Nội dung chính

Nhiều người người bị viêm amidan thường dùng nước muối súc họng để làm dịu triệu chứng và kháng viêm. Tuy nhiên viêm amidan có nên ngậm nước muối không? Trong bài viết là những thông tin giúp giải đáp chi tiết.

Viêm amidan có nên ngậm nước muối không
Tìm hiểu viêm amidan có nên ngậm nước muối không, cách thực hiện và lưu ý an toàn

Thế nào là viêm amidan?

Trước khi tìm hiểu viêm amidan có nên ngậm nước muối không, bạn cần nắm rõ viêm amidan là gì. Viêm amidan là một tình trạng viêm và sưng đau của tổ chức lympho ở hai bên thành họng, được gọi là amidan hay amidan khẩu cái. Tình trạng này chủ yếu do vi khuẩn gây nhiễm trùng nhưng cũng có thể do virus.

Khi bị viêm nhiễm, amidan có dấu hiệu sưng tấy, đỏ rực kèm theo đau nhức ở vùng họng và amidan, sốt, khó nuốt, nuốt vướng, hôi miệng và chán ăn. Nhiều trường hợp còn bị viêm amidan hốc mủ và ho ra máu.

Bệnh lý này thường có đáp ứng tốt với thuốc và những biện pháp chăm sóc tại nhà. Việc không điều trị có thể khiến nhiễm trùng lan rộng và gây ra một số biến chứng. Chẳng hạn như áp xe amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang, viêm thận…

Viêm amidan có nên ngậm nước muối không?

Nhờ khả năng chống nhiễm trùng và đặc tính kháng viêm, nước muối thường được dùng để điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp. Vậy viêm amidan có nên ngậm nước muối không?

Theo các chuyên gia Tai – Mũi – Họng, bệnh nhân bị viêm amidan có thể ngậm nước muối để giảm viêm và làm dịu các triệu chứng. Nước muối có khả năng diệt khuẩn, chống nhiễm trùng và giảm viêm. Việc ngậm và súc họng bằng dung dịch này có thể mang đến những lợi ích sau:

  • Hỗ trợ điều trị viêm amidan
  • Giảm sưng và viêm amidan, giữ cho cổ họng được sạch hơn
  • Làm sạch họng, loại bỏ tác nhân gây bệnh
  • Diệt vi khuẩn trong cổ họng, ngăn vi khuẩn phát triển khiến nhiễm trùng lây lan
  • Làm dịu cơn đau họng và đau amidan, phá vỡ dịch tiết
  • Giảm kích ứng cổ họng, ho khan và viêm amidan ho ra máu
  • Làm loãng chất nhầy tích tụ ở khoang mũi và trong đường hô hấp
  • Giảm hôi miệng
  • Phục hồi độ pH ở cổ họng.
Người bị viêm amidan nên thường xuyên ngậm nước muối
Người bị viêm amidan nên thường xuyên ngậm nước muối để giảm viêm, đau và các triệu chứng khác

Cách ngậm nước muối chữa viêm amidan

Để giảm nhanh các triệu chứng của viêm amidan, người bệnh cần ngậm và súc họng với nước muối đúng cách. Nên dùng nước muối ấm. Ngoài ra có thể sử dụng trực tiếp muối hạt để điều trị.

1. Cách ngậm và súc họng với nước muối

Hãy sử dụng nước muối sinh lý nồng độ 0.9% để súc miệng và làm sạch họng. Hoặc có thể pha nước muối loãng với liều lượng thích hợp, sau đó ngậm và súc họng theo hướng dẫn.

Hướng dẫn cách pha nước muối chuẩn:

  • Chuẩn bị 1 lít nước ấm và 9 gram muối hạt
  • Cho muối hạt vào nước ấm, khuấy đều cho đến khi tan hết muối
  • Mỗi lần lấy một cốc nhỏ nước muối để súc miệng.

Hướng dẫn cách ngậm và súc họng:

  • Ngậm một ngụm nước muối
  • Bắt đầu đảo đều nước muối trong họng tạo thành tiếng kêu khò khò, đảm bảo nước muối chạm vào thành họng và những vị trí khác trong miệng
  • Ngậm nước muối trong vòng 2 phút
  • Nhổ bỏ nước muối
  • Súc miệng lại với nước sạch từ 2 – 3 lần để tống vi khuẩn và mảng bám ra ngoài
  • Thực hiện 3 lần/ ngày, sau khi đánh răng xong.
Đảo đều nước muối trong miệng
Đảo đều nước muối trong miệng và chạm vào thành họng để loại bỏ hết vi khuẩn và giảm viêm

2. Cách ngậm muối hạt

Thay vì hòa tan muối trong nước và súc họng, bạn có thể thử ngậm muối hạt. Biện pháp này giúp giảm viêm, giảm sưng đau ở amidan và cổ họng. Tuy nhiên biện pháp này có thể bị hạn chế về việc loại bỏ vi khuẩn ở một số vị trí khác trong miệng.

Hướng dẫn cách ngậm muối hạt:

  • Hơi ngửa đầu ra phía sau và há miệng to
  • Rắc một ít muối hạt vào họng
  • Ngậm trong 5 phút
  • Thực hiện 3 lần/ ngày.

Lưu ý khi ngậm nước muối trị viêm amidan

Nước muối mang đến nhiều lợi ích trong việc điều trị viêm amidan. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn cần chú ý đến tần suất sử dụng và những điều cần lưu ý khác. Cụ thể:

Dùng nước muối có nồng độ thích hợp
Dùng nước muối có nồng độ thích hợp để tránh làm tổn thương những tế bào niêm mạc
  • Duy trì súc miệng với nước muối 3 lần/ ngày vào buổi sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ. Thực hiện tối đa 4 lần/ngày. Không lạm dụng nước muối để tránh làm tổn thương nướu và những tế bào niêm mạc họng.
  • Ưu tiên sử dụng nước muối sinh lý nồng độ 0.9% hoặc hòa tan 9 gram muối trong 1 lít nước ấm. Không dùng nước muối có nồng độ cao hơn 0.9% để tránh làm tổn thương những tế bào niêm mạc.
  • Nên súc miệng sạch sẽ trước khi ngậm và súc họng bằng nước muối. Điều này giúp tăng hiệu quả điều trị.
  • Khi súc họng, nên ngửa cổ ra sau để đảm bảo nước muối tiếp xúc với cuống họng. Từ đó đảm bảo toàn bộ vùng họng và trong miệng đều được làm sạch.
  • Sau khi dùng nước muối, cần súc miệng lại với nước lọc. Điều này giúp làm sạch cổ họng, rửa trôi lượng muối còn đọng lại bên trong cũng như vi khuẩn và những mảng bám đã bong ra.
  • Tránh những tác nhân làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tăng các triệu chứng của viêm amidan. Cụ thể như khói bụi, thuốc lá, chất kích thích, thức ăn cay nóng, rượu bia, đồ uống lạnh…
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin C, vitamin A, vitamin D, omega-3 và các khoáng chất. Điều này giúp nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng chống viêm nhiễm và thúc đẩy phục hồi tổn thương.
  • Cách ngậm và súc miệng bằng nước muối chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm amidan, giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Vì vậy cần dùng thuốc điều trị do bác sĩ kê đơn để sớm khắc phục bệnh lý.

Những thông tin nêu trên có thể giúp bạn nắm rõ “viêm amidan có nên ngậm nước muối không?”, cách thực hiện và những lưu ý an toàn. Nước muối có khả năng ngăn viêm tiến triển, làm sạch họng và giảm các triệu chứng. Tuy nhiên cần dùng nước muối có nồng độ thích hợp và không lạm dụng.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Khi bệnh khởi phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, người...

Xem chi tiết

Tình trạng viêm amidan có nổi hạch ở cổ không? Đây là thông tin được rất nhiều người bệnh băn khoăn đặt ra khi không may bản thân mắc viêm amidan. Theo các chuyên gia,...

Xem chi tiết

Viêm amidan là một trong số bệnh lý đường hô hấp rất phổ biến, nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus hay các tác nhân xấu tấn công. Vậy người bị bệnh viêm amidan...

Xem chi tiết

Cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh trong thời gian qua. Hiện nay có nhiều liệu pháp khác nhau được áp dụng trong việc điều...

Xem chi tiết

Cắt amidan có nguy hiểm không? Vấn đề này luôn khiến nhiều người bệnh lo sợ mặc dù việc cắt amidan chỉ là một tiểu phẫu y khoa khá đơn giản. Trong một số trường...

Xem chi tiết

Cắt amidan là một thủ thuật được chỉ định trong trường hợp bệnh có diễn biến xấu, khiến người bệnh bị chặn đường thở, amidan viêm tái phát nhiều trong năm và gây ra biến...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe