Viêm amidan đáy lưỡi có thể khởi phát ở cả trẻ em và người lớn, bệnh thường tiến triển qua hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Nếu không điều trị, triệu chứng của bệnh sẽ diễn ra kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm amidan đáy lưỡi mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo.
Viêm amidan đáy lưỡi là gì?
Amidan là tổ chức hạch bạch huyết có chức năng miễn dịch tại chỗ, ngăn không cho tác nhân có hại xâm nhập vào hệ hô hấp gây viêm nhiễm. Tổ chức amidan này phát triển thành vòng kín gọi là Waldeyer. Amidan đáy lưỡi là một trong những amidan nằm trong vòng bạch huyết này, chính là tổ chức lympho hình chữ V ở đáy lưỡi. Tuy nhiên, chúng rất ít khi được nhắc đến nên nhiều người không biết. Amidan đáy lưỡi chịu sự chi phối của thần kinh lưỡi, họng và dây thanh quản nên có khả tăng phản xạ rất nhạy bén.
Viêm amidan đáy lưỡi là thuật ngữ chuyên khoa dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại tổ chức hạt lympho nằm ở vùng đáy lưỡi. Tổ chức amidan chỉ hoạt động mạnh trong giai đoạn 4 – 14 tuổi. Khi cơ thể trưởng thành thì hệ miễn dịch cũng đã phát triển hoàn thiện nên chức năng của amidan sẽ giảm dần theo thời gian. Kết quả, khối amidan bị teo nhỏ và không bị tấn công nữa. Chính vì thế, bệnh viêm amidan đáy lưỡi sẽ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ nhiều hơn so với người trưởng thành.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm amidan đáy lưỡi là bệnh lý ít gặp hơn so với amidan khẩu cái. Bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau khoảng 1 tuần chăm sóc và điều trị đúng cách. Nếu chủ quan, tình trạng viêm sẽ phát triển lan rộng đến cơ quan kế cận và cơ quan xa hơn. Biến chứng có thể gặp của bệnh viêm amidan đáy lưỡi là viêm amidan khẩu cái, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, thấp khớp cấp, nhiễm khuẩn huyết,…
- Xem Thêm: Quả Kha Tử Chữa Bệnh Viêm Amidan Hiệu Quả Bất Ngờ
Nguyên nhân gây viêm amidan đáy lưỡi
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm amidan đáy lưỡi cũng tương tự như các dạng viêm amidan khác, do sự tấn công ồ ạt của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus và vi nấm. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh lý này là:
- Mắc bệnh cảm cúm hoặc cảm lạnh, tác nhân gây hại có sẵn trong mũi họng sẽ phát triển và tấn công vào amidan đáy lưỡi để gây bệnh
- Thói quen vệ sinh răng miệng kém, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
- Ảnh hưởng từ một số bệnh lý tại đường hô hấp như sởi, ho gà, viêm họng mãn tính, viêm xoang,…
- Thói quen lạm dụng chất kích thích, thuốc lá, thực phẩm lạnh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ,..
- Sống và làm việc ở môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và chứa hóa chất độc hại.
- Bị tạng bạch huyết khiến hoạt động của hệ miễn dịch gặp vấn đề
- Thường xuyên quan hệ tình dục bằng miệng
Đọc thêm: Viêm Amidan Gây Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan đáy lưỡi
Triệu chứng của bệnh viêm amidan đáy lưỡi còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ tiến triển của bệnh lý. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết ra bệnh thông qua các dấu hiệu điển hình sau đây:
- Khô họng và đau rát cổ họng. Cơn đau nhanh chóng phát triển lan rộng ra sau tai, đau tăng lên khi ho khan hoặc nuốt thức ăn. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ăn uống và giao tiếp của người bệnh.
- Cảm giác vướng víu khó chịu bên trong vùng họng như có dị vật vướng vào. Nhiều người bệnh còn gặp khó khăn trong việc phát âm.
- Niêm mạc họng cạnh amidan đáy lưỡi bị nóng đỏ, sưng tấy và khô rát. Lưỡi bẩn, nhiều rêu lưỡi và có màu trắng bệch. Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Người bệnh trở nên mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, tức ngực, thở khò khè, khàn tiếng và sốt nhẹ ở giai đoạn cấp tính
- Trường hợp khởi phát bệnh do virus sẽ bị viêm kết mạc và chảy nước mũi. Trường hợp khởi phát bệnh do vi khuẩn sẽ gây sưng amidan, xuất hiện chấm nhỏ màu trắng trông như mủ ở bề mặt họng, sưng hạch ở góc hàm, đau họng,..
- Tình trạng viêm nhanh chóng lan rộng ra các cơ quan xung quanh gây viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm khí quản,… Lúc này người bệnh sẽ đối mặt với các triệu chứng như ho, sốt, khàn tiếng, tăng tiết dịch nhầy tại vùng họng, đau tức ngực,..
Cách điều trị viêm amidan đáy lưỡi
Bệnh viêm amidan đáy lưỡi tiến triển qua hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Phương pháp điều trị bệnh ở hai giai đoạn này là khác nhau. Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên thăm khám chuyên khoa xác định mức độ bệnh trạng để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị viêm amidan đáy lưỡi cấp tính
Viêm amidan đáy lưỡi khởi phát ở giai đoạn cấp tính do vi khuẩn sẽ được kê đơn điều trị bằng kháng sinh. Thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn và dần tiêu diệt chúng. Dựa vào các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc điều trị khác như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm,…
- Xem Thêm: Viêm Amidan Cấp Tính Có Nguy Hiểm Không, Cần Điều Trị Như Thế Nào Mà Hiệu Quả
Nhưng nếu tình trạng viêm chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ và không phải do vi khuẩn gây ra, người bệnh có thể tiến hành điều trị bằng một số mẹo đơn giản được lưu truyền trong dân gian. Bài thuốc trị bệnh dân gian có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Được áp dụng phổ biến là ngậm chanh đào ngâm mật ong, ngậm lá xương sông, uống quất chưng đường phèn, nhai lá húng chanh,…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú trọng đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của bản thân, giúp quá trình điều trị bệnh nhanh mang lại hiệu quả. Ví dụ như uống nhiều nước, nên sử dụng đồ ăn lỏng dễ nuốt, bổ sung thêm vitamin cho cơ thể, nghỉ ngơi nhiều, tập luyện thể dục thể thao,…
Điều trị viêm amidan đáy lưỡi mãn tính
Trường hợp viêm amidan đáy lưỡi đã tiến triển sang giai đoạn mãn tính, người bệnh cần tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ giúp loại bỏ vùng viêm và cải thiện triệu chứng đau. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có thêm các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà giúp triệu chứng của bệnh nhanh chóng được cải thiện. Cụ thể là:
- Súc họng bằng nước muối loãng giúp sát khuẩn và làm sạch cổ họng, nên thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin và các loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
- Bảo vệ hệ hô hấp mỗi khi đi ra ngoài bằng cách đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với khói bụi và hóa chất,…
Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan đáy lưỡi sẽ được chỉ định thực hiện đối với những trường hợp viêm amidan đáy lưỡi mãn tính tái phát nhiều lần trong năm, không đáp ứng điều trị nội khoa, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp khiến người bệnh mất ngủ và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Sau phẫu thuật, người bệnh nên chăm sóc đúng cách giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi và hạn chế phát sinh rủi ro.
Xem thêm: Viêm Amidan Có Nên Ăn Hải Sản Không? Chuyên Gia Chia Sẻ
Lưu ý khi bị viêm amidan đáy lưỡi
Để hỗ trợ điều trị bệnh viêm amidan đáy lưỡi và ngăn ngừa tái phát bệnh trở lại, người bệnh cần chú trọng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và duy trì lối sống tích cực. Dưới đây là một số lưu ý người bệnh nên nắm rõ:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên súc họng bằng nước muối. Đeo khẩu trang và mặc đồ bảo hộ nếu phải làm việc trong môi trường nhiều khói bụi hoặc hóa chất.
- Uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây có hàm lượng acid thấp giúp đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương. Ăn uống đủ dưỡng chất, nên tiêu thụ đồ ăn mềm lỏng và chia nhỏ để dùng nhiều lần trong ngày.
- Thực đơn ăn uống hàng ngày nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi. Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn ngọt và gia vị cay nóng. Không sử dụng rượu bia và chất kích thích
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức đề kháng. Giữ ấm hệ hô hấp và lòng bàn chân vào những ngày trời lạnh và thời điểm giao mùa trong năm.
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh viêm amidan đáy lưỡi bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Viêm amidan đáy lưỡi khiến người bệnh gặp phải nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nếu không điều trị sẽ phát sinh biến chứng không mong muốn. Vì thế, người bệnh nên có biện pháp xử lý đúng cách ngay khi có các dấu hiệu của bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm Sưng Amidan 1 Bên: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
- Viêm Amidan Quá Phát Là Tình Trạng Gì? Giải Pháp Điều Trị