Viêm amidan mãn tính là tổn thương kéo dài tại hai khối amidan bên trong vòm họng, triệu chứng của bệnh khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và làm suy nhược cơ thể. Nếu bệnh lý này không được điều trị đúng cách sẽ phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy bệnh viêm amidan mãn tính có gây ung thư không? Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Bệnh viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không?
Amidan chính là tổ chức hạch bạch huyết nằm ngay vùng hầu họng, có chức năng bảo vệ họng khỏi sự tấn công gây hại của vi khuẩn và virus. Viêm amidan mãn tính là tình trạng nhiễm trùng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần tại khối amidan. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là đau họng triền miên, đau khi nuốt, vướng víu ở cổ họng, sốt cao về chiều, hơi thở có mùi hôi khó chịu, cơ thể gầy yếu xanh xao,… Khi triệu chứng của bệnh diễn ra kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm amidan mãn tính có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào, cần được thăm khám và điều trị đúng cách càng sớm càng tốt. Nếu bạn chủ quan trong việc điều trị, tình trạng nhiễm trùng tại amidan sẽ trở nên nghiêm trọng và lan rộng đến các cơ quan xung quanh. Điều này đã khiến cho sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng và phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Các biến chứng đó là:
- Áp xe amidan hoặc quanh amidan
- Phát sinh bệnh viêm xoang, viêm thanh quản,…
- Mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ
- Biến chứng viêm cầu thận, viêm cơ tim, nhiễm trùng máu,…
- Xem thêm: viêm amidan mãn tính có nên cắt không, cần lưu ý điều gì
Bệnh viêm amidan mãn tính có gây ung thư không?
Vị trí của amidan là ngay tại ngã ba của đường họng và mũi nên phải chịu tác động xấu từ rất nhiều yếu tố. Ung thư amidan là sự hình thành và phát triển của các tế bào ác tính nằm trong biểu mô phủ trên amidan. Bệnh lý này có thể khởi phát ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng nam giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với nữ giới, đặc biệt là trong độ tuổi 50 – 60.
Bệnh ung thư amidan khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là do ảnh hưởng từ bệnh viêm amidan mãn tính. Không điều trị dứt điểm tình trạng viêm sẽ khiến vùng amidan bị nhiễm trùng nặng nề. Đồng thời, tế bào miễn dịch cũng sẽ kết hợp với tác nhân gây hại và hình thành nên hốc mủ. Mô mới hình thành ở trường hợp này sẽ khác tính với mô ban đầu, trong đó có cả tế bào ung thư ác tính. Khi tế bào ung thư phát triển sẽ gây ra các biểu hiện như đau tai, nước bọt có máu,…
Chuyên gia cho biết, viêm amidan mãn tính có tiến triển thành ung thư hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, hệ thống miễn dịch,… Nguy cơ cao đối với những người có thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, lạm dụng thuốc lá, thường xuyên tiếp xúc với tia bức xạ hoặc hóa chất độc hại, nhiễm virus HPV chủng 16 và 18,…
Biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh
Với những thông tin trên thì ta thấy được, viêm amidan mãn tính là bệnh lý nguy hiểm, cần được kiểm soát tốt để tránh phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa, giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tiến triển của bệnh lý cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh để đưa ra phương pháp điều trị sao cho phù hợp, phổ biến nhất là điều trị bằng Tây y và can thiệp ngoại khoa giúp loại bỏ khối amidan.
Bên cạnh việc điều trị, bạn cũng nên chủ động có các biện pháp phòng ngừa bệnh tại nhà, tránh để bệnh tái phát nhiều lần khiến sức khỏe bị suy giảm. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp làm ẩm niêm mạc họng và ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây hại bên trong niêm mạc họng. Bạn có thể uống nước lọc ấm, nước ép trái cây tươi, các loại sữa hạt, trà thảo dược,… Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn, nước ngọt có gas, cà phê,…
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học giúp bổ sung đầy đủ và cân bằng các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ưu tiên chế biến món ăn dưới dạng mềm lỏng để hạn chế gây tổn thương đến hệ tiêu hóa. Tránh đồ ăn thô cứng, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn lạnh,…
- Duy trì lối sống tích cực giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch. Ví dụ như cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh thức khuya, tăng cường tập luyện thể dục thể thao,…
- Nên có các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại như đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều hóa chất độc hại, tránh tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh lý vê đường hô hấp.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa giúp sớm phát hiện bất thường và đưa ra phương án can thiệp kịp thời đúng cách. Tuyệt đối không được chủ quan trong việc xử lý các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp để tránh các rủi ro không mong muốn.
Bài viết trên đây là giải đáp thắc mắc “Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không?” bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Khi có các dấu hiệu của bệnh viêm amidan mãn tính, người bệnh nên tiến hành điều trị và chăm sóc đúng cách giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Tránh để tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng và phát sinh biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- viêm amidan mãn tính ở trẻ em có nguy hiểm không
- Bệnh viêm amidan có bị lây không, phòng tránh như thế nào