Nội dung chính

Bà bầu bị viêm amidan có thể do vi khuẩn hoặc virus. Những tác nhân xâm nhập khiến amidan bị viêm và sưng tấy kèm theo cảm giác khó nuốt, sốt, ho và cổ họng đau rát khó chịu. Bài viết dưới đây Favina Hospital sẽ chia sẻ các thông tin chi tiết nhất nhé.

Bà bầu bị viêm amidan
Bà bầu bị viêm amidan khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập khiến amidan bị nhiễm trùng và sưng tấy

Viêm amidan là gì?

Viêm amidan là tình trạng viêm xảy ra tại hai khối mô mềm nhỏ ở phía sau cổ họng (amidan khẩu cái). Tình trạng này phát triển khi có sự xâm nhập và gây nhiễm trùng của vi khuẩn hoặc virus.

Amidan là một phần của hệ thống miễn dịch. Chúng có chức năng chống lại nhiễm trùng cũng như ngăn vi khuẩn và virus xâm qua miệng. Tuy nhiên hệ miễn dịch của amidan suy yếu sau tuổi dậy thì và cấu trúc có nhiều hốc khiến amidan có nhiều khả năng vị viêm hơn. Cơ quan này cũng dễ bị viêm do là tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ miễn dịch.

Khi viêm xảy ra, amidan sưng đỏ, đau đớn ở họng, gây khó chịu và khó nuốt. Tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ em nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn, đặc biệt là bà bầu. Bà bầu bị viêm amidan thường được điều trị bằng những biện pháp không dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Vì sao bà bầu bị viêm amidan?

Tương tự như những nhóm đối tượng khác, bà bầu bị viêm amidan khi có sự xâm nhập của virus hoặc vi khuẩn. Do là tuyến phòng thủ đầu tiên và có cấu trúc đặc biệt, amidan rất dễ bị viêm.

Khi mang thai (đặc biệt là ba tháng đầu thai kỳ), nội tiết tố thay đổi đột ngột khiến sức đề kháng suy yếu. Điều này tạo điều kiện cho tác nhân xâm nhập, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả viêm amidan ở người lớn.

Bà bầu dễ bị viêm amidan do nội tiết tố thay đổi đột ngột
Bà bầu dễ bị viêm amidan do nội tiết tố thay đổi đột ngột làm yếu sức đề kháng

Viêm amidan ở bà bầu thường liên quan đến virus cảm lạnh thông thường và cúm. Một số trường hợp do liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes). Đây là một loại vi khuẩn gây vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn.

Tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập từ môi trường ngoài hoặc lây lan từ những vị trí khác đến amidan. Thường gặp ở người nhiễm trùng răng miệng, viêm xoang, viêm mũi, viêm họng ở bà bầu… nhưng không được điều trị.

Bà bầu bị viêm amidan có triệu chứng gì?

  • Amidan sưng to và ửng đỏ
  • Sốt
  • Đau họng
  • Nuốt vướng hoặc khó nuốt
  • Mệt mỏi hoặc khó chịu
  • Ho khan
  • Nhức đầu
  • Đau cơ
  • Hôi miệng
  • Hạch bạch huyết mềm và sưng
  • Amidan có những mảng trắng hoặc vàng (mủ trên amidan, do vi khuẩn)
  • Nghẹt mũi
  • Hắt xì
  • Đau tai
  • Ăn mất ngon
  • Khàn giọng.
Bà bầu bị viêm amidan có biểu hiện đau họng, khó nuốt
Bà bầu bị viêm amidan có biểu hiện đau họng, khó nuốt, amidan sưng to, mệt mỏi và khó chịu

Bà bầu bị viêm amidan có nguy hiểm không?

Viêm amidan gây nguy hiểm cho mẹ bầu nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Những trường hợp này có nguy cơ mắc những biến chứng dưới đây:

  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
  • Viêm mô tế bào amidan
  • Áp xe quanh amidan
  • Sảy thai (thường xảy ra vào ba tháng đầu thai kỳ, khi nhiễm trùng nặng và lây lan)
  • Nhiễm trùng trong tử cung
  • Sinh non
  • Nhiễm độc muộn trong thai kỳ
  • Sinh con có dị tật bẩm sinh
  • Sốt thấp khớp và viêm cầu thận (biến chứng từ viêm amidan do vi khuẩn)

Nếu tự ý sử dụng kháng sinh, mẹ bầu còn gặp thêm những biến chứng dưới đây:

  • Rối loạn phát triển ở thai nhi
  • Tiêu chảy cấp dẫn đến mất nước
  • Rối loạn tiêu hóa (đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, ợ chua…)

Để ngăn biến chứng, tốt nhất nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa, thăm khám ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nào. Ngoài ra mẹ bầu cần điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Chẩn đoán viêm amidan ở bà bầu

Bà bầu bị viêm amidan được chẩn đoán bằng cách quan sát cổ họng và amidan thông qua thiết bị có đèn. Ngoài ra mẹ bầu sẽ được hỏi về những triệu chứng và tiền sử nhiễm trùng.

Kiểm tra hạch bạch huyết, quan sát cổ họng và amidan
Kiểm tra hạch bạch huyết, quan sát cổ họng và amidan có thể giúp phát hiện bệnh viêm amidan

Nếu có nghi ngờ viêm amidan do vi khuẩn Streptococcus pyogenes, bác sĩ tiến hành lấy mẫu dịch tiết ở phía sau cổ họng. Trong đó miếng gạc vô trùng sẽ được dùng để khoáy họng. Bệnh phẩm được đưa đến phòng thí nghiệm và tìm vi khuẩn.

Ngoài ra mẹ bầu có thể được kiểm tra công thức máu toàn bộ (CBC) để xác định nhiễm dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn và virus.

Tham khảo: Viêm Amidan Ở Người Lớn: Dấu Hiệu Và Giải Pháp Chữa Trị

Điều trị cho bà bầu bị viêm amidan

Điều trị viêm amidan cho bà bầu thường là những biện pháp không dùng thuốc. Nhưng nếu viêm amidan do vi khuẩn, mẹ có thể được yêu cầu dùng kháng sinh để diệt vi trùng. Thuốc này cần được dùng thận trọng và theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Những biện pháp điều trị tại nhà cho bà bầu bị viêm amidan gồm:

1. Súc họng với nước muối

Dùng nước muối sinh lý 0.9% để ngậm và súc họng 3 – 4 lần/ ngày. Nước muối có đặc tính kháng viêm và diệt khuẩn, giúp làm sạch khoang miệng, làm loãng đờm và ngăn vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra thường xuyên súc họng bằng nước muối sinh lý còn giúp giảm viêm amidan, giảm đau họng và kích thích cho vùng họng.

Cách dùng: Mỗi lần ngậm một ngụm nước muối, sau đó đảo đều nước muối trong miệng để đảm bảo thành họng cũng được làm sạch. Thực hiện trong 3 phút.

2. Tỏi

Tỏi chứa hoạt chất kháng viêm, chống nhiễm khuẩn và giảm đau. Khi dùng có thể giảm nhẹ các triệu chứng của viêm amidan cho mẹ bầu, đặc biệt là viêm amidan hốc mủ.

Cách dùng:

  • Ép lấy nước cốt từ tỏi để ngậm và súc miệng trong 2 phút, mỗi ngày 2 lần.
  • Hoặc cho vào nước ấm một muỗng tỏi băm và 1/4 muỗng bột quế. Dùng nước này ngậm và súc miệng, giúp sát trùng cổ họng và giảm viêm.

3. Uống nhiều nước ấm

Bà bầu bị viêm amidan nên uống ấm, bao gồm cả nước lọc, nước canh… Điều này giúp làm ấm và làm dịu cổ họng, giảm đau, ngăn mất nước do khó nuốt. Uống nhiều nước cũng giúp làm loãng đờm và hạn chế ho.

Uống nhiều nước ấm
Uống nhiều nước ấm giúp giảm đau, làm dịu cổ họng và ngăn mất nước do khó nuốt

4. Uống trà mật ong và chanh ấm

Nếu bạn bị viêm amidan trong khi mang thai, hãy thường xuyên uống 1 cốc trà mật ong và chanh ấm. Chanh có đặc tính kháng viêm và giàu vitamin, có tác dụng tăng sức đề kháng, giảm viêm và chống nhiễm trùng.

Mật ong chứa những hoạt chất có khả năng giảm đau, phòng ngừa viêm và nhiễm trùng. Ngoài ra nguyên liệu thiên nhiên này cũng góp phần thúc đẩy chữa lành tổn thương.

Tham khảo thêm: Trị Viêm Amidan Bằng Mật Ong Đơn Giản, Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

5. Dùng nghệ

Nghệ chứa chất curcumin. Đây là một thành phần chống viêm mạnh, có khả năng chống lại tác hại của các virus gây viêm amidan, chẳng hạn như virus cúm và virus thông thường.

Ngoài ra những hoạt chất trong nghệ còn có tác dụng giảm đau, giảm viêm và thúc đẩy lành thương hiệu quả.

Cách dùng: Hòa tan một thìa cà phê bột nghệ trong nước ấm hoặc sữa nghệ và uống khi còn ấm. Có thể thêm một ít mật ong để tạo vị ngọt tự nhiên.

6. Chú ý chế độ ăn uống

Bà bầu bị viêm amidan được khuyên uống nhiều nước ép rau củ quả. Thức uống này có thể bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, giúp tăng sức đề kháng và cải thiện miễn dịch. Từ đó tăng khả năng chống bệnh và rút ngắn thời gian của các triệu chứng.

Bà bầu nên uống nhiều nước ép rau củ quả
Bà bầu nên uống nhiều nước ép rau củ quả để tăng sức đề kháng, đẩy lùi nhiễm trùng

Một số lưu ý khác trong khi ăn uống:

  • Ăn đầy đủ dinh dưỡng, tiêu thụ những thực phẩm lành mạnh, tốt cho mẹ bầu và cả thai nhi.
  • Uống nhiều nước.
  • Ăn thức ăn mềm và lỏng. Điều này giúp bạn dễ nuốt, hạn chế tổn thương thêm do thức ăn thô cứng.
  • Tránh ăn thức ăn nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, chất béo không lành mạnh, thức ăn chế biến sẵn, nhiều đường và muối. Những thực phẩm này đều có khả năng tăng phản ứng viêm và gây hại cho sức khỏe mẹ bầu.
  • Tránh rượu bia và thuốc lá.

7. Nghỉ ngơi

Bà bầu bị viêm amidan được khuyên nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này giúp phục hồi sức khỏe, giảm mệt mỏi và tăng khả năng chống lại đợt viêm amidan.

Ngoài ra nên dành 30 – 45 phút mỗi ngày để vận động nhẹ nhàng. Điều này giúp sức đề kháng và khả năng chống bệnh của bạn được nâng cao.

8. Dùng máy tạo độ ẩm

Dùng máy tạo độ ẩm có thể giúp bạn giảm bớt cảm giác khó chịu. Thiết bị này giúp tăng độ ẩm cho không khí, giảm kích ứng ở cổ họng và amidan bị viêm. Từ đó hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng.

Có thể bạn quan tâm: Viêm Amidan Xơ Teo Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị

Phòng ngừa viêm amidan ở bà bầu

Bà bầu dễ bị viêm amidan, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu của thai kỳ. Để phòng ngừa, bạn có thể áp dụng những biện pháp gồm:

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và bổ sung nhiều vitamin để phòng ngừa viêm amidan ở bà bầu
  • Tăng cường sức đề kháng để giảm nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến viêm amidan.
  • Tiêm ngừa cúm trước khi mang thai. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng trong thời gian mang thai.
  • Tránh tiếp xúc với những người có bệnh nhiễm trùng, không dùng chung đồ dùng ăn uống và vật dụng cá nhân với người khác.
  • Xử lý tốt nếu có nhiễm trùng răng miệng hoặc những bệnh lý ở hệ hô hấp.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng. Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày và súc miệng với nước muối.
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn. Đảm bảo tay luôn sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong.

Bà bầu bị viêm amidan có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là khi viêm amidan do vi khuẩn. Vì vậy nên áp dụng những biện pháp ngăn ngừa ngay từ khi mang thai. Nếu có những triệu chứng bất thường, hãy liên hẹ ngay với bác sĩ để được xử lý.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Uống nhiều nước khi bị viêm amidan mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà. Vậy bị viêm amidan có được uống nước không? Theo dõi...

Xem chi tiết

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Khi bệnh khởi phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, người...

Xem chi tiết

Viêm amidan mãn tính là tổn thương kéo dài tại hai khối amidan bên trong vòm họng, triệu chứng của bệnh khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và làm suy nhược cơ thể....

Xem chi tiết

Viêm amidan có gây sốt không tới thời điểm hiện tại vẫn còn là thắc mắc của khá nhiều người. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là một bệnh nhiễm trùng hô hấp do...

Xem chi tiết

Viêm amidan ho ra máu là một tình trạng ít gặp, thường chỉ xảy ra ở trường hợp viêm nặng và kéo dài. Máu tươi có thể lẫn trong đờm hoặc không, dễ nhầm lẫn...

Xem chi tiết

Cắt amidan có nguy hiểm không? Vấn đề này luôn khiến nhiều người bệnh lo sợ mặc dù việc cắt amidan chỉ là một tiểu phẫu y khoa khá đơn giản. Trong một số trường...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp