Viêm amidan là một trong số bệnh lý đường hô hấp rất phổ biến, nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus hay các tác nhân xấu tấn công. Vậy người bị bệnh viêm amidan có lây không? Cách điều trị và phòng ngừa viêm amidan ra sao hiệu quả nhất. Để giải đáp câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi bài viết chi tiết của Favina dưới đây!
Chi tiết: Tình trạng viêm amidan có lây không?
Viêm amidan gây sưng to, khó thở, dễ bị ngưng thở khi ngủ và tồn tại nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó có rất nhiều người bệnh lo lắng, đặt ra nghi vấn rằng viêm amidan có lây không?
- Xem Thêm: Viêm Amidan Gây Ù Tai Cần Khắc Phục Như Thế Nào
Theo các chuyên gia Tai – Mũi – Họng nhận định, để xét tính lây nhiễm của bất kỳ bệnh lý nào, ta cần xác định rõ ràng nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Đối với viêm amidan, bệnh khởi phát thường do: Virus cúm, vi khuẩn, thói quen vệ sinh răng miệng kém, tác nhân ô nhiễm từ môi trường, thời tiết thay đổi, người có tiền sử bệnh hô hấp,…
Chính bởi vậy, câu trả lời cho vấn đề bị viêm amidan có lây không là bệnh KHÔNG LÂY NHIỄM. Ngay cả những nguyên nhân đến từ vi khuẩn, virus xâm nhập hầu hết là tự phát triển phía bản thân người bệnh. Bạn đọc không cần quá hoang mang và lo lắng khi không may có tiếp xúc gần với người bị viêm amidan.
Tuy nhiên, những tác nhân này mặc dù không lây lan gây viêm amidan nhưng chúng hoàn toàn có thể gây bệnh đường hô hấp khác, ví dụ như viêm phế quản, đau họng,… Trong tình huống đó, amidan của người khỏe mạnh cần hoạt động hết công suất nhằm chống chọi với hại khuẩn lâu dần sẽ gây sưng viêm.
Khi thấy những dấu hiệu cổ họng sưng đau, ho nhiều kèm theo sốt nhẹ, người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám sớm. Nếu nghi ngờ bị viêm amidan, bạn cần đến sự tư vấn của các chuyên gia y tế để có sự can thiệp điều trị kịp thời, tránh để bệnh trầm trọng.
- Đọc Thêm: Amidan Sưng To Khó Thở : Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Bệnh viêm amidan có khả năng di truyền không?
Mặc dù không lây nhiễm nhưng bệnh lý viêm amidan hoàn toàn có khả năng di truyền từ đời này sang đời khác. Nếu trong gia đình của bạn có người bị viêm amidan, đời con và cháu về sau sẽ có nguy cơ mắc khá cao. Đây là một thực tế khiến cho nhiều người bệnh hết sức ngạc nhiên bởi một số người đã có sẵn trong mình gen trội gây bệnh.
Theo thống kê của các nghiên cứu khoa học, có đến hơn 60% tỷ lệ trẻ em bị mắc viêm amidan là do yếu tố di truyền gây nên. Điều này thể hiện rằng việc di truyền bệnh giữa các thành viên có cùng huyết thống là hoàn toàn có. Chỉ khoảng 38% số người còn lại bị viêm amidan do tác nhân từ môi trường.
Do đó, không khó hiểu nếu như bạn bị viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm mặc dù đã cố gắng điều trị một cách tối đa. Không phải do biện pháp chữa trị không hiệu quả mà bởi có rất ít kháng thể trong hệ miễn dịch của bạn có thể chống chọi với tác nhân gây viêm amidan.
Đọc ngay: Sau Cắt Amidan Nên Ăn Cháo Gì? Gợi Ý 4 Món Ngon, Dễ N
Phòng ngừa bệnh qua chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Ngoài vấn đề “bị viêm amidan có lây không”, người bệnh cũng cần quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt trong quá trình điều trị. Điều này quyết định rất nhiều đến tốc độ hồi phục của cơ thể cũng như khả năng đề kháng trước tác nhân gây viêm amidan về sau.
Cụ thể, một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả bạn đọc nên tham khảo và áp dụng đó là:
- Bổ sung nhóm đồ ăn giàu vitamin C, omega 3, rau xanh, trái cây tươi và các loại ngũ cốc, thịt, trứng, sữa. Những thực phẩm có khả năng chống viêm như gừng, tỏi, nghệ bạn nên ăn nhiều hơn trong các bữa ăn.
- Chú ý không ăn những đồ ăn khô cứng, các loại đồ uống chứa chất kích thích, đồ chiên rán có nhiều dầu, đồ ăn quá cay nóng gây bỏng niêm mạc. Ngoài ra chúng có thể gây xước bề mặt amidan, làm ngứa ngáy vùng họng và làm bệnh nhân ho nhiều hơn.
- Những đồ ăn mềm, dễ nuốt và giàu dinh dưỡng như cháo, súp loãng nên được bổ sung hàng ngày trong chế độ ăn của người bệnh.
- Duy trì việc vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày, nhớ uống đủ nước để cổ họng luôn sạch sẽ và cấp ẩm niêm mạc.
- Tập luyện thể thao điều độ để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
- Khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh không nên chủ quan mà cần đi khám chữa ngay để tránh bệnh nặng hơn.
- Bạn nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần, hoặc những trường hợp dễ bị các bệnh đường hô hấp cần thăm khám thường xuyên hơn.
Bệnh viêm amidan có lây không chúng tôi đã giúp bạn đọc giải đáp chi tiết. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như mọi người xung quanh một cách tối đa, hãy luôn chú ý các dấu hiệu của viêm amidan dù là nhỏ nhất để điều trị kịp thời, trước khi bệnh diễn tiến nặng.
Tham Khảo Thêm:
- Viêm Amidan Nên Ăn Uống Gì Để Tốt Cho Sức Khỏe
- Viêm Amidan Ở Trẻ Nên Uống Thuốc Gì Đề Mau Khỏi Bệnh