Nội dung chính

Viêm amidan mãn tính khởi phát ở trẻ em thường rất khó điều trị dứt điểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, nếu không điều trị sẽ phát sinh biến chứng. Vì thế, ngay khi trẻ có dấu hiệu của bệnh, bố mẹ cần chủ động trong việc thăm khám và điều trị bệnh cho trẻ.

Viêm amidan mãn tính khởi phát ở trẻ khiến sức khỏe hệ hô hấp bị suy giảm đáng kể
Viêm amidan mãn tính khởi phát ở trẻ khiến sức khỏe hệ hô hấp bị suy giảm đáng kể

Viêm amidan mãn tính ở trẻ em là gì?

Amidan là các tuyến nhỏ có hình bầu dục nằm ở phía sau cổ họng. Amidan chứa các tế bào bạch cầu có tác dụng bẫy virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại khối amidan. Bệnh lý này tiến triển qua hai giai đoạn cấp tính và mãn tính. Viêm amidan cấp tính là tình trạng nhiễm trùng chỉ diễn ra kéo dài từ 3 – 14 ngày. Viêm amidan mãn tính là hiện tượng viêm diễn ra kéo dài trên 14 ngày,  tình trạng nhiễm trùng đã tiến triển mức độ nặng.

Tương tự như người lớn, bệnh viêm amidan mãn tính ở trẻ em cũng được phân thành 3 nhóm là viêm amidan hốc mũ, viêm amidan quá phát và viêm amidan mãn tính thể xơ teo. Viêm amidan mãn tính được xem là hậu quả của việc không điều trị dứt điểm bệnh viêm amidan cấp tính ở trẻ. Lúc này, các triệu chứng của bệnh sẽ diễn ra kéo dài ít nhất 1 tháng và có thể tái phát nhiều lần trong năm.

Nguyên nhân gây viêm amidan mãn tính ở trẻ

Bệnh viêm amidan mãn tính ở trẻ em có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phổ biến nhất là do không điều trị triệt để các đợt viêm cấp tính khiến bệnh viêm amidan trở nặng và tái phát nhiều lần. Virus và vi khuẩn là hai nhân tố gây nhiễm trùng thường gặp nhất. Thống kê y khoa cho thấy, có khoảng 80% trường hợp viêm amidan nhiễm trùng do virus và 20% nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh là:

  • Ý thức vệ sinh thân thể kém, không giữ gìn vệ sinh vùng họng.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và khói thuốc lá
  • Trẻ có cấu trúc amidan bất thường
  • Không điều trị dứt điểm các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Thời tiết chuyển lạnh hoặc thay đổi đột ngột

Biểu hiện viêm amidan mãn tính ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh viêm amidan mãn tính diễn ra kéo dài khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu
Triệu chứng của bệnh viêm amidan mãn tính diễn ra kéo dài khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu

Viêm amidan mãn tính xảy ra khi triệu chứng của bệnh viêm amidan diễn ra kéo dài trên 10 ngày và bệnh tái phát nhiều lần trong năm. Triệu chứng của bệnh sẽ có sự khác nhau dựa vào nguyên nhân. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết ra bệnh thông qua các dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Trẻ bị đau họng, có cảm giác khô ngứa bên trong họng. Cơn đau thường diễn ra kéo dài dai dẳng, trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ ho hoặc nuốt.
  • Khối amidan bị sưng đỏ, xuất hiện nhiều giả mạc và hình thành sỏi amidan có màu trắng hoặc vàng. Người bệnh có cảm giác vướng víu bên trong cổ họng gây khó khăn khi hít thở và nhai nuốt thức ăn.
  • Miệng có mùi hôi khó chịu, ho khan và ho có đờm, chán ăn, mệt mỏi
  • Nổi hạch ở cổ, bị sốt nhẹ và thường sốt về chiều

Viêm amidan mãn tính ở trẻ có nguy hiểm không?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm amidan khi chuyển biến sang giai đoạn mãn tính sẽ nguy hiểm hơn so với cấp tính, việc điều trị dứt điểm trở nên khó khăn hơn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Lúc này, trẻ phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như sưng viêm amidan, đau rát cổ họng, khó thở, hôi miệng,… Tình trạng viêm tái phát nhiều lần sẽ hình thành nên các ổ viêm bên trong hốc amidan. Nếu không tiến hành điều trị sẽ phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Áp xe quanh amidan với triệu chứng sốt cao, đau họng dữ dội, hơi thở có mùi hôi,…
  • Khởi phát các bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm họng mãn tính, viêm xoang, viêm tai giữa,…
  • Trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A sẽ gây biến chứng viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp,…
  • Vi khuẩn đi vào máu gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
  • Tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng, ung thư amidan,…

Giải pháp điều trị viêm amidan mãn tính ở trẻ

Ngay khi trẻ có dấu hiệu của bệnh viêm amidan, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để được đánh giá tổng quát về tình trạng sức khỏe và lên phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm amidan mãn tính ở trẻ mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu của bệnh
Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu của bệnh

Điều trị bằng mẹo dân gian

Sử dụng các loại thảo dược lành tính trong tự nhiên để điều trị bệnh viêm amidan mãn tính ở trẻ em có độ an toàn cao, bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi áp dụng tại nhà để điều trị bệnh cho bé. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ mang lại hiệu quả tích cực đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thế tham khảo và áp dụng cho bé:

  • Dùng rau diếp cá: Diếp cá tươi đem rửa sạch, ngâm nước muối rồi xay lấy nước. Cho bé uống nước ép rau diếp cá hàng ngày giúp cải thiện triệu chứng đau rát cổ họng, hạ sốt và thanh nhiệt cơ thể. Dược tính trong lá diếp cá còn có tác dụng làm lành tổn thương tại niêm mạc họng.
  • Dùng tỏi tươi: Tỏi đem lột vỏ, rửa sạch rồi để cho ráo nước. Giã nát tỏi rồi đem ngâm với mật ong trong khoảng 2 tiếng. Chắt lấy nước cốt, cho bé uống từ 1 – 2 lần/ngày. Bài thuốc này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Dùng mật ong: Pha một thìa mật ong nguyên chất với nước ấm và một ít nước cốt chanh rồi cho bé uống ngay khi còn ấm. Bài thuốc này có tác dụng sát khuẩn vùng họng và làm dịu niêm mạc họng.

Dùng thuốc điều trị chuyên khoa

Uống thuốc Tây y giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Việc dùng thuốc Tây y điều trị bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Không tự ý thay đổi liều lượng, loại thuốc điều trị cũng như thời gian dùng thuốc của trẻ để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Điều trị bệnh viêm amidan mãn tính ở trẻ em bằng thuốc Tây y theo đơn kê của bác sĩ
Điều trị bệnh viêm amidan mãn tính ở trẻ em bằng thuốc Tây y theo đơn kê của bác sĩ

Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe cũng như các triệu chứng mà bé đang mắc phải để kê đơn thuốc điều trị. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm amidan mãn tính ở trẻ em là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và hạ sốt, thuốc chống viêm, thuốc giảm ho và thuốc súc họng.

Cắt amidan

Amidan có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ miễn dịch, giúp bảo vệ trẻ khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây hại. Cắt amidan sẽ khiến sức đề kháng của trẻ bị suy giảm và tạo cơ hội cho các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khác khởi phát. Vì thế, đây là phương pháp điều trị không được khuyến khích áp dụng cho trẻ.

Tuy nhiên, bác sĩ vẫn sẽ chỉ định cắt amidan cho trẻ trên 5 tuổi bị viêm amidan tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Sau cắt amidan, bố mẹ nên chăm sóc trẻ đúng cách giúp quá trình phục hồi sau phẫu thuật diễn ra một cách nhanh chóng nhất.

Đọc thêm: Trẻ Bị Viêm Amidan Có Mủ – Tình Trạng Chớ Nên Xem Thường

Phòng ngừa viêm amidan mãn tính ở trẻ

Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nếu tái phát nhiều lần sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe hệ hô hấp. Vì thế, bố mẹ nên chủ động có các biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh tại nhà cho bé. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

  • Bảo vệ trẻ mỗi khi đi ra ngoài bằng cách đeo khẩu trang. Hạn chế cho bé đến những nơi bị ô nhiễm môi trường, có khói thuốc lá hoặc hóa chất độc hại. Nên giữ ấm trẻ vào những ngày trời lạnh.
  • Tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi ra ngoài về, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
Tập cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
Tập cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
  • Hình thành cho bé thói quen ăn uống khoa học, nên tăng cường tiêu thụ rau xanh và trái cây tươi trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để làm ẩm niêm mạc họng, ngăn ngừa sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn.
  • Hạn chế cho trẻ tiêu thụ các loại thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến vùng họng và có thể kích thích đến khối amidan. Ví dụ như đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều gia vị, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, nước ngọt có gas,…
  • Tiến hành điều trị dứt điểm các bệnh lý về đường hô hấp mà bé đang mắc phải, hạn chế tối đa nguy cơ khởi phát bệnh viêm amidan cấp tính.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh viêm amidan mãn tính ở trẻ em, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hầu hết các trường hợp viêm amidan mãn tính đều khởi phát do không điều trị dứt điểm các đợt viêm cấp tính. Vì thế, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ và tiến hành điều trị chuyên khoa ngay khi trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi liên quan

Trẻ bị viêm amidan có nôn không là thắc mắc chung của nhiều phụ huynh. Trên thực tế buồn nôn là một trong những triệu chứng thường gặp của viêm amidan. Tuy nhiên tình trạng...

Xem chi tiết

Viêm amidan có gây sốt không tới thời điểm hiện tại vẫn còn là thắc mắc của khá nhiều người. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là một bệnh nhiễm trùng hô hấp do...

Xem chi tiết

Trẻ em có nên cắt amidan? Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần và ảnh hưởng đến chất lượng đời sống hàng ngày của...

Xem chi tiết

Tham khảo thông tin trong bài viết có thể giúp nắm rõ viêm amidan có gây ho không và các phương pháp điều trị hiệu quả. Ho là một triệu chứng thường gặp của viêm...

Xem chi tiết

Viêm amidan ho ra máu là một tình trạng ít gặp, thường chỉ xảy ra ở trường hợp viêm nặng và kéo dài. Máu tươi có thể lẫn trong đờm hoặc không, dễ nhầm lẫn...

Xem chi tiết

Cắt amidan có nguy hiểm không? Vấn đề này luôn khiến nhiều người bệnh lo sợ mặc dù việc cắt amidan chỉ là một tiểu phẫu y khoa khá đơn giản. Trong một số trường...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp