Nguyên Nhân Hóa Trị Rụng Tóc Và Các Biện Pháp Khắc Khục

Rụng tóc là một tác dụng phụ thường gặp khi người bệnh tiến hành điều trị ung thư bằng phương pháp hóa – xạ trị. Có khoảng 65% bệnh nhân tiếp nhận điều trị ung thư bằng hóa chất gặp phải tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy cực kỳ băn khoăn và lo ngại. Chính vì vậy có rất nhiều người đã từ chối hoặc bỏ dở việc điều trị vì vấn đề này. Vậy nguyên nhân hóa trị rụng tóc do đâu? Có cách nào giúp khắc phục tình trạng này hay không? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ những thắc mắc trên.

Vì sao hóa trị lại gây rụng tóc?

Các loại thuốc hóa trị được sử dụng với mục đích đó là nhằm tiêu diệt các tác nhân gây bệnh ung thư. Tuy nhiên các loại thuốc hóa trị lại không thể nhận biết đâu là tế bào lành, đâu là tế bào ung thư. Do đó thuốc tiêu diệt hiệu quả tất cả các tế bào đang phân chia nhanh chóng, bao gồm cả những tế bào bình thường, khỏe mạnh. Vì vậy lông, tóc trên cơ thể con người cũng sẽ bị rụng cùng với việc các tế bào ung thư bị tiêu diệt. Có rất nhiều người bệnh từ chối trị liệu bằng hóa trị và xạ trị vì sợ bị rụng tóc nhưng bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này bởi hầu hết mọi người sẽ thấy các lọn tóc mọc lại sau khi điều trị kết thúc.

Mức độ hóa trị rụng tóc nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại ung thư, thuốc sử dụng, liều lượng và phác đồ điều trị. Nhiều người bệnh sẽ trải qua đợt rụng tóc đầu tiên trong vòng 1-2 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị.

Hóa trị rụng tóc là vấn đề khiến nhiều người bệnh lo lắng
Hóa trị rụng tóc là vấn đề khiến nhiều người bệnh lo lắng

Các vùng trên da đầu như đỉnh đầu, hai bên tai là nơi có nhiều bị rụng tóc nhiều nhất trong khi ngủ. Thông thường, những sợi tóc phát triển tích cực sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhưng vì các nang tóc đang phát triển có thể được sắp xếp thành từng mảng hoặc phân bố đều trên khắp da đầu. Vì vậy vấn đề hóa trị rụng tóc ở mỗi người là không giống nhau. Ngay cả những người khác nhau dùng cùng một loại thuốc cho cùng một loại ung thư cũng sẽ gặp phải tình trạng rụng tóc khác nhau.

Thường sau 3 tháng điều trị, việc rụng tóc sẽ kết thúc. Nhiều bệnh nhân nhận thấy có sự thay đổi trong màu tóc hoặc cấu trúc tóc sau lần mọc lại đầu tiên. Có nhiều người tóc trở nên xoăn hơn. Tuy nhiên, những thay đổi này chỉ ở mức tạm thời và sau này tóc sẽ trở lại như bình thường.

Mặc dù không phải loại thuốc hóa trị nào cũng gây rụng tóc. Tuy nhiên đa số đều có khả năng gây rụng hoặc mỏng tóc, một số loại thuốc có thể kể đến như:

  • Altretamine (Hexalen).
  • Carboplatin (Paraplatin).
  • Cisplatin (Platinol).
  • Cyclophosphamide (Neosar).
  • Docetaxel (Taxotere).
  • Doxorubicin (Adriamycin, Doxil).
  • Epirubicin (Ellence).
  • Fluorouracil (5-FU).
  • Gemcitabine.
  • Idarubicin (Idamycin).
  • Ifosfamide (Ifex).
  • Paclitaxel.
  • Vincristine (Marqibo, Vincasar).
  • Vinorelbine (Alocrest, Navelbine).

Lời khuyên cho người bệnh đó là bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị về phác đồ hóa chất sẽ sử dụng và nguy cơ rụng tóc của những loại thuốc trên Điều này sẽ giúp bạn có thể chuẩn bị tốt tâm lý để đối mặt với tình trạng này.

Tóc sẽ mọc lại trong thời gian bao lâu?

Thường khi bắt đầu điều trị hóa trị hoặc xạ trị, tóc sẽ không rụng ngay. Nó sẽ bắt đầu rụng dần sau vài ngày, vài tuần, hoặc sau mỗi chu kỳ điều trị.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tóc có thể mọc lại sau khi kết thúc liệu trình điều trị từ 1-3 tháng. Thông thường sẽ mất từ 6 tháng đến một năm để tóc mọc lại hoàn toàn.

Tóc rụng sẽ mất thời gian từ vài tháng đến một năm để mọc lại
Tóc rụng sẽ mất thời gian từ vài tháng đến một năm để mọc lại

Khi tóc mới mọc lại, cấu trúc của tóc có thể không giống như tóc cũ. Bạn có thể cảm nhận thấy tóc của mình mọc lại mỏng hơn hoặc thô hơn trước đây. Màu tóc mọc lại cũng có thể khác so với trước và phải mất đến vài năm sau tóc mới trở lại được như bình thường.

Một số biện pháp cải thiện tình trạng rụng tóc

Việc hóa trị rụng tóc gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, khiến nhiều người bị ám ảnh, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Do vậy, việc chăm sóc tóc và cải thiện tình trạng rụng tóc bạn cần chú ý một số phương pháp sau:

Liệu pháp mũ lạnh (Cold cap therapy)

Sử dụng mũ hoặc đồ phủ đầu với túi lạnh sẽ giúp ngừa rụng tóc do một số loại thuốc tiêm tĩnh mạch gây ra. Hơi lạnh sẽ làm co các mạch máu trên da đầu khiến thuốc ít tới được chân tóc hơn. Loại mũ lạnh thường có sẵn để thuê trong suốt quá trình điều trị. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ y tế để xem cách làm này có hiệu quả với bạn không.

Sử dụng một số loại thuốc khác

Một loại thuốc bôi không kê toa có thể giúp khắc phục tình trạng rụng tóc, thưa tóc do hóa trị gây ra. Nó còn có thể giúp ích cho những bệnh nhân không mọc tóc sau khi hóa trị, xạ trị hoặc ghép tế bào gốc. Một số loại thuốc uống như spironolactone (Aldactone) hoặc finasteride (Propecia, Proscar) có thể cải thiện mọc tóc trong những trường hợp này.

Chăm sóc tóc và da đầu

Bên cạnh những phương pháp trên, bạn có thể tự mình chăm sóc tóc và da đầu để giúp cải thiện tình trạng rụng tóc của mình. Dưới đây là một số lời khuyên người bệnh có thể tham khảo:

  • Lựa chọn loại dầu gội dịu nhẹ, không chứa nước hoa, không chứa hóa chất để làm sạch tóc.
  • Không nên gội đầu mỗi ngày, mỗi tuần bạn chỉ nên gội 2-3 lần và không được gãi quá mạnh tay.
  • Làm khô tóc bằng cách dùng khăn bông mềm thấm nhẹ để tránh hư tóc.
  • Chọn loại lược răng thưa để chải đầu, hạn chế búi tóc và tạo kiểu tóc.
  • Dùng phương tiện chống nắng cho da đầu khi đi ra ngoài trời như bôi kem chống nắng, đội mũ, dùng khăn choàng.
  • Khi trời lạnh nên che đầu cẩn thận, tránh bị lạnh để giữ nhiệt cho cơ thể.
  • Tránh sấy tóc ở nhiệt độ cao.
  • Trong quá trình điều trị hóa trị, bạn không nên duỗi, uốn hay nhuộm tóc bằng các sản phẩm hóa chất.
  • Lựa chọn gối mềm, dễ chịu.
  • Có thể dùng vitamin B biotin nhưng cần có sự tham khảo của bác sĩ.
  • Trao đổi với y tá hoặc bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất cứ loại kem bôi kích thích mọc tóc nào.

Sử dụng tóc giả

Một số người quyết định dùng tóc giả như một phương pháp hữu hiệu giúp khắc phục lại vấn đề hóa trị rụng tóc. Ngay khi tóc bắt đầu rụng, bạn có thể thử tìm một nơi chuyên bán tóc giả được thiết kế cho bệnh nhân ung thư. Bạn có thể hỏi đặt lịch hẹn tại nhà hoặc đặt mua qua mạng.

Người bệnh có thể sử dụng tóc giả
Người bệnh có thể sử dụng tóc giả

Hiện có nhiều loại tóc giả khác nhau cho bạn chọn. Nếu bạn muốn mẫu tóc giả trông giống như tóc cũ của bạn thì bạn nên chọn mua trước khi tóc bắt đầu rụng. Cách này sẽ giúp chọn được mẫu tóc giả trông giống với màu và kiểu tóc của bạn nhất. Bạn cũng có thể lựa chọn mẫu theo kiểu tóc mà trước giờ bạn vẫn luôn muốn thử. Thợ làm tóc có thể giúp bạn tạo kiểu thật tự nhiên với bộ tóc giả của mình. Cuối cùng, bạn nên điều chỉnh bộ tóc sao cho vừa khít với đầu và không gây kích ứng cho da.

Chăm sóc tóc mọc lại

Sau khi kết thúc liệu trình hóa trị, tóc bạn bắt đầu mọc lại, lúc này việc chăm sóc tóc cẩn thận là điều vô cùng quan trọng. Ban đầu, tóc mới mọc ra sẽ mỏng và dễ tổn thương hơn tóc cũ. Nó có thể mọc lại với màu sắc hoặc kiểu dáng khác với mái tóc trước đây của bạn. Để chăm sóc tóc mọc lại, dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Hạn chế gội đầu quá 2 lần/tuần.
  • Massage da đầu để giúp loại bỏ gàu và lớp da khô.
  • Sử dụng lược răng thưa để chải tóc.
  • Tạm thời không tạo kiểu, uốn xoăn hay hấp sấy tóc ở nhiệt độ cao.
  • Tránh nhuộm tóc hoặc tẩy tóc ít nhất sau 3 tháng điều trị.
  • Tránh để tóc tiếp xúc với các sản phẩm hóa học cho tới khi tóc khỏe trở lại. Một vài người cần đợi tới ít nhất là một năm trước khi họ có thể duỗi hay làm xoăn tóc bằng hóa chất.

Một số loại thuốc điều trị mới đang được nghiên cứu

Không có nhiều thông tin về cơ chế thuốc hóa trị gây rụng tóc. Hầu hết những nghiên cứu này đều được thử nghiệm trên chuột. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tế bào chết do dùng thuốc hóa trị rất có thể là nguyên nhân gây chết tế bào trong nang lông, khiến tóc bị rụng.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Chicago đã sử dụng các nghiên cứu kết hợp trên bộ gen để so sánh di truyền của bệnh nhân bị ung thư vú đã trải qua rụng tóc với những người không bị bệnh.

Bộ gen cũng có liên quan đến việc rụng tóc ở người do điều trị hóa trị
Bộ gen cũng có liên quan đến việc rụng tóc ở người do điều trị hóa trị

Họ đã tìm thấy một số gen có thể liên quan đến việc mất chức năng nang lông. Một trong số đó, mã gen CACNB4 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tế bào và quá trình apoptosis. Một gen khác, BCL9, được nghiên cứu là có vai trò trong sự phát triển các nang tóc.
Hiện các nhà khoa học đang nỗ lực để nghiên cứu phát triển các chất ức chế rụng tóc do hóa trị liệu hiệu quả nhằm làm giảm bớt gánh nặng mà tác dụng phụ không mong muốn này gây ra cho bệnh nhân bị ung thư.

Mặc dù hóa trị là một trong những liệu pháp hiệu quả trong điều trị một số bệnh ung thư. Tuy nhiên việc hóa trị rụng tóc vẫn trở thành gánh nặng tâm lý đối với rất nhiều người bệnh. Quá trình hồi phục lại mái tóc như cũ cũng mất từ vài tháng đến hơn một năm và chắc chắn tóc cũng sẽ không thể hồi phục lại như ban đầu. Hiện tại các nghiên mới cho thấy các thiết bị làm lạnh mang tới hiệu quả nhất định trong điều trị dự phòng rụng tóc do hóa trị. Ngoài ra, chưa có loại thuốc nào mang tới hiệu quả đáng kể trong việc làm giảm tình trạng rụng tóc ở bệnh nhân ung thư trong thời kỳ điều trị bằng hóa chất.

Đừng bỏ lỡ:

  • Tóc rụng có mọc lại không? Dấu hiệu tóc mọc lại
  • Tóc mọc dài thêm bao nhiêu trong 1 tuần/tháng?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *