Viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không còn phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Người bệnh không nên làm phẫu thuật cắt bỏ amidan nếu vẫn có thể điều trị nội khoa để tránh các rủi ro không mong muốn sau cắt amidan.
Thông tin cần biết về bệnh viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm tại amidan diễn ra kéo dài dai dẳng hoặc tái phát nhiều lần. Triệu chứng của bệnh nhẹ hơn viêm amidan cấp tính nhưng thường diễn ra kéo dài khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Điển hình là sưng đau amidan, nuốt đau, vướng víu bên trong vòm họng, ho khan hoặc ho có đờm,… Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do nhiễm trùng amidan, viêm amidan cấp không điều trị dứt điểm, đề kháng suy yếu, ý thức vệ sinh răng miệng kém,…
Viêm amidan mãn tính là giai đoạn bệnh rất dễ phát sinh biến chứng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Một số biến chứng có thể gặp phải là viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản,… Vì vậy, viêm amidan mãn tính được xem là bệnh lý nguy hiểm, cần được can thiệp càng sớm càng tốt. Ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
- Xem Thêm: nên cắt amidan bằng phương pháp nào thì tốt nhất
Viêm amidan mãn tính có nên cắt không?
Như ta được biết, amidan có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, có nhiệm vụ ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công của tác nhân gây hại từ bên ngoài vào cơ thể. Nhiều người cho rằng, cắt amidan mới có thể điều trị dứt điểm bệnh viêm amidan mãn tính. Tuy nhiên, quan niệm này không hoàn toàn đúng, cũng có nhiều trường hợp chỉ dùng thuốc đã có thể kiểm soát được tình trạng bệnh.
Đồng thời, việc cắt amidan cũng có thể gây ra một số rủi ro không mong muốn đối với sức khỏe như đề kháng suy giảm, dễ viêm nhiễm,… Sau cắt amidan, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm tại đường hô hấp cao hơn bình thường. Vì thế, cắt amidan là phương pháp điều trị bệnh không đươc ưu tiên áp dụng. Nếu có thể xử lý bằng phương pháp khác thì chuyên gia khuyến khích bạn không nên cắt amidan.
Khi nào cần cắt amidan?
Mặc dù cắt amidan không phải là phương pháp điều trị tối ưu nhưng vẫn được chỉ định thực hiện khi thực sự cần thiết. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện cắt amidan đối với những trường hợp sau đây:
- Tình trạng viêm tái phát nhiều lần trong năm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh (thường là trên 4 – 5 lần/năm)
- Khối amidan sưng to quá mức gây tắc nghẽn đường thở khiến người bệnh ăn uống khó khăn, ngủ ngáy và có nguy cơ đột tử do ngừng thở khi ngủ.
- Tình trạng viêm amidan hốc mủ diễn ra kéo dài và không đáp ứng tốt với phương pháp điều trị nội khoa.
- Xuất hiện áp xe ở vùng amidan và đã từng nhập viện điều trị ít nhất một lần.
- Nghi ngờ khối amidan bị phì đại ác tính, có nguy cơ tiến triển sang ung thư.
- Nguy cơ phát sinh biến chứng viêm xoang, viêm tai giữa, viêm cầu thận,…
Nếu rơi vào nhóm đối tượng sau đây bạn tuyệt đối không được cắt amidan để điều trị bệnh:
- Bị rối loạn đông máu bẩm sinh hoặc mắc một số bệnh lý về máu
- Đang bị nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân
- Mắc bệnh lý mãn tính nhưng vẫn chưa được điều trị dứt điểm
- Trẻ em dưới 4 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Xem ngay: trẻ em bị amidan có nên cắt không, cần lưu ý điều gì
Chăm sóc tại nhà khi bị viêm amidan mãn tính
Khi bệnh viêm amidan mãn tính khởi phát, người bệnh nên có các biện pháp chăm sóc tại nhà đúng cách giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, tránh gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Các biện pháp đó là:
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi giúp phục hồi sức khỏe và tăng khả năng chống chọi lại bệnh tật.
- Uống nhiều nước để cấp ẩm cho niêm mạc họng, khô cổ họng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
- Súc họng bằng nước muối ấm mỗi ngày giúp sát khuẩn vùng họng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại và làm dịu cảm giác đau rát ở niêm mạc.
- Sử dụng thêm máy cấp ẩm không khí vào những ngày thời tiết hanh khô hoặc phải sinh hoạt trong mỗi trường máy lạnh.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại đến đường hô hấp như môi trường bị ô nhiễm chứa nhiều khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại,…
- Bảo vệ hệ hô hấp bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài, mặc đồ phòng hộ khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, súc họng sau khi đi ra ngoài về.
- Duy trì lối sống tích cực và ăn uống khoa học, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể, tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích,…
- Cần đến gặp bác sĩ ngay khi bệnh có dấu hiệu chuyển biến nặng để được thăm khám, hướng dẫn xử lý kịp thời và đúng cách.
Bài viết trên đây là giải đáp thắc mắc “Viêm amidan mãn tính có nên cắt không?” bạn có thể tham khảo. Nếu tình trạng viêm amidan mãn tính chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ thì bạn nên lựa chọn điều trị bằng các phương pháp lành tính và có độ an toàn cao như dùng thuốc Tây y, chăm sóc tại nhà,… Nhưng nếu bệnh đã tiến triển nặng và có phát sinh biến chứng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về việc cắt amidan.
Có thể bạn quan tâm:
- thực hiện cắt amidan có hết ho không
- viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, chuyên gia giải đáp