Một trong số những rủi ro người đi xăm môi dễ gặp phải đó là dị ứng mực xăm. Khi rơi vào tình trạng này, câu hỏi quen thuộc của mọi người đó là: Cách chữa dị ứng mực xăm môi nào hiệu quả mà mình có thể áp dụng? Để giải đáp vấn đề này, hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được trình bày trong bài viết dưới đây.
Một số cách chữa dị ứng mực xăm môi tốt nhất
Dị ứng mực xăm là tình trạng cơ thể bị dị ứng với một màu xăm nào đó. Thông thường, đó là màu xăm đỏ nhưng cũng có thể là bất cứ màu xăm nào với những cơ thể khác nhau. Các biểu hiện của dị ứng mực xăm hay gặp là: Sưng, ngứa, đỏ, nốt gồ xuất hiện trên bề mặt da, bong tróc da, da bị rộp nước, có rỉ dịch,…
Tình trạng dị ứng mực xăm môi xảy ra có thể do một số nguyên nhân sau:
- Dụng cụ xăm môi không đảm bảo an toàn, không được vô trùng hoặc không được vô trùng đúng cách để tiêu diệt vi khuẩn.
- Sử dụng 1 kim xăm cho nhiều người.
- Kỹ thuật xăm môi không đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh y tế.
- Bản thân cơ thể người đi xăm bị dị ứng với các dụng cụ xăm. Nếu da bạn thuộc loại da lành tính thì sau khi xăm, môi chỉ sưng nhẹ 1 – 2 ngày rồi khỏi. Còn đối với người có làn da nhạy cảm, tình trạng sưng có thể kéo dài 4 – 5 ngày.
- Người đi xăm môi tự ý bôi thuốc vì muốn môi lên màu nhanh.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng không phù hợp sau khi xăm cũng dẫn tới tình trạng bị dị ứng.
Có thể bạn quan tâm: Gợi Ý Các Mẹo Chữa Lẹo Mắt Bằng Chỉ An Toàn, Dễ Thực Hiện
Khi bị dị ứng mực xăm môi, bạn cần được điều trị đúng cách. Nếu không sẽ gây ra tổn thương nghiêm trọng và để lại các biến chứng về sau. Dưới đây là một số cách chữa dị ứng mực xăm môi để bạn tham khảo:
Khám chẩn đoán, can thiệp nội khoa
Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường nghiêm trọng trên da sau khi xăm môi, bạn không nên tự áp dụng các cách chữa dị ứng mực xăm môi tại nhà. Hãy tới bệnh viện da liễu để được bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.
Tùy thuộc vào mức độ dị ứng, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình chữa trị khác nhau:
- Trường hợp bị dị ứng nhẹ: Bạn có thể sử dụng một số thuốc không kê đơn để giảm đau.
- Trường hợp người bị dị ứng có biểu hiện nhiễm khuẩn: Bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc kháng Histamin có thể cải thiện các triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ, giúp làm dịu da.
- Với những trường hợp rất nặng: Có thể phải kết hợp phương pháp để đưa mực ra khỏi vùng môi.
Chú ý: Người bị dị ứng tuyệt đối không tự ý bôi bất kỳ loại thuốc nào lên bề mặt của da môi mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Tham Khảo TOP 13 Loại Thuốc Uống Bổ Phổi Tốt Nhất Thị Trường
Chườm đá giúp giảm sưng môi do dị ứng mực xăm
Đây là cách được nhiều chị em áp dụng khi cảm thấy môi bị sưng sau khi xăm. Sưng môi là một hiện tượng tích tụ chất lỏng. Còn đá lạnh sẽ giúp làm giảm quá trình tích tụ của các lớp biểu bì dưới môi. Từ đó, giúp giảm sưng, giảm viêm và giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Gói vài viên đá lạnh trong một chiếc khăn sạch.
- Ấn nhẹ lên vùng môi bị sưng trong khoảng 10 phút.
- Nghỉ 10 phút rồi tiếp tục chườm đá cho tới khi bạn cảm thấy môi bớt sưng và đau.
Lưu ý: Không đặt đá trực tiếp lên môi vì sẽ làm đau môi và khiến môi mất cảm giác vì quá lạnh. Bạn chỉ nên chườm đá ở xung quanh môi.
Nằm ngẩng cao đầu
Việc ngẩng cao đầu sẽ giúp cho chất lỏng ở vùng mặt ngưng chảy. Tình trạng sưng môi vì thế giảm hẳn.
Để cách chữa dị ứng mực xăm môi này đạt hiệu quả, bạn nên ngồi vào ghế thật thoải mái và tựa đầu về sau. Nếu bạn muốn nằm, hãy chồng thêm một vài chiếc gối để nâng cao đầu. Bạn chú ý nên ngẩng cao đầu sao cho đầu cao hơn vị trí tim. Khi thực hiện biện pháp này, bạn có thể kết hợp với nghe nhạc để thư giãn nhẹ nhàng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ chữa dị ứng mực xăm môi
Sau xăm môi, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý. tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E. Vậy ăn gì nhiều vitamin A và các dưỡng chất thiết yếu khác? Một số loại thực phẩm tốt cho người xăm môi có thể kể đến như:
- Uống sữa.
- Sữa chua.
- Cà rốt.
- Dứa.
- Cà chua.
Ngoài ra, bạn cũng cần kiêng một số món ăn để tránh tình trạng đau nhức hoặc để lại sẹo sau xăm môi như: Rau muống, thịt gà, xôi nếp, hải sản, trứng, rượu bia và các đồ uống có cồn khác,…Tránh ăn các món ăn có vị mạnh như: Cay nóng, mặn hoặc quá chua.
Xem ngay: TOP 5 Cách Chữa Viêm Họng Ở Trẻ Nhỏ Và Cách Phòng Ngừa
Lưu ý biện pháp phòng tránh dị ứng mực xăm môi
Bên cạnh nắm rõ cách chữa dị ứng mực xăm môi, để phòng tránh dị ứng mực xăm môi, bạn cần nắm được một số nguyên tắc chăm sóc da trước, trong và sau khi xăm:
Trước khi xăm môi
Để sở hữu một đôi môi đẹp sau khi xăm, bạn không chỉ đơn giản tới cơ sở xăm và tiến hành xăm môi là xong. Bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào cũng tồn tại rủi ro. Hãy là một khách hàng thông thái bằng cách tìm hiểu các thông tin cần thiết trước khi xăm môi. Một số vấn đề bạn cần đặc biệt chú ý bao gồm:
- Lựa chọn cơ sở xăm môi uy tín, đảm bảo chất lượng về an toàn y tế, được cấp đầy đủ giấy phép hoạt động.
- Biết rõ các thành phần trong mực xăm trước khi tiến hành xăm để xác định cơ thể có bị dị ứng với chất nào không. Nếu da bạn mẫn cảm, dễ dị ứng với hóa chất, bạn nên nhận được sự cho phép của bác sĩ trước khi đi xăm để đảm bảo an toàn.
- Ngoài ra, nếu bạn mắc các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch thì không nên xăm.
Khi tiến hành xăm môi
Để đảm bảo quá trình xăm môi diễn ra an toàn và tránh trường hợp bị dị ứng mực xăm môi, bạn nên trao đổi với cơ sở xăm môi một số điều sau:
- Yêu cầu cơ sở xăm môi áp dụng các biện pháp như: Đo huyết áp, thử với kim không mực,… nhằm mục đích đảm bảo cơ thể không bị dị ứng với kim xăm.
- Giữa các nét xăm nhỏ, cần có thời gian nghỉ từ 15 – 20 phút để theo dõi làn da có bị dị ứng không. Nếu có hiện tượng dị ứng, bạn nên ngừng xăm lại và xử lý nhanh chóng.
Đừng bỏ lỡ: Ăn Gì Nhiều Chất Xơ? Những Thực Phẩm Có Hàm Lượng Xơ Cao Nhất
Sau khi xăm môi
Hoàn tất quá trình xăm môi là tới giai đoạn chăm sóc môi sau khi xăm. Một số lưu ý bạn cần ghi nhớ đó là:
- Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý sau xăm môi có vai trò rất quan trọng giúp vùng da được xăm mau chóng hồi phục.
- Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như các loại hóa mỹ phẩm, bụi bẩn, lông động vật,…để hạn chế tình trạng vùng da thực hiện xăm bị tổn thương.
- Che chắn vị trí xăm kỹ càng trước khi ra nắng.
- Khi có dấu hiệu bất thường như sốt ho, thở khò khè, tiêu chảy, nôn mửa,… hay nổi thêm các nốt mẩn ngứa mới, bạn cần tới ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã nắm được các cách chữa dị ứng mực xăm môi hiệu quả và các lưu ý quan trọng trước khi quyết định xăm môi. Dị ứng mực xăm có thể gây ra những triệu chứng nhẹ và không làm ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng cũng có không ít trường hợp bị dị ứng nặng làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể. Do đó, nếu xăm môi, bạn tuyệt đối không được chủ quan về tình trạng dị ứng này.
Đừng bỏ qua:
- Chị Em Cần Ăn Gì Bổ Sung Estrogen Để Gìn Giữ Nét Xuân?
- Chuyên Gia Dinh Dưỡng Giải Đáp Chi Tiết: Ăn Gì Mọc Nhiều Tóc?