Nội dung chính

Viêm amidan ở người lớn thường ít gặp hơn so với trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh xảy ra khi amidan bị viêm và sưng tấy, thường liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn và virus thông thường.

Thế nào là viêm amidan ở người lớn?

Mặc dù ít phổ biến hơn trẻ em và thanh thiếu niên nhưng viêm amidan cũng có thể xảy ra ở người lớn. Đây là một tình trạng viêm của amidan – hai khối mô mềm nhỏ ở phía sau cổ họng, được gọi là amidan khẩu cái. Chúng là một phần của hệ thống miễn dịch, giúp chống lại vi trùng và ngăn nhiễm trùng.

Viêm amidan ở người lớn
Viêm amidan ở người lớn là tình trạng viêm của amidan, có thể do virus hoặc vi khuẩn

Viêm amidan ở người lớn xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus. Bệnh khiến amidan khẩu cái sưng tấy, đỏ ửng và đau đớn. Điều này cũng gây đau họng, khó nuốt và nhiều triệu chứng khác.

Điều trị thích hợp cho viêm amidan ở người lớn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng. Những người bị viêm tái phát nhiều lần có thể được đề nghị cắt amidan.

Nguyên nhân gây viêm amidan ở người lớn

Ở người lớn, viêm amidan thường do virus gây ra nhưng cũng có thể là do vi khuẩn. Dưới đây là những loại thường gây ảnh hưởng:

  • Virus cúm
  • Virus cảm lạnh thông thường
  • Virus cự bào
  • Virus sởi
  • Adenovirus
  • Virus Herpes-Barr
  • Virus Herpes đơn giản
  • Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn nhóm A – vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn). Đây là nguyên nhân gây viêm amidan do vi khuẩn phổ biến nhất. Tuy nhiên những chủng liên cầu khuẩn và những loại vi khuẩn khác cũng có khả năng gây bệnh.
Streptococcus pyogenes
Streptococcus pyogenes là nguyên nhân gây viêm amidan do vi khuẩn phổ biến nhất

Amidan chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập vào miệng. Vì vậy nó được xem là tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên chức năng này khiến amidan dễ bị viêm nhiễm.

Mặt khác amidan có nhiều hốc và ngăn, dễ bị vi khuẩn và bụi bám vào. Ngoài ra chức năng miễn dịch của amidan cũng suy giảm theo thời gian, thường sau tuổi dậy thì. Điều này làm tăng nguy cơ viêm amidan ở người lớn.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Thường xuyên tiếp xúc với trẻ nhỏ
  • Sống hoặc làm việc trong điều kiện đông đúc hoặc môi trường ô nhiễm
  • Hệ miễn dịch suy yếu.

Triệu chứng của viêm amidan ở người lớn

Viêm nhiễm amidan do vi khuẩn và virus có những triệu chứng tương tự. Tuy nhiên viêm amidan do vi khuẩn có những triệu chứng đột ngột hơn so với nhiễm trùng do virus và thường không bị ho.

Những triệu chứng và dấu hiệu của viêm amidan ở người lớn gồm:

  • Đau họng
  • Khó nuốt
  • Đỏ và sưng amidan
  • Xuất hiện những mảng trắng hoặc vàng trên amidan
  • Sốt
  • Ho (phổ biến hơn ở người nhiễm virus)
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Nghẹt mũi
  • Hắt xì
  • Ăn mất ngon
  • Khàn giọng
  • Đau tai
  • Cổ cứng
  • Đau bụng
  • Hôi miệng
  • Hạch bạch huyết mở rộng ở cổ.

Những dấu hiệu thường gặp khác của viêm amidan do vi khuẩn:

  • Sốt cao
  • Có đầy mủ hoặc đốm trắng trên amidan
  • Hạch bạch huyết mềm ở cổ.

Viêm amidan ở người lớn có nguy hiểm không?

Bệnh viêm amidan ở người lớn thường không nguy hiểm, triệu chứng giảm nhanh khi dùng thuốc. Tuy nhiên tình trạng viêm nhiễm có thể tái phát nhiều lần dẫn đến viêm amidan mãn tính. Những trường hợp này có thể gặp những biến chứng dưới đây:

  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Người bệnh có dấu hiệu gián đoạn hơi thở trong khi ngủ.
  • Viêm mô tế bào amidan: Đây là tình trạng nhiễm trùng lan sâu vào mô xung quanh.
  • Áp xe quanh amidan: Viêm amidan nhiều lần dẫn đến tụ mủ phía sau amidan.
Áp xe quanh amidan
Áp xe quanh amidan là biến chứng thường gặp ở người lớn bị viêm amidan nhưng không được điều trị

Chẩn đoán viêm amidan ở người lớn

Chẩn đoán viêm amidan ở người trưởng thành cũng giống như trẻ em và thanh thiếu niên. Quá trình này bao gồm việc sử dụng dụng cụ có đèn để nhìn vào amidan và cổ họng. Từ đó đánh giá tình trạng sưng tấy, đỏ và tụ mủ trên amidan; hoặc phát hiện vị trí nhiễm trùng khác.

Ngoài ra người bệnh sẽ được hỏi thêm về những triệu chứng như đau, khó nuốt… để đánh giá mức độ ảnh hưởng. Bác sĩ có thể nhẹ nhàng sờ nắn cổ để kiểm tra sưng hạch bạch huyết, kiểm tra nhịp thở và sự to ra của lá lách.

Một số xét nghiệm bổ sung:

  • Ngoáy họng: Bác sĩ dùng một miếng gạc vô trùng để lấy mẫu dịch tiết ở phía sau cổ họng. Mẫu bệnh phẩm được kiểm tra trong phòng thí nghiệm giúp xác định loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Kiểm tra công thức máu toàn bộ (CBC): Lấy một mẫu máu nhỏ để kiểm tra CBC. Những bất thường có thể cho biết bạn có đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus hay không.

Nên xem thêm:

Điều trị viêm amidan ở người lớn

Những người bị viêm và có triệu chứng nhẹ có thể tiến hành chăm sóc tại nhà kết hợp dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Những trường hợp tái phát nhiều lần và có biến chứng sẽ được cân nhắc phẫu thuật.

1. Biện pháp khắc phục tại nhà

Những biện pháp dưới đây có thể giúp người lớn tự chăm sóc khi bị viêm amidan. Đồng thời giúp giảm nhẹ các triệu chứng.

Uống trà mật ong và chanh ấm
Uống trà mật ong và chanh ấm giúp chống nhiễm trùng, giảm đau, tăng cường sức đề kháng và miễn dịch
  • Uống trà mật ong và chanh ấm: Uống một cốc trà mật ong và chanh ấm mỗi ngày. Chanh và mật ong đều chứa những hoạt chất chống nhiễm khuẩn, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Ngoài ra vitamin C trong chanh giúp giảm viêm và đau hiệu quả; mật ong giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương.
  • Nghỉ ngơi: Nghĩ ngơi càng nhiều càng tốt. Điều này giúp cơ thể phục hồi trong đợt viêm amidan.
  • Uống nhiều chất lỏng: Nên uống nhiều nước lọc ấm, nước canh, nước ép và những loại chất lỏng khác. Điều này giúp giảm kích thích cho cổ họng, giảm ho, giảm đau họng và những triệu chứng khác.
  • Ăn thức ăn mềm và đông lạnh: Thức ăn mềm và lỏng giúp dễ nuốt, giảm tổn thương niêm mạc họng và amidan. Ngoài ra ăn thức ăn đông lạnh như kem que có thể làm dịu cảm giác đau và sưng ở amidan.
  • Dùng máy tạo độ ẩm: Nên giữ ẩm không khí trong nhà bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm. Điều này giúp giảm kích ứng ở cổ họng, giảm ho và khó chịu.
  • Dùng viên ngậm không kê đơn: Một số viên ngậm không kê đơn có thể giúp làm ẩm cho cổ họng. Ngoài các tinh chất trong viên ngậm (như bạc hà) còn giúp hỗ trợ giảm viêm và đau họng.
  • Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm cho cổ bằng đệm sưởi hoặc khăn vải để làm dịu các triệu chứng (bao gồm cả đau).
  • Súc miệng với nước muối: Súc miệng 3 – 4 lần/ ngày với nước muối loãng (hoặc nước muối sinh lý 0.9%). Biện pháp này giúp giảm viêm, đau và sưng hiệu quả. Ngoài ra nước muối còn giúp kháng khuẩn, bảo vệ cổ họng, làm sạch amidan và làm loãng dịch đờm.

Tham khảo thêm:

2. Thuốc kháng sinh

Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh nếu xét nghiệm cho thấy viêm amidan ở người lớn do vi khuẩn. Trong đó Amoxicillin và Penicillin là những loại thường được sử dụng.

Kháng sinh có tác dụng điều trị nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời giúp giảm nguy cơ gặp biến chứng và rút ngằn thời gian của những triệu chứng.

Thông thường Penicillin sẽ được uống 10 ngày để điều trị viêm amidan do liên cầu khuẩn nhóm A. Nhưng nếu bị dị ứng với Penicillin, một loại kháng sinh khác sẽ được kê đơn.

3. Cắt amidan

Phẫu thuật cắt amidan cho người lớn có những vấn đề sau:

  • Bị viêm amidan thường xuyên hoặc viêm rất nặng
  • Viêm amidan dẫn đến những biến chứng khó kiểm soát. Cụ thể như: Khó nuốt, thở khó khăn, khó thở khi ngủ, áp xe quanh amidan không giảm khi dùng kháng sinh.
Phẫu thuật cắt amidan cho người lớn
Phẫu thuật cắt amidan cho người lớn khi bị viêm nặng, tái phát nhiều lần hoặc có biến chứng

Thông thường cả hai amidan khẩu cái đều bị cắt bỏ đề ngăn nhiễm trùng tái phát. Cắt amidan là một thủ thuật ngoại trú, người bệnh sẽ được về nhà vào ngày phẫu thuật. Thông qua các biện pháp chăm sóc, quá trình hồi phục hoàn toàn thường mất khoảng 2 tuần.

Phòng ngừa

Những biện pháp chăm sóc sức khỏe có thể giúp bạn phòng ngừa viêm amidan hiệu quả, bao gồm:

  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống, thức ăn và đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng mỗi ngày 2 lần. Nếu được chẩn đoán viêm amidan, hãy thay bàn chải đánh răng để ngăn ngừa tái phát.
  • Điều trị những tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm trùng răng miệng. Điều này ngăn nhiễm trùng lây lan dẫn đến viêm amidan.
  • Súc miệng với nước sau khi ăn xong.
  • Nên thường xuyên ngậm và súc họng với nước muối sinh lý để diệt khuẩn và chống viêm.
  • Thường xuyên rửa tay thật kỹ với xà phòng diệt khuẩn, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn
Thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn để giảm nguy cơ viêm amidan ở người lớn

Bệnh viêm amidan ở người lớn ít gặp hơn so với trẻ nhỏ. Bệnh có nhiều triệu chứng khó chịu và gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị sớm. Tốt nhất nên điều trị kịp thời dựa trên kết quả chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Cắt amidan là phương pháp điều trị ngoại khoa, thường được áp dụng cho những trường hợp viêm diễn ra kéo dài và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Vậy sau cắt amidan có...

Xem chi tiết

Có nên cắt amidan không, cắt amidan khi nào, không cắt có sao không hay nên cắt theo phương pháp nào,... là những băn khoăn của rất nhiều người khi nhắc đến thủ thuật này....

Xem chi tiết

Nhiều người người bị viêm amidan thường dùng nước muối súc họng để làm dịu triệu chứng và kháng viêm. Tuy nhiên viêm amidan có nên ngậm nước muối không? Trong bài viết là những...

Xem chi tiết

Uống nhiều nước khi bị viêm amidan mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà. Vậy bị viêm amidan có được uống nước không? Theo dõi...

Xem chi tiết

Cắt amidan có nguy hiểm không? Vấn đề này luôn khiến nhiều người bệnh lo sợ mặc dù việc cắt amidan chỉ là một tiểu phẫu y khoa khá đơn giản. Trong một số trường...

Xem chi tiết

Tình trạng viêm amidan có nổi hạch ở cổ không? Đây là thông tin được rất nhiều người bệnh băn khoăn đặt ra khi không may bản thân mắc viêm amidan. Theo các chuyên gia,...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp