Mổ Gai Cột Sống: Phương Pháp, Chi Phí, Thời Điểm Và Lưu Ý
Mổ gai cột sống là phương pháp điều trị được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Thủ thuật này sẽ giúp loại bỏ các gai xương mọc trong cột sống từ đó giúp khôi phục chức năng tự nhiên, dứt điểm đau đớn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về giải pháp điều trị bệnh gai cột sống này.
Khi nào thì cần thực hiện mổ gai cột sống? Có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp bị gai cột sống hiện nay có thể được điều trị hiệu quả bằng các biện pháp như sử dụng thuốc Tây theo y học hiện đại, thuốc Nam, Đông y theo y học cổ truyền hoặc có thể kết hợp vật lý trị liệu cũng như xây dựng một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân phân vân liệu có nhất thiết phải mổ gai cột sống không và khi nào thì sử dụng biện pháp này?
Theo các chuyên gia xương khớp, phẫu thuật gai cột sống có cần thiết hay không còn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh. Thông thường, nếu bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa như dùng thuốc, vật lý trị liệu. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc đã áp dụng các thủ thuật y tế mà bệnh không cải thiện thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật gai cột sống.
Cụ thể, các trường hợp được chỉ định phẫu thuật gai cột sống bao gồm:
- Điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu hơn 6 tháng nhưng không có tác dụng, bệnh ngày càng nặng thêm.
- Các gai xương phát triển đủ lớn để chèn ép vào các mô mềm, gây viêm và đau vùng da bên ngoài.
- Xuất hiện một số biến chứng như tiểu không tự chủ, rối loạn chức năng tự chủ,…
Phẫu thuật gai cột sống có nguy hiểm không? Nhìn chung, phẫu thuật gai cột sống mang lại tỷ lệ thành công lên đến 85%. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này người bệnh có thể gặp một số rủi ro và biến chứng nhất định sau phẫu thuật. Các biến chứng có thể xảy ra sau khi mổ gai cột sống được thống kê bao gồm:
- Chảy máu kéo dài.
- Nhiễm trùng, viêm tại chỗ.
- Các dây thần kinh cột sống bị tổn thương dễ dẫn đến rối loạn chức năng.
- Theo thống kê có khoảng 10% tổng số ca phẫu thuật cột sống bệnh nhân bị tái phát mọc gai cột sống.
- Để lại sẹo sau phẫu thuật, đau nhức lâu ngày, vận động không thể khôi phục hoàn toàn như ban đầu,…
Mặc dù, những ca phẫu thuật gai cột sống có thể xảy ra một số biến chứng như trên, nhưng hiện nay với sự phát triển của thiết bị chụp chiếu, phẫu thuật hiện đại và chuyên môn cao của bác sĩ điều trị thì ca phẫu thuật thường hiếm khi xảy ra vấn đề cũng như nguy cơ xảy ra biến chứng giảm đi rất nhiều so với trước đây.
- Bỏ Túi Ngay: Cách Chữa Gai Cột Sống Bằng Ngải Cứu An Toàn Và Hiệu Quả Nhất Tại Nhà
Nếu người bệnh phát hiện bất kỳ biểu hiện bất thường sau phẫu thuật thì cần phải báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời, đúng lúc, tránh nguy hiểm.
4 phương pháp mổ gai cột sống phổ biến nhất hiện nay
Mổ gai cột sống là một phương pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ những mảnh gai mọc trên cột sống và chèn ép vào các dây thần kinh, cơ cũng như các cơ quan xung quanh. Đồng thời, can thiệp để khôi phục lại cấu trúc và chức năng ban đầu của cột sống.
Các phương pháp mổ gai cột sống được áp dụng hiện bao gồm phẫu thuật nội soi, phẫu thuật truyền thống, mổ lát cắt và cấy miếng đệm cột sống. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như khả năng tài chính của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất trong quá trình thăm khám.
Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của 4 phương pháp phẫu thuật điều trị gai cột sống phổ biến nhất:
Mổ gai cột sống truyền thống
Đối với các khối gai xương cột sống phát triển lớn hoặc gây lực tác động mạnh lên các cơ quan xung quanh, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật truyền thống (phẫu thuật mở). Phương pháp này có phạm vi xâm lấn lớn dẫn tới thời gian hồi phục lâu nhưng đây là kỹ thuật giúp bác sĩ có thể thấy rõ ràng nhất tình trạng và biểu hiện của gai, đồng thời dễ dàng loại bỏ các gai xương cũng như phục hồi cấu trúc của cột sống.
Mổ nội soi cột sống
Phẫu thuật nội soi là một phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, khi này bác sĩ sẽ thực hiện rạch một đường nhỏ ở phía sau lưng và sau đó đưa các dụng cụ nội soi vào. Thông qua hình ảnh camera của dụng cụ này, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát tình trạng của cột sống và thực hiện việc loại bỏ các gai xương.
So với phẫu thuật truyền thống, kỹ thuật mổ nội soi ít xâm lấn hơn, thời gian hồi phục nhanh hơn, ít gây đau đớn và cũng giảm thiểu được tỷ lệ biến chứng.
- Cùng Tìm Hiểu: Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không? Bổ Sung Canxi Thế Nào Cho Phù Hợp Và Hiệu Quả
Mổ cắt lát đốt sống
Đây là phương pháp phẫu thuật được thực hiện bằng cách loại bỏ một phần mỏng của đốt sống tại các vị trí tạo thành các gai xương để tạo ra khoảng trống giữa hai đốt sống liền kề. Phương pháp này giúp giảm áp lực lên đĩa đệm, dây chằng và các cơ quan xung quanh.
Phẫu thuật cấy miếng đệm
Ở kỹ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt một miếng đệm nhỏ vào giữa 2 đốt sống để hạn chế tình trạng gai chèn ép lên các dây thần kinh và cơ quan xung quanh. Tuy nhiên, kỹ thuật này thường chỉ được thực hiện trong trường hợp gai cột sống còn chưa phát triển lớn và tình trạng của bệnh nhân không quá nghiêm trọng.
ĐỌC THÊM: Bật Mí Bài Thuốc Chữa Gai Cột Sống Bằng Đông y An Toàn, Hiệu Quả Cao
Chi phí mổ gai cột sống bao nhiêu tiền? Có được hưởng Bảo hiểm y tế (BHYT) không?
Chi phí mổ gai cột sống sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phẫu thuật, chi phí nằm viện, thuốc men và phục hồi chức năng sau phẫu thuật,… Chính vì vậy, khó để xác định được chính xác trước tổng số tiền bệnh nhân cần bỏ ra.
Nhìn chung, chi phí tổng thể cho mỗi ca mổ gai cột sống mà bệnh nhân cần chi trả trước bảo hiểm thường thay đổi trong mức sau:
- Phẫu thuật truyền thống: Khoảng 15.000.000 – 20.000.000 VNĐ.
- Phẫu thuật nội soi: Từ 25.000.000 – 50.000.000 VNĐ.
- Phẫu thuật cột sống kết hợp nhiều kỹ thuật hiện đại khác: Từ 50.000.000 VNĐ trở lên.
Tuy nhiên, mổ gai cột sống nằm trong danh sách được hỗ trợ bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước, do đó mức chi phí thực tế sẽ giảm đi đáng kể.
Lưu ý cách chăm sóc cho bệnh nhân sau mổ gai cột sống
Để phục hồi nhanh hơn và tránh những rủi ro sẽ xảy ra sau khi mổ gai cột sống, người bệnh phải được theo dõi, điều trị và chú ý một số điều sau:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động quá sức, mang vác vật nặng,… sau phẫu thuật.
- Ăn thức ăn bổ dưỡng mềm, lỏng, dễ nuốt như súp, cháo và nước hầm,…
- Cần nằm viện theo dõi để xác định nhanh các biến chứng sau mổ và có biện pháp xử lý thích hợp. Thời gian nằm viện sẽ phụ thuộc theo yêu cầu của bác sĩ chủ trị.
- Sử dụng đúng thuốc giảm đau, kháng viêm và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều lượng, loại thuốc hoặc ngừng sử dụng mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
- Nếu quan sát được bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau phẫu thuật cột sống, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để tìm biện pháp cách khắc phục.
- Có thể điều trị phục hồi chức năng sau khi vết mổ đã lành hẳn.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, các gai xương cũng có thể mọc lại sau khi bệnh nhân phẫu thuật. Đối với các bệnh nhân đã phẫu thuật gai cột sống thành công, bạn sẽ cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn sau phẫu thuật để đảm bảo cho quá trình phục hồi được thuận lợi cũng như ngăn ngừa gai cột sống tái phát, bao gồm:
- Hạn chế làm việc nặng có ảnh hưởng xấu đến cột sống.
- Tuân thủ chế độ tập luyện do bác sĩ chỉ định.
- Không tập thể dục quá sức.
- Chú ý đến vấn đề dinh dưỡng.
Trên đây là các vấn đề về chi phí, phương pháp cũng như những lưu ý mổ gai cột sống mà bệnh nhân cần khi điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả, tránh biến chứng và nguy cơ tái phát.
Tìm Hiểu Thêm
- Mắc Bệnh Gai Cột Sống Có Nên Tập Yoga Không Và Tập Như Thế Nào Để Đạt Được Hiệu Quả Cao
- Cách Điều Trị Bệnh Gai Cột Sống Lưng Hiệu Quả Mà Các Bác Sĩ Khuyên Dùng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!