Trẻ em có nên cắt amidan? Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần và ảnh hưởng đến chất lượng đời sống hàng ngày của trẻ. Cắt amidan có nên thực hiện để điều trị bệnh viêm amidan cho trẻ không là thắc mắc của rất nhiều ông bố bà mẹ. Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Trẻ em có nên cắt amidan không?
Viêm amidan là tình trạng amidan bị tổn thương do sự tấn công ồ ạt của virus hoặc vi khuẩn, ý thức chăm sóc răng miệng kém, thời tiết thay đổi bất thường,… Thông thường, bệnh viêm amidan sẽ được điều trị bằng thuốc Tây y giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh và chữa lành tổn thương tại khu vực này. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc làm phẫu thuật cắt bỏ amidan. Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định cắt bỏ amidan cần phải trải qua quá trình thăm khám kỹ lưỡng trước đó. Phẫu thuật cắt bỏ amidan là phương pháp điều trị bệnh có độ an toàn cao và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Vậy trẻ em có nên cắt amidan không?
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, amidan là cơ quan nằm ở hai bên hầu họng có chức năng bảo vệ đường hô hấp khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Trong những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn chưa phát triển đầy đủ nên phải nhờ amidan bắt giữ vi khuẩn. Nếu tiến hành cắt bỏ amidan ở trẻ nhỏ sẽ khiến chức năng của hệ miễn dịch bị suy giảm và làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp. Vì thế, đây là phương pháp điều trị không được ưu tiên áp dụng cho trẻ em. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn được chỉ định thực hiện khi thực sự cần thiết.
- Xem Thêm: triệu chứng viêm amidan cấp ở trẻ em có những triệu chứng gì
Độ tuổi cắt amidan phù hợp
Khi viêm amidan tái phát nhiều lần hoặc diễn ra kéo dài sẽ khiến amidan không thực hiện được chức năng vốn có. Lúc này, amidan sẽ trở thành ổ viêm và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển. Trường hợp không cắt bỏ, amidan còn là ổ bệnh tiềm tàng, có thể gây nhiễm trùng bất cứ lúc nào. Nếu để tình trạng nhiễm trùng diễn ra kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu tiến hành cắt amidan khi độ tuổi còn quá nhỏ sẽ gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của trẻ. Chuyên gia cho biết, cắt amidan dưới 3 tuổi sẽ tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch của trẻ và chúng vẫn có thể mọc lại sau đó. Vì thế, độ tuổi cắt amidan phù hợp nhất là trên 4 tuổi. Lúc này, hệ miễn dịch đã phát triển gần như hoàn thiện, không bị ảnh hưởng nhiều sau khi cắt amidan. Đồng thời, trẻ cũng đã có sức khỏe đủ tốt để thực hiện phẫu thuật.
Nhưng nếu tình trạng viêm cấp đang diễn ra, trẻ cần điều trị viêm từ 15 – 30 ngày đến khi hết viêm mới có thể tiến hành cắt bỏ khối amidan. Bố mẹ cần theo dõi và chú ý đến tình trạng sức khỏe của bé. Nếu trẻ gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ do viêm amidan thì cần phải cắt bỏ càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ đột tử do thiếu oxy.
Các phương pháp cắt amidan được áp dụng phổ biến trong y khoa là Laser, Coblator, Plasma Plus… Trong đó, Plasma Plus là phương pháp hiện đại nhất, có độ phục hồi nhanh và ít gây đau. Ca phẫu thuật chỉ kéo dài khoảng 20 – 30 phút, bé chỉ cần lưu lại viện trong khoảng 24 giờ.
Khi nào nên cắt amidan cho trẻ?
Chuyên gia cho biết, nếu amidan đang khỏe mạnh thì không nên cắt bỏ cho trẻ. Nhưng nếu bệnh viêm amidan ở trẻ tiến triển sang giai đoạn nặng, có nguy cơ phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì cần phải cắt bỏ. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu làm phẫu thuật cắt amidan đối với những trường hợp sau đây:
- Viêm amidan tái phát từ 6 – 7 lần/năm
- Bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa
- Amidan phì đại gây cản trở đường thở, rối loạn giấc ngủ,…
- Viêm amidan cấp kèm theo nhiễm khuẩn Streptococus gây sốt cao, viêm khớp, viêm van tim,…
- Gây áp xe amidan, áp xe quanh amidan hoặc biến chứng lên đường hô hấp trên
- Khối amidan bị phì đại không cân đối và nghi ngờ ung thư
- Xem Thêm: trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày liền liệu có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không
Tuyệt đối không cắt amidan đối với những trường hợp sau đây:
- Trẻ em dưới 5 tuổi
- Trẻ bị hen phế quản hoặc có cơ địa dễ dị ứng
- Trẻ bị lao tiến triển, bệnh tim và gặp vấn đề về máu
- Đang điều trị bệnh cấp tính như sốt xuất huyết, nhiễm trùng,…
- Vừa tiêm hoặc uống vaccine phòng ngừa bệnh lý
- Đang có dịch bệnh bùng phát tại địa phương
Để đảm bảo an toàn, bố mẹ nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử dị ứng của con trước khi thực hiện phương pháp điều trị này.
Đọc ngay: Dùng Thuốc Đông Y Trị Amidan Hiệu Quả Không? Bài Thuốc Nào Phổ Biến Hiện Nay?
Lưu ý sau khi cắt amidan cho trẻ
Sau khi cắt amidan, trẻ sẽ có một số biểu hiện như đau đầu, sốt nhẹ, buồn nôn,… Vì thế, bố mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách để giảm nhẹ các triệu chứng này, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và đẩy nhanh tốc độ phục hồi vết mổ. Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sau cắt amidan mà bố mẹ cần nắm rõ là:
- Một số triệu chứng có thể xảy ra sau khi cắt amidan là đau tai, đau rát cổ họng, nhức răng,… Vì thế, bố mẹ nên cho bé uống thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bé gặp khó khăn khi uống thuốc giảm đau, nên hỏi bác sĩ để được tư vấn loại thuốc khác phù hợp hơn.
- Cho trẻ uống nhiều nước để cải thiện tình trạng viêm, giữ ẩm cổ họng, hạn chế hôi miệng và ngăn ngừa mất nước. Có thể tiến hành chườm lạnh lên vùng cổ và trán giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
- Nên cho trẻ nằm nghỉ ngơi ít nhất 3 ngày sau phẫu thuật, không cho trẻ vận động mạnh và chơi thể thao trong ít nhất nửa tháng. Nên cho bé nằm gối cao để tránh bị khó thở. Dặn trẻ không la hét và không giao tiếp khi không cần thiết.
- Cho bé súc miệng bằng nước muối chuyên dụng để ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn chặn chúng tấn công vào vết mổ. Không để trẻ tiếp xúc với những người bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc đang mắc bệnh lý nhiễm trùng.
- Nên cho bé ăn các loại thức ăn lỏng mềm để tránh gây áp lực lên vết mổ như cháo, súp, canh,… Không cho bé tiêu thụ các loại đồ ăn cay nóng và có nhiều gia vị, tránh gây kích thích đến vết mổ và gây ra tình trạng chảy máu.
Cắt amidan có nguy hiểm không?
Cắt amidan là phương pháp điều trị bệnh có độ an toàn cao và được áp dụng phổ biến trong y khoa để cải thiện bệnh lý. Tuy nhiên, trong thực tế cũng đã có một số trường hợp xảy ra biến chứng và để lại tổn thương không mong muốn trong quá trình thực hiện. Cụ thể là:
- Chảy máu nhiều phải truyền máu
- Thay đổi giọng nói tạm thời hoặc vĩnh viễn
- Nhiễm trùng, vết thương lâu lành và đau kéo dài
- Không cải thiện tình trạng đau họng, viêm xoang, viêm tai giữa,…
Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường sau cắt amidan như sốt cao không thể tự hạ sốt, chảy máu mủ, nôn ra máu, nước bọt có lẫn máu, mất nước,… cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn xử lý. Để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng, mẹ nên cho bé cắt amidan tại các cơ sở y tế uy tín và được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm Amidan Hốc Mủ Có Nên Cắt Không? Điều Cần Biết
- Viêm Amidan Mãn Tính Có Nên Cắt Không? Bác Sĩ Giải Đáp