Nội dung chính

Áp xe thành sau họng (RPA) tương đối hiếm gặp và thường không được chẩn đoán sớm ở trẻ. Bệnh lý này là kết quả của nhiễm trùng nghiêm trọng ở những hạch bạch huyết ở cổ họng, chủ yếu do vi khuẩn.

Áp xe thành sau họng là gì?

Áp xe thành sau họng còn được gọi là áp xe khoang cổ sâu. Đây là một khối u mủ nằm sâu trong cổ họng, được gọi là khoang sâu hầu. Khoang này là một ngăn sâu của đầu và cổ, chủ yếu chứa những hạch bạch huyết và mô mỡ.

Áp xe thành sau họng
Áp xe thành sau họng là túi mủ hình thành do nhiễm trùng hạch bạch huyết sau cổ họng

Bệnh thường phát triển khi những hạch bạch huyết phía sau cổ họng bị nhiễm trùng. Điều này dẫn đến sưng tấy và khó chịu. Những trường hợp nặng có thể bị tắc nghẽn đường thở và nhiễm trùng huyết. Chính vì thế mà RPA cần được điều trị y tế ngay lập tức.

Áp xe thành sau họng có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Tuy nhiên trẻ em từ 2 – 4 tuổi có những hạch bạch huyết lớn hơn và dễ bị nhiễm trùng hơn. Những hạch bạch huyết co lại khi bạn già đi. Điều này làm giảm nguy cơ hình thành áp xe ở người lớn.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Áp xe thành sau họng xảy ra khi những hạch bạch huyết bị nhiễm trùng vi khuẩn. Nhiễm trùng khiến cho những hạch bạch huyết sưng lên và vỡ ra. Cuối cùng tạo thành mủ tích tụ phía sau cổ họng và trở thành áp xe.

Những loại vi khuẩn thường gặp:

  • Streptococcus pyogenes
  • Staphylococcus aureus
  • Liên cầu khuẩn
  • Fusobacteria
  • Haemophilus influenzae
  • Porphyromonas
  • Prevotella
  • Veillonella

+ Đối với trẻ nhỏ

Áp xe thường hình thành sau nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như:

Khi không được điều trị, nhiễm trùng từ vị trí ban đầu lây lan đến những hạch bạch huyết ở phía sau cổ họng. Cuối cùng hình thành áp xe.

Áp xe thành sau họng chủ yếu do nhiễm trùng đường hô hấp trên
Áp xe thành sau họng chủ yếu do không điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên

+ Đối với người lớn

Áp xe chủ yếu hình thành sau một chấn thương. Điều này có thể do:

    • Vật thể đâm vào sau cổ họng, chằng hạn như xương cá và xương gà)
    • Một số thủ thuật như nội soi, đặt nội khí quản hoặc làm răng.

Dị vật ăn sâu vào thành họng dẫn đến tụ mủ và hình thành áp xe. Tình trạng này cũng xảy ra ở những người bị nhiễm vi khuẩn đặc hiệu, chẳng hạn như lao.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Hệ miễn dịch bị tổn thương hoặc suy yếu
  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Bệnh tiểu đường

Triệu chứng của áp xe thành sau họng

Áp xe thành sau họng có những triệu chứng và dấu hiệu dưới đây:

  • Khó nuốt
  • Đau khi nuốt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Đau họng dữ dội
  • Khó thở
  • Khó nói
  • Cổ cứng (vẹo cổ hoặc vận động cổ bị hạn chế)
  • Nhức đầu dữ đội
  • Tiếng thở ồn ào
  • Chảy nước dãi
  • Khó chịu
  • Đau ngực
  • Ho
  • Sốt và ớn lạnh
  • Ăn mất ngon
  • Hàm khóa hoặc khó mở miệng
  • Thay đổi giọng nói.
Áp xe thành sau họng gây đau họng dữ dội, khó nuốt
Áp xe thành sau họng gây đau họng dữ dội, khó nuốt, đau khi nuốt, khó thở, khó nói

Một số triệu chứng khác ở trẻ nhỏ:

  • Trẻ có vẻ lo lắng hoặc cáu kỉnh
  • Khó nuốt đến mức chảy nước dãi
  • Quấy khóc
  • Tư thế đầy kỳ lạ do khó hít đủ không không khí.

Biến chứng của áp xe thành sau họng

Áp xe thành sau họng là một tình trạng nguy hiểm, cần được điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng. Dưới đây là những biến chứng thường gặp:

  • Tắc nghẽn đường thở dẫn đến khó thở và tử vong
  • Xói mòn phế quản
  • Sưng và viêm ở ngực
  • Viêm phổi hít
  • Hình thành cục máu đông trong những tĩnh mạch chính
  • Hội chứng suy giảm hô hấp cấp tính
  • Nhiễm trùng lây lan sang những cơ quan và các mô lân cận
  • Nhiễm trùng huyết
  • Xói mòn vào tĩnh mạch cảnh hoặc động mạch cảnh
  • Viêm màng não
  • Liệt dây thần kinh sọ
  • Thủng thực quản
  • Viêm trung thất
  • Tử vong (chiếm hơn 40% trường hợp).

Nên đọc: Viêm Amidan Có Nên Ngậm Nước Muối? Điều Cần Lưu Ý

Chẩn đoán áp xe thành sau họng

Trong lần đầu thăm khám, bác sĩ tiến hành xem trong cổ họng, cổ, miệng để tìm kiếm các dấu hiệu. Ngoài ra người bệnh được hỏi về những triệu chứng, mức độ đau hoặc khó chịu, tiền sử bệnh.

Để đánh giá tổn thương và xác định chẩn đoán, bệnh nhân được chỉ định thêm:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp X-quang: Chụp CT hoặc X-quang có thể nhìn thấy áp xe nằm sâu trong cổ họng.
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC): Người bệnh được thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn bộ để kiểm tra nhiễm trùng. Những người bị nhiễm trùng sẽ có lượng tế bào bạch cầu tăng cao.
  • Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn: Bác sĩ lấy một mẫu dịch trong cổ họng để nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Điều này giúp tìm thấy loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Điều trị áp xe thành sau họng

Những người bị áp xe thành sau họng cần được nhập viện để theo dõi và điều trị tích cực. Điều trị thường gồm những phương pháp làm sạch nhiễm trùng, cụ thể như dùng thuốc kháng sinh và dẫn lưu áp xe.

1. Thuốc kháng sinh

Người bệnh được tiêm kháng sinh phổ rộng vào tĩnh mạch để điều trị áp xe thành sau họng. Thuốc này giúp điều trị nhiễm trùng, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn và ngăn chúng lây lan.

Nếu xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn có kết quả, bác sĩ có thể điều chỉnh đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt loại vi khuẩn cụ thể gây nhiễm trùng.

Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị nhiễm trùng và ngăn vi khuẩn lây lan

Những loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng gồm:

  • Amoxicillin – clavulanat
  • linezolid
  • Ampicilin sulbactam
  • Clindamycin
  • Vancomycin

2. Phẫu thuật

Bệnh nhân cần phẫu thuật để dẫn lưu áp xe. Trong quá trình này, người bệnh được chèn một ống thở. Sau đó bác sĩ tiến hành cắt ổ áp xe và dẫn lưu mủ để nó thoáng ra ngoài.

Sau phẫu thuật dẫn lưu ý xe, người bệnh có thể được truyền dịch qua tĩnh mạch để phòng ngừa mất nước do khó nuốt; thở oxy nếu áp xe chặn đường thở. Sau khi xuất viện, thuốc kháng sinh cần được sử dụng tiếp tục để ngăn nhiễm trùng tái phát.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa áp xe thành sau họng, cần lưu ý những điều dưới đây:

Điều trị ngay khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên
Điều trị ngay khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên để ngăn nhiễm trùng lây lan và gây áp xe
  • Điều trị ngay khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
  • Nếu phải điều trị nhiễm trùng, hãy dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Kháng sinh cần được dùng liên tục và đúng liều lượng để ngăn nhiễm trùng tái phát.
  • Thận trọng khi ăn uống để tránh dị vật gây tổn thương.
  • Nếu nhận thấy có dấu hiệu của áp xe thành sau họng, hãy liên hệ với bác sĩ để được khám và điều trị đúng cách. Điều này giúp ngăn các biến chứng nguy hiểm.

Áp xe thành sau họng là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, cần được điều trị y tế sớm. Bệnh có thể gây nhiễm trùng huyết, tắc nghẽn đường thở và đe dọa đến tính mạng. Vì vậy thăm khám ngay sau khi có những triệu chứng bất thường hoặc nghi ngờ áp xe.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Viêm amidan là một trong số bệnh lý đường hô hấp rất phổ biến, nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus hay các tác nhân xấu tấn công. Vậy người bị bệnh viêm amidan...

Xem chi tiết

Viêm amidan mãn tính là tổn thương kéo dài tại hai khối amidan bên trong vòm họng, triệu chứng của bệnh khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và làm suy nhược cơ thể....

Xem chi tiết

Có nên cắt amidan không, cắt amidan khi nào, không cắt có sao không hay nên cắt theo phương pháp nào,... là những băn khoăn của rất nhiều người khi nhắc đến thủ thuật này....

Xem chi tiết

Tình trạng viêm amidan có nổi hạch ở cổ không? Đây là thông tin được rất nhiều người bệnh băn khoăn đặt ra khi không may bản thân mắc viêm amidan. Theo các chuyên gia,...

Xem chi tiết

Cắt amidan là phương pháp điều trị ngoại khoa, thường được áp dụng cho những trường hợp viêm diễn ra kéo dài và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Vậy sau cắt amidan có...

Xem chi tiết

Trẻ em có nên cắt amidan? Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần và ảnh hưởng đến chất lượng đời sống hàng ngày của...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp