Nội dung chính

Viêm VA mãn tính xảy ra ở những trẻ bị viêm VA cấp không được điều trị, có thể do vi khuẩn hoặc virus. Tình trạng này chủ yếu gây ngạt mũi và chảy mũi kéo dài. Việc không điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Viêm VA mãn tính là gì?

Viêm VA mãn tính là tình trạng VA (Végétations Adénoides) bị xơ hóa hoặc quá phát sau nhiều lần viêm nhiễm cấp tính. Bệnh xảy ra ở những người bị viêm VA cấp không được điều trị đầy đủ và tái phát nhiều lần.

Viêm VA mãn tính
Viêm VA mãn tính xảy ra sau nhiều lần viêm nhiễm cấp tính khiến VA quá phát hoặc xơ hóa

VA là một tổ chức lympho nằm ở vòm họng, thuộc vòng bạch huyết Waldeyer. Nó có chức năng tạo kháng thể chống lại vi trùng (vi khuẩn, nấm hoặc virus) xâm nhập vào cơ thể qua ngã mũi hầu.

Tuy nhiên sự xâm nhập và phát triển quá mức của vi trùng có thể gây viêm VA, chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ. Khi không được điều trị tốt, nhiễm trùng cấp tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến viêm VA mãn tính. Sự xơ hóa và quá phát của VA gây khó khăn cho việc thở bằng mũi, tăng nguy cơ phát triển những dị dạng trên gương mặt.

Nguyên nhân gây viêm VA mãn tính

Bệnh viêm VA mãn tính xảy ra khi VA bị viêm tái phát nhiều lần do vi khuẩn (như liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A, tụ cầu vàng, Haemophilus influenzae…) hoặc virus (như Myxovirus, Rhinovirus, Adenovirus…).

Triệu chứng của viêm VA mãn tính

Những triệu chứng của bệnh xuất hiện từ 18 tháng đến 6 hoặc 7 tuổi. Không giống như viêm cấp, các triệu chứng của viêm mãn tính không đột ngột mà tiến triển từ từ, kéo dài và khó chữa khỏi.

Những triệu chứng và dấu hiệu thường gặp nhất gồm:

  • Ngạt tắc mũi, lúc đầu ngạt ít và tăng mức độ nghiêm trọng theo thời gian
  • Khó thở bằng mũi hoặc thở khò khè
  • Nói giọng mũi kín
  • Thường xuyên há miệng để thở
  • Viêm mũi
  • Chảy mũi và tăng tiết dịch nhầy
  • Ho khan
  • Ngủ không ngon giấc, thường xuyên giật mình
  • Ngáy to
  • Xuất hiện những đợt ngưng thở khi ngủ
  • Thường hay sốt vặt
  • Trẻ phát triển chậm hơn so với lứa tuổi
  • Kém nhanh nhẹn
  • Ăn uống kém
  • Người gầy và da xanh xao
  • Kém tập trung hoặc đãng trí (do thiếu thở mãn tính dẫn đến thiếu oxy và tai hơi nghễnh ngãng)
  • Học kém
  • Viêm tai
  • Nghe kém.
Ngạt tắc mũi, ngáy to
Ngạt tắc mũi, ngáy to, thường xuyên há miệng để thở, sốt vặt… là những triệu chứng thường gặp

Tiến hành soi mũi có thể nhận thấy những dấu hiệu sau:

  • Hốc mũi đầy mũi nhầy
  • Niêm mạc mũi phù nề
  • Cuối mũi dưới phù nề
  • Nhìn thấy khối sùi bóng và đỏ ở cửa mũi sau sau khi hút hết dịch nhầy kết hợp làm co niêm mạc mũi
  • Xuất hiện nhiều khối lympho to bằng hạt đậu ở thành sau họng
  • Dịch mũi nhầy chảy từ vòm xuống họng
  • Kiểm tra tai thấy màn nhĩ lõm vào hoặc sẹo
  • Toàn bộ màng nhĩ hoặc góc sau bên chuyển sang màu hồng do sung huyết
  • Rối loạn phát triển khối xương mặt.

Biến chứng của viêm VA mãn tính

Bệnh viêm VA mãn tính gây ra nhiều biến chứng cho trẻ. Bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể
    • Cơ thể biến dạng
    • Lưng cong hoặc gù
    • Lồng ngực bị dẹp và hẹp bề ngang
    • Bụng ỏng đít teo
    • Luôn mệt mỏi lười biếng
    • Kém thông minh
    • Buồn ngủ
    • Cơ thể không bình thường do nghe kém và thở kém
  • Rối loạn phát triển khối xương mặt
    • Miệng há
    • Răng vẩu và mọc lệch
    • Môi trên bị kéo xếch lên
    • Hai mắt mở to
    • Môi dưới dài thõng
    • Người gây ngô
    • Da xanh
  • Viêm ổ mắt
    • Viêm mí mắt
    • Viêm màng tiếp hợp
    • Chảy nước mắt
  • Viêm cầu thận cấp
  • Thấp khớp cấp
  • Áp xe thành sau họng
  • Viêm đường tiêu hóa
  • Viêm tai giữa
  • Viêm thanh khí phế quản
  • Viêm xoang
  • Viêm phế quản
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Chẩn đoán viêm VA mãn tính

Bệnh viêm VA mãn tính được chẩn đoán bằng cách kiểm tra tiền sử viêm VA cấp, khám vùng mũi họng, tai và các hạch bạch huyết ở cổ. Quá trình này cũng bao gồm việc kiểm tra thói quen ngủ, đánh giá sự phát triển bất thường của khối xương mặt và cơ thể.

Kiểm tra tiền sử bệnh, khám vùng mũi họng, tai, cổ và mặt
Kiểm tra tiền sử bệnh, khám vùng mũi họng, tai, cổ và mặt có thể phát hiện viêm VA mãn tính

Một số xét nghiệm:

  • Nội soi mũi: Bác sĩ tiến hành nội soi mũi trước, nội soi mũi – vòm họng bằng Optic 2.7.00 để kiểm tra tổn thương thực thể. Nội soi mũi có thể nhìn thấy mủ nhầy tích tụ, niêm mạc mũi và cuốn mũi phù nề, khối sùi bóng và đỏ ở cửa mũi sau.
  • Khám tai: Bệnh nhân được khám tai để kiểm tra bất thường của màng nhĩ. Điều này có thể góp phần chẩn đoán và đánh giá bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Bệnh nhân được kiểm tra công thức máu để phát hiện nhiễm trùng.
  • Sinh thiết: Đôi khi sinh thiết được thực hiện để phân biệt khối sùi vòm họng do viêm amidan với những khối u hoặc polyp cửa mũi sau.

Điều trị viêm VA mãn tính như thế nào?

Những trường hợp bị viêm VA mãn tính sẽ được cân nhắc phẫu thuật nạo VA, điều trị bảo tồn không hiệu quả. Thông thường phương pháp này sẽ được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Viêm VA cấp tính nhiều đợt, tái đi tái lại từ 5 – 6 lần/ năm
  • Có những biến chứng gần (như viêm hạch, viêm đường hô hấp, viêm tai) hoặc biến chứng xa (như viêm cầu thận cấp tính, viêm khớp cấp tính…)
  • VA quá phát chặn đường thở
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Chống chỉ định tuyệt đối:

  • Rối loạn đông máu
  • Chảy máu

Chống chỉ định tương đối:

  • Khi đang bị nhiễm virus cấp tính như ho gà, sởi, cúm, sốt xuất huyết
  • Có viêm VA cấp tính
  • Hen phế quản
  • Hở hàm ếch
  • Cơ địa dị ứng
  • Mắc một số bệnh mãn tính như giang mai, AIDS, bệnh lao…
  • Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

Phẫu thuật nạo VA thường được thực hiện trong giai đoạn từ 18 – 36 tháng tuổi (giai đoạn hợp lý nhất). Phương pháp này giúp điều trị dứt điểm viêm VA, ngăn ngừa tái phát và các biến chứng của bệnh. Trong quy trình, bác sĩ sử dụng dao hoặc thìa nạo thích hợp để loại bỏ hết tổ chức VA. Phẫu thuật được thực hiện dưới gây mê hoặc gây tê, có thể kết hợp với cắt amidan.

Đọc thêm thông tin: Bị Viêm Amidan Có Nên Ăn Hải Sản Không? Chuyên Gia Chia Sẻ

Phòng ngừa viêm VA cấp

Sớm phát hiện và điều trị tích cực viêm VA cấp để ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát nhiều lần gây viêm VA mãn tính. Ngoài ra phụ huynh có thể giúp trẻ phòng ngừa viêm nhiễm bằng những biện pháp sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, trẻ nhỏ nên được hướng dẫn đánh răng 2 lần/ ngày. Ngoài ra nên thường xuyên dùng nước muối sinh lý để súc miệng và rửa mũi. Điều này giúp làm sạch vi trùng và bụi bẩn bên trong, giảm nguy cơ viêm nhiễm mũi họng và viêm VA.
  • Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Kết hợp bú mẹ và ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng đến khi 2 tuổi. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ lớn nhanh, cải thiện miễn dịch và phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng mỗi ngày 2 lần để ngăn viêm nhiễm mũi họng và viêm VA
  • Những trẻ lớn hơn và người lớn cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc, cá và những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm, bao gồm cả viêm VA.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh.
  • Tránh uống hoặc ăn nhiều thực phẩm lạnh.
  • Không hút thuốc lá và tránh hít khói thuốc lá thụ động.
  • Mang khẩu trang khi ra ngoài để tránh bụi bẩn, virus hoặc vi khuẩn lây truyền từ giọt bắn của người nhiễm bệnh.
  • Thăm khám và điều trị nếu bị viêm mũi họng.

Bệnh viêm VA mãn tính gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể và gây rối loạn phát triển khối xương mặt của trẻ. Để ngăn ngừa, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để khám và chữa trị khi có những dấu hiệu đầu tiên.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Cắt amidan là phương pháp điều trị ngoại khoa, thường được áp dụng cho những trường hợp viêm diễn ra kéo dài và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Vậy sau cắt amidan có...

Xem chi tiết

Viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không còn phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Người bệnh không nên làm phẫu thuật cắt...

Xem chi tiết

Uống nhiều nước khi bị viêm amidan mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà. Vậy bị viêm amidan có được uống nước không? Theo dõi...

Xem chi tiết

Viêm amidan là một trong số bệnh lý đường hô hấp rất phổ biến, nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus hay các tác nhân xấu tấn công. Vậy người bị bệnh viêm amidan...

Xem chi tiết

Cắt amidan là một thủ thuật được chỉ định trong trường hợp bệnh có diễn biến xấu, khiến người bệnh bị chặn đường thở, amidan viêm tái phát nhiều trong năm và gây ra biến...

Xem chi tiết

Viêm amidan mãn tính là tổn thương kéo dài tại hai khối amidan bên trong vòm họng, triệu chứng của bệnh khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và làm suy nhược cơ thể....

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp