải tiếp xúc với tác nhân gây hại do sống trong môi tường ô nhiễm, bị sâu răng hoặc các mắc bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp khác.
  • Tiền sử dị ứng hoặc viêm amidan trước đó
  • Người bị nhiễm khuẩn có khả năng kháng thuốc

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh có tác động rất lớn đối với viêc điều trị. Thông thường, điều trị amidan mãn tính sẽ nhằm mục đích loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển nhiều lần hoặc tiến triển nặng, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Biến chứng của bệnh viêm amidan mãn tính

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm amidan mãn tính là thể bệnh đáng lo ngại, người bệnh tuyệt đối không được xem thường nếu chẳng may đang mắc phải căn bệnh này. Mặc dù triệu chứng của bệnh nhẹ hơn viêm amidan cấp tính nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Một số biến chứng có thể gặp phải ở thể bệnh này là:

+ Biến chứng tại chỗ

  • Áp xe amidan: Là sự hình thành mủ ngay bên trong tổ chức amidan. Nguyên nhân gây ra biến chứng này là do khe hốc amidan bị bít tắc, gây ứ đọng bên trong và dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Biểu hiện đặc trưng của biến chứng này là viêm amidan, đau một bên amidan, sốt cao, nuốt đau, ăn uống không được, cảm giác như hóc xương, mủ lùng nhùng bên trong.
  • Viêm tấy và áp xe quanh khối amidan: Đây là hiện tượng viêm tấy mô liên kết bao bọc bên ngoài khối amidan kèm theo sự hình thành mủ. Biến chứng này thường khởi phát sau những đợt viêm cấp tính của bệnh viêm amidan mãn tính. Lúc này người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như sốt cao, cơ thể mệt mỏi bơ phờ, đau họng nhiều, đau nhói lên thấu tai khi nói,…
Bệnh amidan mãn tính biến chứng sang áp xe quanh amidan
Bệnh amidan mãn tính biến chứng sang áp xe quanh amidan

+ Biến chứng gần:

  • Áp xe thành bên họng: Khởi phát do viêm nhiễm tại amidan khẩu cái theo đường máu lan ra ngoài. Lúc này người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như sốt cao, mạch nhanh, cơ thể mệt mỏi và bơ phờ, nuốt đau hoặc khó nuốt, đau họng, đau lan lên tai, xuất hiện túi mủ với kich thước ngày càng lớn.
  • Viêm tai giữa: Thường gặp là viêm tai giữa cấp mủ với biểu hiện đặc trưng là sốt cao, đau trong tai dữ dội, đau theo nhịp mạch. Khi mủ vỡ ra thì triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng kèm theo chảy mũ ra ngoài ống tai và thủng màng nhĩ.

+ Biến chứng xa: Tình trạng nhiễm trùng lan rộng đến các cơ quan lân cận và để lại biến chứng. Điển hình là viêm khớp, viêm tim, viêm cầu thận,… Các biến chứng này chỉ xảy ra đối với những trường hợp viêm amidan mãn tính khởi phát do liên cầu beta tan máu nhóm A. Khi bị nhiễm nhóm vi khuẩn này bạn cần điều trị kháng sinh đủ liệu trình để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây hại. Nếu không, chúng vẫn tiềm ẩn bên trong cơ thể và gây ra nhiều di chứng khác. Với trường hợp nặng sẽ gây nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm khuẩn.

+ Biến chứng toàn thân: Chính là hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này thường xảy ra ở bệnh viêm amidan mãn tính thể quá phát ở trẻ em. Biểu hiện đặc trưng của biến chứng này là gây ra cơn ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, làm giảm nhịp thở,…

Cách điều trị bệnh viêm amidan mãn tính

Bệnh viêm amidan mãn tính cần được thăm khám chuyên khoa giúp xác định chính xác tác nhân gây bệnh để có thể đưa ra hướng điều trị cho phù hợp. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm một số kiểm tra cận lâm sàng như xét nghiệm dịch amidan, nang vi khuẩn, nuôi cấy vi trùng từ mẫu bệnh phẩm. Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị.

Theo chuyên gia, việc điều trị dứt điểm bệnh viêm amidan mãn tính thường không dễ dàng. Người bệnh cần tuyệt đối tuần thủ theo đúng hướng dẫn điều trị để có thể mang lai hiệu quả tốt nhất. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng khiến tình trạng viêm không được kiểm soát tốt, gây tái phát bệnh nhiều lần. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Chăm sóc tai nhà

Khi bệnh viêm amidan mãn tính khởi phát, bạn nên có các biện pháp chăm sóc tại nhà đúng cách giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh, ngăn không cho bệnh tiến triển nặng và hỗ trợ quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả. Các biện pháp đó là:

Người bệnh nên uống nhiều nước để giảm kích thích đến amidan
Người bệnh nên uống nhiều nước để giảm kích thích đến amidan
  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp cấp ẩm cho lớp niêm mạc họng, ngăn không cho amidan bị khô và đau rát khó chịu. Việc bổ sung nước còn có tác dụng ổn định thân nhiệt và ngăn ngừa sốt cao. Người bệnh chỉ nên uống nước lọc, nước ép rau quả tươi và trà thảo dược. Cần hạn chế tiêu thụ rượu bia và chất kích thích.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi khi bệnh viêm amidan cấp tính đang khởi phát, giúp cơ thể có năng lượng để chống lại tình trạng viêm nhiễm. Tuyệt đối không được lao động quá sức hoặc để đầu óc rơi vào trạng thái căng thẳng.
  • Súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn vùng họng và giảm nhẹ tình trạng nhiễm trùng tại amidan. Bạn nên súc miệng bằng nước muối mỗi ngày, ngay cả khi bệnh viêm amidan đang tái phát hoặc đã đươc điều trị khỏi.
  • Có các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại. Ví dụ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, vệ sinh mũi họng sau khi về nhà,…
  • Sử dụng máy tạo ẩm vào những ngày thời tiết hanh khô hoặc phải sinh hoạt trong môi trường điều hòa. Nếu độ ẩm trong không khí ở mức quá thấp sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, tấn công gây hại đến sức khỏe.

Dùng thuốc Tây y

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị cho phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm amidan mãn tính là:

  • Thuốc kháng sinh (Penicillin, Amoxicillin, Erythromycin)
  • Thuốc chống viêm (Alpha-choay, Amitase)
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt (Paracetamol, Ibuprofen)
  • Dung dịch súc họng (nước muối sinh lý, bicarbonate…)

Người bệnh cần dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Việc dùng kháng sinh sai cách sẽ không tiêu diệt được vi khuẩn hoàn toàn, chúng sẽ tiếp tục trú ngụ trong cơ thể và tấn công gây tái phát bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi.

Cắt amidan

Đây là phương pháp điều trị viêm amidan mãn tính được áp dụng phổ biến nhất. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc cắt amidan ở người bị viêm mãn tính sẽ có một số lợi ích như ít đau họng, giảm mức độ viêm nhiễm tại vùng họng, tránh bị tắc nghẽn đường thở và nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày. Sau phẫu thuật cần cầm máu ổn định vì biến chứng chảy máu sau cắt amidan là biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, không phải trường hợp viêm amidan mãn tính nào cũng cần phải phẫu thuật ngay. Tuyệt đối không được tiến hành cắt amidan với những trường hợp sau đây:

  • Mắc các bệnh lý về máu như cao huyết áp, rối loạn đông máu,…
  • Đang khởi phát các đợt viêm cấp tính như viêm xoang, sởi, sốt xuất huyết,…
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý như tiểu đường, viêm gan, lao,…
  • Trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
Phẫu thuật cắt amidan giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh viêm amidan mãn tính
Phẫu thuật cắt amidan giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh viêm amidan mãn tính

Biện pháp phòng ngừa viêm amidan mãn tính

Để phòng ngừa bệnh viêm amidan mạn tính, người bệnh cần có biện pháp chăm sóc sức khỏe đúng cách, ngăn không cho tình trạng viêm cấp tính tái phát nhiều lần. Trường hợp đang khởi phát bệnh ở giai đoạn cấp tính, cần điều trị dứt điểm, không để viêm kéo dài hoặc tái phát trở lại. Dưới đây là một số mẹo phòng ngừa bệnh đơn giản bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:

  • Dành nhiều thời gian để nghĩ ngơi khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi hoặc khởi phát đợt viêm cấp tính.
  • Uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế tiêu thụ nước đá và đồ ăn cay nóng.
  • Hạn chế đến những khu vực bị ô nhiễm môi trường, nên bảo vệ hệ hô hấp khi đi ra ngoài.
  • Tránh tiếp xúc và sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đang nhiễm bệnh.
  • Có các biện pháp giữ ấm hệ hô hấp khi trời chuyển lạnh như uống nước ấm, mang khăn choàng,…
  • Không nên nói to, nói nhiều hoặc la hét gây tổn thương đến niêm mạc họng.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày giúp nâng cao sức đề kháng.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm amidan mạn tính bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây là bệnh lý viêm đường hô hấp thường gặp, khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Trường hợp bệnh không được điều trị đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi liên quan

Viêm amidan mãn tính là tổn thương kéo dài tại hai khối amidan bên trong vòm họng, triệu chứng của bệnh khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và làm suy nhược cơ thể....

Xem chi tiết

Viêm amidan là một trong số bệnh lý đường hô hấp rất phổ biến, nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus hay các tác nhân xấu tấn công. Vậy người bị bệnh viêm amidan...

Xem chi tiết

Uống nhiều nước khi bị viêm amidan mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà. Vậy bị viêm amidan có được uống nước không? Theo dõi...

Xem chi tiết

Viêm amidan ho ra máu là một tình trạng ít gặp, thường chỉ xảy ra ở trường hợp viêm nặng và kéo dài. Máu tươi có thể lẫn trong đờm hoặc không, dễ nhầm lẫn...

Xem chi tiết

Cắt amidan có nguy hiểm không? Vấn đề này luôn khiến nhiều người bệnh lo sợ mặc dù việc cắt amidan chỉ là một tiểu phẫu y khoa khá đơn giản. Trong một số trường...

Xem chi tiết

Trẻ bị viêm amidan có nôn không là thắc mắc chung của nhiều phụ huynh. Trên thực tế buồn nôn là một trong những triệu chứng thường gặp của viêm amidan. Tuy nhiên tình trạng...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp