Trầu không từ xưa đến nay đã là loại thảo dược được ông cha ta tin tưởng chữa bách bệnh nhờ hàm lượng tinh dầu dồi dào. Một trong những mẹo từ loài cây này được áp dụng nhiều nhất là cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không. Vậy phương pháp thực hiện có khó không và cần lưu ý những gì?
TOP 5 cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không cực đơn giản
Ghẻ nước hiểu đơn giản là bệnh lý trên da truyền nhiễm tương đối phổ biến do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây nên, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường xuất hiện vào mùa hè. Những vi khuẩn cái ghẻ này thường trú ngụ và sinh sôi tại những vùng nước bẩn, kém vệ sinh và môi trường ô nhiễm. Bệnh ghẻ tuy không nguy hiểm nhưng khiến cho người mắc phải luôn trong trạng thái ngứa ngáy khó chịu, thậm chí là đau đớn và đặc biệt ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Nếu không muốn điều trị ghẻ nước theo Tây y, bạn hoàn toàn có thể tham khảo những mẹo dân gian tại nhà. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết tận dụng lá trầu không để sát trùng làm sạch vết thương, khử trùng, trị ghẻ ngứa, loại bỏ mụn nhọt hay các bệnh lý ngoài da khác,…
Dưới đây là TOP 5 cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không cực đơn giản, dễ thực hiện tại nhà bạn có thể tham khảo!
Tham khảo thêm: Ăn Gì Nhiều DHA? TOP 12 Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Phụ Nữ Mang Thai
Sử dụng nước sắc lá trầu không
Đây được xem là một trong những cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với những ai bận rộn vì công việc. Nếu kiên trì áp dụng trong một khoảng thời gian sẽ giúp loại bỏ các triệu chứng khó chịu của bệnh ghẻ nước gây ra.
Bên cạnh đó, phương pháp này còn phù hợp cho các trường hợp tổn thương ở nhiều vị trí khác nhau, đặc biệt là tay và chân. Ngoài công dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh ghẻ nước, việc ngâm rửa vùng da bị tổn thương bằng nước lá trầu còn giúp làm sạch da thông qua việc loại bỏ bụi bẩn và tuyến bã nhờn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 5 – 7 lá trầu không tươi, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo.
- Bước 2: Dùng tay không vò nhẹ hết lá trầu (chú ý không vò quá nát) rồi cho vào nồi cùng với 1 – 1,5 lít nước sạch.
- Bước 3: Bắc nồi lên bếp và tiến hành đun sôi trong khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp.
- Bước 4: Đổ hết phần nước ra chậu lớn, sau đó pha thêm một ít nước lọc sạch để thu được nước vừa đủ ấm.
- Bước 5: Tiến hành ngâm rửa tay chân bị ghẻ và chú ý tận dụng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
- Bước 6: Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Đọc thêm: Kiêng Ăn Gì Khi Bị Vết Thương Hở Tránh Để Lại Sẹo? Giải Đáp
Cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không và lá trà xanh
Lá trà xanh cũng được biết đến là nguyên liệu được dân gian sử dụng khá nhiều để trị các bệnh ngoài da. Tương tự như lá trầu, loại thảo dược lành tính này cũng có không ít các dưỡng chất có tác dụng tiêu viêm, làm mềm da, ức chế các tác nhân gây bệnh lý viêm nhiễm.
Đặc biệt hơn, trong lá trà xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng phục hồi và tái tạo các tế bào bị tổn thương, làm sáng da hiệu quả. Cách thực hiện mẹo nhỏ này cũng cực kỳ đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá trầu không và một nắm lá trà xanh, sau đó đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất rồi để ráo.
- Bước 2: Dùng tay vò nhẹ nguyên liệu đã chuẩn bị rồi cho vào nồi, thêm khoảng 2 lít nước sạch.
- Bước 3: Bắc nồi lên bếp đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 5 – 7 phút.
- Bước 4: Đổ nước thu được ra chậu lớn, để vài phút để nước bớt nóng và bắt đầu ngâm tay chân bị ghẻ.
- Bước 5: Chú ý sử dụng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị ghẻ nước để nâng cao hiệu quả.
Xem thêm: Tham Khảo Cách Chữa Chai Chân Bằng Hành Tím Hiệu Quả, An Toàn
Sử dụng lá trầu không và tỏi chữa ghẻ nước
Một trong những cách chữa ghẻ nước hiệu quả tiếp theo mà bạn không nên bỏ qua chính là sử dụng lá trầu không và tỏi. Lý do là bởi bản chất của tỏi đã được xem như một vị thuốc kháng khuẩn chống viêm tự nhiên, rất an toàn và cực kỳ phổ biến ở nước ta.
Theo các nghiên cứu khoa học, tỏi có chứa một hàm lượng lớn kháng sinh tự nhiên của allicin. Hoạt chất trong tỏi này tác dụng ức chế sự hoạt động và sinh sôi của ký sinh trùng cái ghẻ Sarcoptes scabiei hominis chỉ trong một thời gian ngắn, từ đó hỗ trợ khắc phục các triệu chứng như ngứa ngáy, viêm nhiễm hoặc sưng tấy.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 3 – 4 lá trầu không tươi và vài tép tỏi, chú ý rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Bước 2: Cho khoảng 1,5 – 2 lít nước sạch vào nồi rồi đun sôi.
- Bước 3: Vò nhẹ lá trầu không và đập dập tỏi (tuyệt đối không dùng máy xay nhuyễn), sau đó cho vào trong nồi tiếp tục đun thêm chừng 5 – 7 phút là có thể tắt bếp.
- Bước 4: Đổ nước ra thau/chậu lớn, để nguội bớt và dùng để ngâm vùng da bị ghẻ nước.
- Bước 5: Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để đạt hiệu quả cao nhất.
Đừng bỏ lỡ: TOP 7 Cách Chữa Giời Bò Tại Nhà Nhanh Chóng, Hiệu Quả
Cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không và phèn chua
Phèn chua về bản chất là muối sunfat kali nhôm. Đây cũng là nguyên có công dụng rất tốt trong việc chữa ngứa, lành da, sát trùng và diệt khuẩn cực hiệu quả. Vì vậy, dùng phèn chua với lá trầu không là sự kết hợp hoàn hảo giúp loại bỏ các triệu chứng của bệnh ghẻ nước nhanh chóng hơn.
Đồng thời, hai nguyên liệu tự nhiên và an toàn này còn cải thiện nhanh tình trạng sưng tấy, giúp kiểm soát tuyến bã nhờn và thoáng lỗ chân lông. Bạn cũng có thể nói lời tạm biệt với mụn ẩn cực nhanh chóng đấy!
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi (khoảng 10 – 15 lá) và một ít phèn chua.
- Bước 2: Rửa sạch lá trầu không để loại bỏ bụi bẩn và đập phèn chua thành bột mịn.
- Bước 2: Vò nhẹ lá trầu không rồi đem đun sôi cùng với 1 lít nước sạch trong khoảng 5 phút.
- Bước 3: Đổ hết phần nước ra chậu lớn, sau đó cho thêm 1 thìa cà phê phèn chua mịn, khuấy đều cho tan hết.
- Bước 4: Chờ cho nước ấm là bạn có thể ngâm vùng da bị ghẻ.
- Bước 5: Kiên trì thực hiện đều đặn khoảng 1 – 2 lần/ngày để thu được hiệu quả tốt nhất.
Xem chi tiết: TOP 4 Mẹo Chữa Phù Mặt Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Chóng
Kết hợp lá trầu không với muối
Cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không cuối cùng là sự kết hợp hài hòa với muối biển. Đây đều là những nguyên liệu phổ biến, dễ kiếm và chi phí cực kỳ tiết kiệm. Muối biển với vị mặn sẽ giúp tiêu diệt hết những vi khuẩn gây hại, ký sinh trên da và đồng thời ngăn ngừa vết lở loét do mụn nước lan rộng.
Sự kết hợp hoàn hảo này có công dụng hỗ trợ khắc phục các triệu chứng viêm nhiễm trên da rất tốt. Không những vậy, muối biển còn loại bỏ nhanh chóng các vi khuẩn hay ký sinh trùng trên da, giúp cho da đỡ sần sùi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 3 – 4 lá trầu không tươi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
- Bước 2: Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong cối cùng với lượng muối biển vừa đủ, giã nát.
- Bước 3: Vệ sinh vùng da bị ghẻ bằng nước sạch, sau đó đắp lượng hỗn hợp vừa đủ trực tiếp lên để khoảng 10 phút.
- Bươc 4: Rửa lại bằng nước ấm và kiên trì thực hiện đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm hoàn toàn.
Tìm hiểu thêm: Cách Chữa Dị Ứng Khi Ăn Côn Trùng Hiệu Quả Và Nhanh Khỏi
Những chú ý cần biết khi dùng lá trầu không trị ghẻ nước
Cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không những đem lại hiệu quả cao mà còn dễ thực hiện, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau và tiết kiệm tối đa chi phí. Thế nhưng trong quá trình thực hiện, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
- Không lạm dụng: Cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ loại bỏ triệu chứng, giảm đau và phòng ngừa viêm nhiễm do bệnh gây ra. Phương pháp này không có tác dụng loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh. Vì vậy, bạn cần chú ý thực hiện vừa đủ, tránh lạm dụng.
- Thực hiện đúng chu trình: Trên đây đều là những mẹo dân gian điều trị bệnh tại nhà và không mang đến tác dụng nhanh chóng như thuốc Tây y. Do đó, bạn cần kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài để các dưỡng chất có điều kiện thẩm thấu sâu vào bên trong lớp bì và phát huy tác dụng.
- Không dùng cho trường hợp nặng: Những cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không phù hợp với các trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ, vừa khởi phát hoặc mức độ tổn thương ngoài da vừa phải. Các trường hợp vi khuẩn đã lây lan nhiều và viêm nhiễm nghiêm trọng cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Chú ý nguyên liệu: Lựa chọn lá trầu không sạch, rõ nguồn gốc, không bị phun thuốc trừ sâu hay bị bón nhiều phân hóa học. Tốt nhất bạn nên tìm những loại dược liệu sạch tự trồng tại nhà và chú ý rửa từ 2 – 3 lần nước để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và bụi bẩn.
- Giữ vệ sinh cơ thể: Luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ và thoải mái qua việc tắm rửa mỗi ngày và mặc trang phục rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra, người bị ghẻ nước cũng cần hạn chế mặc các trang phục bó sát cơ thể khi không thực sự cần thiết và không tiếp xúc với hóa chất.
- Hạn chế tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người khác: Như chúng ta đã biết, ghẻ nước lây trực tiếp giữa người với người thông qua việc tiếp xúc với vùng da bị ghẻ như ôm hôn, nắm tay, tắm rửa cho nhau, quan hệ tình dục,… Ngoài ra, việc dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt cũng là điều bạn nên tránh.
Bài viết đã chia sẻ về cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không cực đơn giản và hiệu quả tại nhà cùng một số lưu ý khi áp dụng. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn loại bỏ và ngăn chặn mầm bệnh lây lan sang các vùng da lành khác.
Đừng bỏ qua
- Hướng Dẫn Cách Điều Trị Ăn Phải Khoai Ngứa Tại Nhà Nhanh Khỏi Nhất
- TOP 15 Cách Chữa Nghẹt Mũi Ở Người Lớn An Toàn, Hiệu Quả