Tình Trạng Viêm Amidan Hốc Mủ 1 Bên Và Các Cách Điều Trị

Viêm amidan hốc mủ một bên là tình trạng viêm sưng xảy ra ở khối amidan bên phải hoặc bên trái. Đây là căn bệnh xảy ra khá phổ biến, bất cứ ai cũng có thể mắc phải và dễ phát sinh biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây là những thông tin cần biết về bệnh và các cách điều trị hiệu quả bạn có thể tham khảo.

Hình ảnh lâm sàng bệnh viêm amidan hốc mủ một bên
Hình ảnh lâm sàng bệnh viêm amidan hốc mủ một bên

Viêm amidan hốc mủ một bên là gì?

Amidan là tế bào lympho nằm bên trong vòm họng, chúng có chức năng sản sinh ra kháng thể IgG cần thiết cho hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây hại. Theo giải phẫu học, amidan nằm ở ngay ngã tư khí quản và thực quản nên phải thường xuyên tiếp xúc với thức ăn và bụi bẩn. Thêm vào đó, cấu tạo amidan có rất nhiều hốc khiến bụi bẩn và thức ăn dễ dàng đọng lại. Điều này đã tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và tấn công gây viêm. Nếu tình trạng viêm nhiễm diễn ra kéo dài sẽ hình thành nên khối mủ bên trong hốc amidan.

Viêm amidan hốc mủ là một dạng viêm amidan mãn tính, bệnh khởi phát do tình trạng viêm nhiễm diễn ra kéo dài nên rất khó điều trị dứt điểm. Thông thường, bệnh viêm amidan hốc mủ sẽ xảy ra ở cả hai khối amidan, nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh chỉ khởi phát ở một bên. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi là bệnh viêm amidan hốc mủ một bên, tình trạng viêm có thể xảy ra ở khối amidan bên phải hoặc bên trái.

Nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ một bên

Cấu tạo và vị trí của khối amidan là điều kiện thuận lợi cho tình trạng viêm nhiễm khởi phát và gây ra bệnh viêm amidan. Nếu không tiến hành điều trị dứt điểm, tình trạng viêm sẽ diễn ra kéo dài và tiến triển sang giai đoạn mãn tính, hình thành nên bệnh viêm amidan hốc mủ một bên. Một số tác nhân gây ra bệnh thường gặp là:

  • Sự tấn công của vi khuẩn, virus: Vòm họng là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn gây hại. Nếu bạn vệ sinh không đúng cách, chúng sẽ sinh sôi phát triển với số lượng lớn và tấn công vào amidan gây viêm nhiễm. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với triệu chứng sưng và đau rát tại khối amidan.
  • Thời tiết thay đổi: Thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi và tác động xấu đến sức khỏe. Lúc này, hoạt động của hệ miễn dịch sẽ suy yếu, tạo cơ hội cho vi khuẩn và virus phát triển gây bệnh.
  • Mắc bệnh tai mũi họng: Ba cơ quan này có cấu tạo liên thông với nhau và thường xuyên phải tiếp xúc với tác nhân gây hại tồn tại bên ngoài môi trường. Khi tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại một trong ba cơ quan này sẽ có nguy cơ lây nhiễm sang các cơ quan còn lại rất cao. Khi vùng họng bị viêm nhiễm sẽ làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh viêm amidan hốc mủ một bên.
  • Lối sống thiếu lành mạnh: Một số thói quen sinh hoạt có tác động xấu đến sức khỏe và tạo cơ hội cho bệnh viêm amidan hốc mủ một bên khởi phát là ăn uống thiếu khoa học, lạm dụng rượu bia và chất kích thích, thường xuyên thức khuya, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ,…
Thói quen lạm dụng rượu bia khiến sức đề kháng suy yếu và tạo cơ hội khởi phát bệnh
Thói quen lạm dụng rượu bia khiến sức đề kháng suy yếu và tạo cơ hội khởi phát bệnh

Xem thêm thông tin: Cắt Amidan Bằng Phương Pháp Nào Tốt Nhất Hiện Nay? Tham Khảo

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan hốc mủ một bên

Triệu chứng của bệnh viêm amidan hốc mủ một bên sẽ có sự khác nhau giữa từng đối tượng dựa vào nguyên nhân gây bệnh, cơ địa và giai đoạn tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết ra bệnh thông qua các dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Vi khuẩn trú ngụ bên trong vòm họng tấn công vào amidan gây viêm sẽ dẫn đến tình trạng ngứa ngáy và đau rát ở vòm họng.
  • Tình trạng viêm diễn ra kéo dài sẽ hình thành nên ổ mủ màu trắng ở một bên amidan. Quan sát sẽ thấy khối amidan viêm bị sưng đỏ, phình to và có chất dịch màu trắng bám quanh.
  • Sự xuất hiện của dịch đờm bên trong vòm họng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, phải thường xuyên ho hoặc khạc nhổ để tống chúng ra khỏi vùng họng. Đôi khi bạn sẽ khạc ra các hạt nhỏ lấm tấm có màu trắng hoặc xanh kèm theo mùi hôi rất khó chịu.
  • Khi bệnh khởi phát sẽ khiến giọng nói của người bệnh bị thay đổi, có thể là khàn tiếng hoặc mất tiếng.
  • Ho khan và ho có đờm cũng là một trong những triệu chứng mà người bệnh phải đối mặt.
  • Hơi thở của người bệnh có mùi hôi rất khó chịu do hạt mủ bên trong khối amidan bị bong ra và lẫn vào miệng
  • Đau amidan khiến người bệnh cảm thấy chán ăn gây suy nhược cơ thể, ở một số trường hợp sẽ bị sốt cao trên 40 độ

Bệnh viêm amidan hốc mủ một bên có nguy hiểm không?

Bệnh viêm amidan hốc mủ một bên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp khác. Vì thế, người bệnh luôn chủ quan trong việc thăm khám và điều trị dứt điểm. Điều này đã tạo cơ hội cho bệnh tiến triển kéo dài và phát sinh biến chứng. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải khi không điều trị viêm amidan hốc mủ một bên là:

  • Triệu chứng của bệnh khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, làm thay đổi giọng nói thậm chí là mất giọng.
  • Tình trạng viêm tại khối amidan có thể phát triển lan rộng ra các cơ quan xung quanh và ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan hô hấp. Nếu không can thiệp đúng cách sẽ tạo cơ hội cho một số bệnh lý khởi phát như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản,…
  • Nghiêm trọng hơn, tình trạng nhiễm trùng sẽ lan vào máu và gây ra một số biến chứng toàn thân nguy hiểm khác như viêm cầu thận, nhiễm trùng máu, viêm khớp,…
  • Với những trường hợp khối amidan sưng to chèn ép lên hệ hô hấp và phổi sẽ gây ra tình trạng khó thở hoặc ngưng thở tạm thời.
Tình trạng khó thở xảy ra khi khối amidan sưng to gây cản trở đường thở
Tình trạng khó thở xảy ra khi khối amidan sưng to gây cản trở đường thở

Khi bệnh viêm amidan hốc mủ một bên phát sinh biến chứng nghĩa là bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng. Nếu người bệnh không có biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Cách điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ một bên

Để hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng, bạn nên tiến hành điều trị bệnh càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi bệnh mới khởi phát ở giai đoạn đầu. Phương pháp điều trị sẽ có sự khác nhau dựa vào giai đoạn tiến triển của bệnh lý. Vì thế, bạn có thể dựa vào tình trạng bệnh của bản thân để lựa chọn phương án điều trị bệnh sao cho phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị viêm amidan hốc mủ một bên mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Mẹo trị bệnh dân gian

Sử dụng mẹo dân gian điều trị viêm amidan hốc mủ một bên có độ an toàn cao, mang lại hiệu quả tích cực với những trường hợp bệnh mới khởi phát ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này mang lại hiệu quả rất chậm, bạn cần phải kiên trì áp dụng trong một khoảng thời gian dài mới thấy tình trạng bệnh có chuyển biến tốt. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

  • Trị bệnh bằng rau diếp cá: Lá diếp cá đem đi rửa sạch, xay lấy nước cốt rồi trộn với nước vo gạo. Đem hỗn hợp này đi đun sôi rồi dùng để uống trong ngày.
  • Trị bệnh bằng lá hẹ: Lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem đi hấp cách thủy cùng với một ít mật ong. Sau 10 phút thì tắt bếp, đợi cho nguội bớt rồi dùng để ngậm và nuốt từ từ.

Đọc ngay: Chữa Viêm Amidan Bằng Mật Ong Đơn Giản, Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Dùng thuốc tây y

Dùng thuốc Tây y điều trị bệnh mang lại hiệu quả rất nhanh chóng, chỉ sau một vài lần dùng thuốc tình trạng bệnh đã có chuyển biến tốt. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh bằng thuốc cần phải có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không tự ý mua thuốc về dùng để trị bệnh tại nhà, tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Các loại thuốc thường được kê đơn là:

  • Thuốc kháng sinh được kê đơn nhằm mục đích tiêu diệt tác nhân gây hại tồn tại bên trong vòm họng. Được dùng phổ biến là Azithromycin, Fluoroquinolones,… Người bệnh cần dùng kháng sinh theo đúng chỉ định, tránh tình trạng kháng kháng sinh khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thuốc giảm đau và hạ sốt được kê đơn khi người bệnh có triệu chứng đau rát họng và sốt cao. Thường dùng là Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen,…
  • Thuốc corticosteroid được sử dụng với những trường hợp amidan sưng to gây cản trở đường hô hấp. Dược tính trong thuốc có tác dụng giảm sưng viêm và phù nên bên trong khối amidan. Loại thuốc này rất dễ phát sinh tác dụng phụ khi dùng, người bệnh không được quá lạm dụng.
  • Bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc như thuốc ho, thuốc long đờm, dung dịch xịt họng,… dựa vào các triệu chứng mà người bệnh đang phải đối mặt.
Cải thiện các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng bằng cách dùng thuốc Tây y
Cải thiện các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng bằng cách dùng thuốc Tây y

Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc Tây điều trị bệnh, bạn cần báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách. Lúc này, bác sĩ sẽ thay đổi loại thuốc điều trị khác phù hợp hơn.

Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật cắt amidan sẽ được xem xét thực hiện với những trường hợp viêm amidan hốc mủ không đáp ứng điều trị nội khoa, bệnh tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn tiến triển nặng và có nguy cơ phát sinh biến chứng cao.

Cắt amidan là một loại tiểu phẫu quan trọng. Sau khi cắt amidan bạn phải đối mặt với một số rủi ro như dễ bị viêm nhiễm, đề kháng suy yếu,… Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.

Xem them: Bị Viêm Amidan Nên Ăn Gì, Kiêng Gì: Các Nhóm Thực Phẩm Cần Nhớ

Biện pháp hỗ trợ điều trị viêm amidan hốc mủ một bên

Bên cạnh việc điều trị chuyên khoa, người bệnh cũng nên chủ động có các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Dưới đây là các biện pháp dễ thực hiện, bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp làm ẩm niêm mạc họng, khô họng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi phát triển và khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể uống một số loại trà thảo mộc có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm như trà xanh, trà tía tô, trà cam thảo,…
  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày giúp làm sạch khoang miệng. Súc họng bằng nước muối giúp loại bỏ thức ăn thừa bám trong khối amidan và sát khuẩn niêm mạc họng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại tồn tại bên trong vòm họng.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày nên ưu tiên các món ăn được chế biến dưới dạng lỏng mềm để tránh gây kích thích đến khối amidan bị viêm. Nên tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Duy trì lối sống tích cực và ăn uống khoa học trong suốt quá trình điều trị bệnh, giúp nâng cao sức đề kháng và hạn chế sự tấn công của tác nhân gây hại. Ví dụ như tăng cường tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi đầy đủ, không tiêu thụ chất kích thích và đồ ăn cay nóng, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh,…
Đeo khẩu trang giúp bảo vệ amidan khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại tồn tại bên ngoài môi trường
Đeo khẩu trang giúp bảo vệ amidan khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại tồn tại bên ngoài môi trường

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh viêm amidan hốc mủ một bên bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp và có thể phát sinh ra nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế, bạn nên thăm khám chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách.

Có thể bạn quan tâm: