Trẻ bị viêm VA nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh. Bởi một chế độ ăn uống phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng có thể hỗ trợ quá trình điều trị, tăng tốc độ chữa lành VA bị viêm.
Vai trò của chế độ ăn uống với viêm VA
Viêm VA xảy ra khi VA bị viêm và quá phát, có thể liên quan đến virus hoặc vi khuẩn. Tình trạng này khiến những khối sùi vòm họng hình thành và phát triển, che lắp một phần hoặc toàn bộ cửa mũi. Từ đó khiến trẻ ngạt mũi, khó thở, biến dạng gương mặt do thường xuyên phải há miệng để thở.
Ngoài ra viêm VA còn khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, sốt, ho… Nhiều trường hợp còn bị rối loạn tiêu hóa làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Bên cạnh thuốc điều trị viêm VA và phẫu thuật, chế độ ăn uống cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Trong quá trinh điều trị và phục hồi, trẻ cần được ăn uống phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng. Điều này giúp nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng và chống lại tác nhân gây nhiễm trùng.
Ngoài ra thành phần dinh dưỡng trong một số thực phẩm còn có tác dụng giảm viêm và sưng đau, thúc đẩy quá trình chữa lành VA tổn thương. Hơn nữa việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phòng ngừa suy dinh dưỡng và phát triển cơ thể bình thường.
- Đọc Thêm: Viêm VA mãn tính là gì, cách điều trị như thế nào
Ngược lại ăn uống kém lành mạnh có thể khiến tình trạng viêm VA của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời làm tăng cảm giác khó chịu và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Trẻ bị viêm VA nên ăn gì mau khỏi?
Để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, phụ huynh cần lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng và có khả năng hỗ trợ điều trị. Ngoài ra nên chú ý đến cách chế biến và những loại thực phẩm kém lành mạnh để không làm tăng mức độ viêm.
Vậy trẻ bị viêm VA nên ăn gì và kiêng gì mau khỏi bệnh? Dưới đây là những thực phẩm lành mạnh và phù hợp:
1. Thức ăn lỏng và mềm
Viêm VA cấp và mãn tính khiến trẻ chán ăn, gây rối loạn hệ tiêu hóa và khó nuốt. Chính vì vậy mà phụ huynh cần thêm vào chế độ ăn uống của trẻ những món ăn lỏng và mềm. Ngoài ra nên chú ý ăn nhạt.
Thức ăn lỏng và mềm giúp trẻ dễ nuốt hơn, giảm kích ứng ở cổ họng. Bên cạnh đó những loại thực phẩm này không gây kích thích niêm mạc và không làm ảnh hưởng đến VA đang bị viêm.
Trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ và ăn dặm với những loại thức ăn mềm hoặc xay nhuyễn. Những trẻ lớn hơn có thể ăn cháo thịt nạc, súp gà… để vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa không làm ảnh hưởng đến VA đang bị viêm.
2. Rau xanh và trái cây
Những trẻ vị viêm VA nên thường xuyên thêm rau xanh và trái cây vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Cụ thể như:
- Cà chua
- Cà rốt
- Các loại rau lá xanh
- Bông cải xanh
- Đu đủ
- Các loại quả mọng
- Táo, lê
- Dưa hấu
- Các loại trái cây thuộc họ cam quýt
- Xoài…
Nhóm thực phẩm này chứa nhiều vitamin A, B, C, các chất chống oxy hóa, các khoáng chất như kẽm… Việc tăng cường bổ sung có thể giúp nâng cao thể trạng, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và sức đề kháng. Từ đó giúp tăng tốc độ đẩy lùi viêm nhiễm, giảm viêm và chống khuẩn
Ngoài ra các vitamin A, C và chất chống oxy hóa trong rau củ quả còn giúp giảm đau, giảm sưng và thúc đẩy quá trình chữa lành. Nhờ vậy mà tình trạng viêm và các triệu chứng có thể thuyên giảm đáng kể.
3. Sữa chua
Không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển, sữa chua còn giúp tăng khả năng chữa lành viêm VA. Loại thực phẩm này là nguồn cung cấp vitamin nhóm B, vitamin D, canxi và protein dồi dào.
Những thành phần dinh dưỡng nêu trên có tác dụng ngăn ngừa suy dinh dưỡng và hỗ trợ sự phát triển bình thường cho trẻ bị viêm VA. Đặc biệt canxi và vitamin D tham gia vào quá trình phát triển và tăng độ chắc khỏe cho xương.
Ngoài ra sữa chua chứa nhiều men vi sinh (probiotic). Khi bổ sung có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, thích hợp với trẻ chán ăn và rối loạn tiêu hóa do viêm nhiễm.
Hơn nữa sữa chua và hàm lượng probiotic bên trong đã được chứng minh là có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Điều này giúp trẻ sớm đẩy lùi bệnh và chữa lành VA bị viêm.
- Xem Thêm: Viêm VA độ 3 có phải cấp độ cao nhất không, có nguy hiểm không
4. Sữa tươi
Viêm VA khiến trẻ ăn uống kém hơn bình thường. Để đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn này, hãy thêm vào chế độ ăn uống 1 cốc sữa ít béo mỗi ngày, vào bữa ăn phụ.
Uống sữa có thể bổ sung protein, các khoáng chất (canxi, kẽm, magie…), vitamin B, D… Điều này giúp ngăn ngừa bệnh lý làm ảnh hưởng đến sức khỏe chung và sự phát triển bình thường của trẻ. Sữa cũng là nguồn bổ sung lợi khuẩn giúp tăng tốc độ hấp thu và tiêu hóa thức ăn.
5. Thực phẩm giàu omaga-3
Nếu có thắc mắc trẻ bị viêm VA nên ăn gì, phụ huynh có thể thêm những loại thực phẩm giàu omaga-3 vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Thiếu hụt omaga-3 làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát triển. Vì vậy thành phần dinh dưỡng này cần được bổ sung đầy đủ theo nhu cầu của cơ thể.
Axit béo omega-3 có khả năng giảm viêm, giảm đau, tăng khả năng và tốc độ chữa lành. Nhờ vậy mà việc bổ sung đầy đủ omage-3 cho trẻ có thể thúc đẩy quá trình lành lại của tổn thương. Một số nghiên cứu cho thấy, omega-3 còn có tác dụng bảo vệ mắt, phát triển tư duy và giúp trẻ học tập tốt hơn. Đồng thời chống trầm cảm và tăng khả năng tập trung đối với trẻ em.
Những loại thực phẩm giàu omage-3 gồm:
- Cá thu
- Cá hồi
- Dầu gan cá tuyết
- Cá trích
- Cá mòi
- Hàu
- Trứng cá muối
- Hạt lanh
- Quả óc chó
- Hạt chia
- Đậu nành…
6. Nước
Trong quá trình điều trị viêm VA, mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước và ăn thức ăn lỏng. Điều này giúp giảm nguy cơ mất nước do sốt, chống mệt mỏi và cải thiện lưu lượng máu.
Ngoài nước lọc, hãy cho trẻ uống thêm nước hầm xương, các loại nước ép rau củ và trái cây. Điều này giúp tăng cường bổ sung các vitamin, khoáng chất và nhiều thành phần có lợi khác cho trẻ.
Tham khảo thêm: 5 Cách Chữa Viêm VA Bằng Đông Y Hiệu Quả Và Lành Tính
Trẻ bị viêm VA nên kiêng gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho trẻ bị viêm VA, mẹ cũng cần chú ý đến những loại thực phẩm kém lành mạnh. Bởi một số thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm và làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh.
Dưới đây là một số thực phẩm nên bị loại bỏ khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ viêm VA:
1. Thức ăn nhiều muối
Trẻ bị viêm VA nên ăn nhạt, tránh ăn những loại thực phẩm chứa nhiều muối hoặc quá nhiều gia vị. Bởi nhóm thực phẩm này sẽ gây ra hiện tượng tích tụ chất lỏng (tích nước). Từ đó thúc đẩy quá trình tăng tiết dịch nhầy và làm cho tình trạng viêm phế quản trở nên nghiêm trọng hơn.
Mặc khác, việc ăn nhiều muối có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể. Điều này làm tăng mức độ viêm và quá phát của VA. Từ đó làm nặng hơn những triệu chứng của bệnh và khiến trẻ vô cùng khó chịu.
Trẻ dưới 1 tuổi không ăn nhiều hơn 1g muối/ ngày. Ăn không quá 2g muối/ ngày với trẻ từ 1 – 3 tuổi và không quá 6g muối/ ngày đối với trẻ từ 4 – 6 tuổi.
2. Thức ăn nhiều đường
Những loại thực phẩm nhiều đường như kẹo, mức, bánh kem, nước ngọt… thường là món ăn ưa thích của trẻ. Tuy nhiên những trẻ bị viêm VA cần hạn chế nhóm thực phẩm này. Chỉ nên ăn một lượng đường vừa đủ hoặc bổ sung đường tự nhiên trong các loại trái cây.
Các nghiên cứu cho thấy, những loại thực phẩm nhiều đường có khả năng kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, tăng mức độ đau và phì đại VA. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khiến trẻ khó thở hơn.
- Tìm Hiểu Thêm: viêm va và amidan có giống nhau không, dấu hiệu nhận biết
Ngoài ra thường xuyên cho trẻ ăn thức ăn nhiều đường có thể khiến trẻ bị tăng cân không kiểm soát, tăng nguy cơ béo phì và ảnh hưởng đến sức khỏe chung của người bệnh.
3. Thức ăn cay nóng
Không nên thêm thực phẩm cay nóng vào chế độ ăn uống của những người bị viêm VA. Bởi nhóm thực phẩm này có khả năng kích thích niêm mạc, tăng cảm giác đau rát và VA khó phục hồi.
Ngoài ra việc tiêu thụ thức ăn cay nóng còn làm tăng mức độ rối loạn tiêu hóa ở những người bị viêm VA. Từ đó làm nặng hơn cảm giác khó chịu.
4. Thực phẩm có vị chua, chát
Tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm có vị chua, chát nếu đang bị viêm VA. Những loại thực phẩm này có khả năng gây ra tình trạng khó long đờm. Từ đó làm tăng mức độ ho có đờm và làm cản trở việc thở.
5. Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo
Chỉ nên ăn dầu mỡ và chất béo ở lượng vừa đủ, tránh ăn quá nhiều. Bởi tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ và chất béo có thể gây ra tình trạng kích ứng và làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh.
Ngoài ra nhóm thực phẩm làm còn có khả năng kích thích phản ứng viêm, làm giảm tốc độ lành lại. Đồng thời điều kiện cho sự phát triển của nhiều loại vi trùng.
6. Đồ ăn thô cứng hoặc dai
Những trẻ bị viêm VA nên ăn thực phẩm mềm, tránh những loại thực phẩm thô cứng. Chẳng hạn như thịt bò sấy khô, hạt điều, bánh mì… Việc nhai không kỹ có thể dẫn đến kích thích hoặc làm trầy xước niêm mạc họng. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình lành lại và tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát triển.
Ngoài ra trẻ bị viêm VA cũng cần tránh ăn thực phẩm dai và khó nuốt. Bởi những loại thực phẩm này sẽ khiến trẻ khó chịu hơn khi ăn.
Có thể bạn quan tâm: Tình Trạng Viêm Amidan Đáy Lưỡi Và Cách Chữa Trị Tốt Nhất
7. Thức ăn tái hoặc còn sống
Khi bị viêm VA mãn tính hoặc cấp tính, người bệnh cần ăn chín, uống sôi. Điều này giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng. Việc ăn đồ tái hoặc còn sống sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi trong cơ thể. Từ đó làm tăng mức độ viêm VA, gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho vòm họng và nhiều tình trạng viêm nhiễm khác.
8. Đồ ăn và nước uống lạnh
Không nên cho trẻ ăn đồ ăn và nước uống lạnh khi bị viêm VA. Nhóm thực phẩm này có thể kích thích cổ họng dẫn đến ho, ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tăng cảm giác khó chịu cho trẻ. Tốt nhất nên ăn thức ăn và đồ uống ấm.
9. Thực phẩm chế biến sẵn
Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn đóng hộp (như cá hộp, thịt hộp…), rau củ muối chua, xúc xích, dăm bông, thịt xông khói… Bởi những loại thực phẩm này thường chứa nhiều muối và chất bảo quản. Khi tiêu thụ có thể ảnh hưởng đến quá trình chữa lành, tăng viêm.
Ngoài ra một số thành phần trong thực phẩm chế biến sẵn còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tốt nhất nên mua thực phẩm tươi sống và chế biến tại nhà.
Xem thêm: Hướng Dẫn Phân Biệt Ung Thư Vòm Họng Và Viêm Amidan
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm VA
Khi xây dựng chế độ ăn uống và chăm sóc trẻ bị viêm VA, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày, tránh ăn quá no trong cùng một bữa. Tốt nhất nên ăn 5 – 6 bữa ăn nhỏ thay vì 3 bữa ăn lớn. Điều này giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, không gây khó chịu, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tránh tập trung vào một nhóm chất.
- Ăn nhạt, ít gia vị.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng. Nên thường xuyên súc miệng và rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9%.
- Khi thời tiết lạnh, hãy giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vùng đầu và cổ.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của trẻ. Điều này giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm cho trẻ, tránh làm nặng hơn tình trạng kích ứng và viêm VA.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và thăm khám theo lịch hẹn.
Những loại thực phẩm nêu trên có thể giúp phụ huynh hiểu rõ trẻ bị viêm VA nên ăn gì và kiêng gì mau khỏi, vai trò của dinh dưỡng và các lưu ý. Từ đó xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, thúc đẩy quá trình chữa lành và phục hồi cho trẻ bị viêm VA.
Tham khảo thêm:
- 5 Cách Chữa Viêm VA Bằng Đông Y Hiệu Quả Và Lành Tính
- 7 Cách Chữa Viêm VA Cho Bé Bằng Thuốc Nam Từ Dân Gian