Viêm amidan hốc mủ là thể amidan mãn tính nguy hiểm, cần được điều trị dứt điểm để tránh các biến chứng không mong muốn. Nếu để tình trạng nhiễm trùng phát triển lan rộng vào máu sẽ đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết dưới đây là một số thông tin cần biết về bệnh lý này bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.
Viêm amidan hốc mủ là gì? Có nguy hiểm không?
Amidan là tổ chức lympho nằm ở phía sau hầu họng với chức năng tương tự hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể và tăng khả năng chống lại sự tấn công của tác nhân gây hại. Bệnh Viêm amidan là tình trạng khối amidan bị viêm sưng do sự tấn công của vi khuẩn hoặc virus. Nếu bệnh lý này không được điều trị, tình trạng viêm sẽ diễn ra kéo dài và biến chứng sang viêm amidan hốc mủ.
Viêm amidan hốc mủ là một thể đặc biệt của bệnh viêm amidan mạn tính, bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất là trẻ nhỏ và những người có sức đề kháng suy yếu. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các biến chứng đó là:
- Biến chứng tại chỗ: Tổ chức amidan sưng to khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống và nuốt nước bọt. Sau khoảng 1 tuần, tình trạng viêm nhiễm sẽ phát triển lan rộng ra xung quanh và hình thành nên ổ mủ. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như đau họng, khàn tiếng,…
- Biến chứng gần: Tình trạng viêm nhiễm tại khối amidan sẽ phát triển lan rộng đến các cơ quan lân cận như tai, mũi, họng,… Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến cơ quan hô hấp và tạo điều kiện cho các bệnh lý tai – mũi – họng khởi phát. Với những trường hợp nghiêm trọng sẽ khởi phát bệnh viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh khí quản, ung thư vòm họng,…
- Biến chứng toàn thân: Nếu tình trạng nhiễm trùng tiến triển sang giai đoạn nặng sẽ gây ra tình trạng phù mặt và phù tay chân. Vi khuẩn gây bệnh còn có thể xâm nhập vào máu và gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác như khó thở, ngừng thở khi ngủ, viêm cầu thận, viêm khớp,…
- Xem Thêm: Người Bị Bệnh Viêm Amidan Hốc Mủ Có Nên Cắt Không
Triệu chứng của bệnh viêm amidan hốc mủ
Các triệu chứng của bệnh viêm amidan hốc mủ cũng tương tự như các bệnh lý viêm nhiễm tại đường hô hấp khác khiến bạn rất dễ nhầm lẫn. Vì thế, ngay khi thấy cơ thể có phản ứng bất thường, bạn nên tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Một số triệu chứng mà bạn phải đối mặt khi bị viêm amidan hốc mủ là:
- Khối amidan bên trong vòm họng bị sưng to và nóng đỏ, khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy và đau rát cổ họng. Nếu người bệnh có thói quen khạc nhổ để giảm ngứa sẽ khiến tổn thương tại amidan trở nên trầm trọng hơn.
- Xuất hiện ổ mủ màu trắng ngà trông như bã đậu bên trong hốc amidan nếu tình trạng viêm diễn ra kéo dài. Theo thời gian, các ổ mủ sẽ dần chuyển sang màu vàng kèm theo mùi hôi. Lúc này, hơi thở của người bệnh sẽ có mùi hôi rất khó chịu.
- Xuất hiện dịch đờm bên trong vòm họng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và có thói quen khạc nhổ để loại bỏ chúng.
- Cơ thể sẽ bị sốt hoặc sốt cao do phản ứng của hệ miễn dịch đối với sự tấn công của tác nhân gây bệnh.
- Khối amidan sưng to gây cản trở đến việc nuốt, nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu.
- Giọng nói bị thay đổi, gây ra tình trạng khàn tiếng và thở khò khè.
Với những trường hợp bệnh khởi phát ở giai đoạn cấp tính sẽ gây sốt cao trên 38.5 độ, đau tức ngực kèm theo khó thở, mất tiếng, lưỡi trắng, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và chán ăn,… Khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn mãn tính thì triệu chứng sẽ bớt nghiêm trọng hơn với các biểu hiện như sốt 38 độ, ngứa rát cổ họng, kho khan và khàn tiếng, thở khò khè và ngủ ngáy.
Nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh viêm amidan hốc mủ khởi phát khi bệnh viêm amidan mãn tính không được điều trị dứt điểm. Bạn cần nắm rõ các nguyên nhân gây ra bệnh viêm amidan để có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh có thể kể đến là:
- Cấu tạo amidan: Amidan nằm ở giữa đường hô hấp và đường ăn uống, vị trí này phải tiếp xúc với nhiều bụi bẩn và thức ăn nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đồng thời, khối amidan có cấu tạo nhiều hốc ngăn nên là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn gây hại. Khi cơ thể có sức đề kháng suy yếu, chúng sẽ tấn công vào khối amidan gây viêm. Nếu không điều trị dứt điểm tình trạng viêm, bệnh sẽ tiến triển sang viêm amidan hốc mủ.
- Do tạng bạch huyết: Sự phát triển quá mức của tạng bạch huyết ở vùng cổ họng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm amidan hốc mủ. Vì thế, những người có tạng bạch huyết phát triển cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
- Mắc bệnh lý tai mũi họng: Tai mũi họng có cấu tạo liên thông với nhau. Nếu bạn mắc phải bệnh lý nhiễm trùng tại một trong ba cơ quan này sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vùng họng. Nếu tình trạng viêm họng diễn ra kéo dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh khởi phát.
- Đọc Thêm: Triệu Chứng Bị Viêm Amidan Hốc Mủ Một Bên Là Như Thế Nào
- Môi trường sống: Bệnh viêm amidan hốc mủ rất dễ khởi phát ở những người phải sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, chứa nhiều khói bụi hoặc vi khuẩn gây bệnh. Đây là những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, gây ra tình tạng viêm kéo dài tại tổ chức amidan.
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết sẽ thay đổi thất thường vào thời điểm giao mùa trong năm. Điều này đã khiến cho cơ thể không kịp thích nghi, tạo cơ hội cho bệnh viêm họng khởi phát và gây tổn thương đến khối amidan. Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh.
- Ý thức vệ sinh răng miệng: Bệnh viêm amidan hốc mủ rất dễ khởi phát ở những người có thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Lúc này, vi khuẩn gây hại tồn tại bên trong vòm họng sẽ có cơ hội phát triển và tấn công vào tổ chức amidan. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng thường gặp và tăng nguy cơ khởi phát bệnh viêm amidan mạn tính.
- Thói quen ăn uống: Bệnh viêm amidan hốc mủ cũng rất dễ khởi phát ở những người có thói quen ăn uống thiếu khoa học. Ví dụ như thường xuyên tiêu thụ đồ ăn cay nóng, lạm dụng rượu bia, uống nước ngọt có gas, thói quen hút thuốc lá,…
Các cách điều trị viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp, nhiều người cho rằng bệnh có thể tự khỏi nên đã chủ quan trong việc thăm khám và điều trị. Điều này đã tạo cơ hội cho tình trạng viêm diễn ra kéo dài và biến chứng sang bệnh viêm amidan hốc mủ. Nếu người bệnh vẫn tiếp tục không điều trị sẽ phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh viêm amidan hốc mủ, bạn cần chủ động đưa ra biện pháp can thiệp sao cho phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
Mẹo điều trị tại nhà
Nếu bệnh viêm amidan hốc mủ vẫn chưa tiến triển sang giai đoạn nặng, bạn có thể sử dụng các bài thuốc truyền miệng trong dân gian để cải thiện. Đây là mẹo trị bệnh có cách thực hiện khá đơn giản và có độ an toàn cao, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi áp dụng tại nhà. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:
- Súc họng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng sát trùng và diệt khuẩn, bạn có thể súc họng bằng nước muối mỗi ngày giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại tồn tại bên trong khoang miệng. Sau vài ngày thực hiện, tình trạng sưng viêm và hôi miệng sẽ được cải thiện đáng kể.
- Dùng lá húng chanh: Tinh dầu lá húng chanh có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, bạn có thể tận dụng để hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Bạn chỉ cần đem lá húng chanh đi chưng cách thủy với đường phèn trong khoảng 20 phút rồi uống. Sử dụng liên tục trong khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy tình trạng bệnh có chuyển biến tốt.
- Uống mật ong và gừng: Mật ong là thảo dược quý trong Đông y, có tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm rất hiệu quả. Bạn chỉ cần đem đi chưng cách thủy cùng với một ít gừng tươi rồi dùng để uống. Nên sử dụng từ 2 – 3 lần/ngày để cải thiện tình trạng sưng viêm tại amidan.
- Tham Khảo Thêm: Các Cách Trị Viêm Amidan Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả
Sử dụng thuốc Tây y
Khi triệu chứng của bệnh viêm amidan hốc mủ tiến triển nặng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, bạn nên thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc điều trị bệnh đúng cách. Dược tính trong thuốc Tây y sau khi đi vào cơ thể có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm và đẩy lùi triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Các loại thuốc thường được kê đơn:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn gây hại tồn tại bên trong vòm họng. Thường dùng là Amoxicillin, Erythromycin, Roxithromycin,…
- Thuốc kháng viêm và giảm đau: Được kê đơn nhằm cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm amidan hốc mủ gây ra. Thường dùng là Paracetamol, Advil Ibuprofen, Aspirin,…
Dựa vào triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thêm một số loại thuốc điều trị khác. Điển hình là:
- Thuốc giảm ho: Trường hợp ho có đờm sẽ được kê đơn thuốc Terpin hydrate, Natri benzoat, Guaifenesin. Trường hợp ho khan sẽ được chỉ định dùng Dextromethorphan và codein.
- Thuốc giảm đau rát cổ họng: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc xông họng, dung dịch súc họng hoặc viên ngậm để cải thiện. Dược tính trong thuốc có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại và giảm sưng.
- Thuốc chống phù nề: Thuốc kháng viêm Alphachymotrypsin hoặc Prednisolon sẽ được kê đơn nhằm mục đích giảm phù nề tại niêm mạc bị tổn thương.
Thành phần dược tính trong thuốc Tây y rất cao nên mang lại hiệu quả điều trị bệnh rất nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này cũng đã làm gia tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Vì thế, bạn cần dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc về dùng tại nhà. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc, cần báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
Can thiệp ngoại khoa
Nếu tình trạng bệnh không có chuyển biến tốt sau thời gian dài dùng thuốc Tây y, bác sĩ sẽ xem xét và yêu cầu người bệnh thực hiện phẫu thuật cắt amidan. Ngoài ra, phương pháp điều trị này cũng được chỉ định thực hiện với những người bị tái phát viêm amidan nhiều lần hoặc bệnh viêm amidan hốc mủ có nguy cơ phát sinh biến chứng.
Amidan có vai trò bảo vệ hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây tổn thương đến vòm họng và hệ hô hấp. Vì thế, việc cắt amidan có thể để lại một số ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe. Ví dụ như sức đề kháng suy yếu, dễ bị nhiễm trùng, chảy máu trong,…Vì thế, phương pháp điều trị này thường được áp dụng cuối cùng khi tất cả các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả tích cực.
- Tìm Hiểu Thêm: Cắt Amidan Bằng Phương Pháp Nào Tốt Nhất, An Toàn Và Hiệu Quả
Biện pháp phòng ngừa viêm amidan hốc mủ
Như được nhắc đến ở trên, nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm amidan hốc mủ là do tình trạng viêm amidan diễn ra kéo dài mà không được điều trị dứt điểm. Vì thế, để phòng ngừa bệnh lý này bạn cần phải điều trị dứt điểm bệnh lý về đường hô hấp mà bản thân đang mắc phải. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chủ động trong việc phòng ngừa bệnh thông qua các biện pháp đơn giản sau đây:
- Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại tồn tại bên trong vòm họng. Nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm giúp làm sạch họng và loại bỏ thức ăn tồn đọng bên trong.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Nên sử dụng đồ ăn mềm và dễ tiêu nếu đang bị tổn thương tại vùng niêm mạc họng.
- Uống nhiều nước giúp cấp ẩm cho vòm họng và làm dịu tổn thương tại niêm mạc, bạn cũng có thể uống nước ép trái cây giúp tăng đề kháng cơ thể. Hạn chế sử dụng đồ uống lạnh, đồ uống chứa chất kích thích, nước ngọt có gas,…
- Nên nói nhỏ hoặc nói với âm lượng đủ nghe, không nên la hét hoặc nói quá nhiều khiến thanh quản bị tổn thương và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về họng.
- Cần có các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp như đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài, giữ ấm vùng tai mũi họng khi trời chuyển lạnh, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc ở môi trường bị ổ nhiễm,…
- Duy trì lối sống tích cực giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ví dụ như tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, ngủ đúng giờ và đủ giấc, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh stress kéo dài,…
- Tiến hành thăm khám và điều trị dứt điểm các bệnh lý về đường hô hấp mà bản thân đang gặp phải như viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa,… Tránh để tình trạng viêm nhiễm phát triển lan rộng đến các cơ quan xung quanh, điển hình là amidan.
Bài viết trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm amidan hốc mủ mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Viêm amidan hốc mủ rất dễ phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được xử lý đúng cách. Vì thế, bạn không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị khi có các dấu hiệu của bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động trong việc phòng ngừa, ngăn không cho bệnh tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách Phân Biệt Viêm Họng Và Viêm Amidan Tránh Nhầm Lẫn
- Viêm Amidan Không Sốt Có Thực Sự Nguy Hiểm? Các Biện Pháp Điều Trị