Các Giai Đoạn Niềng Răng Khểnh Chi Tiết, Đúng Quy Trình

Để khắc phục hiệu quả sai lệch răng, các giai đoạn niềng răng khểnh phải được thực đúng quy trình, kỹ thuật. Quá trình niềng răng khểnh khá phức tạp, tỉ mỉ và đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề vững và nhiều kinh nghiệm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn các giai đoạn chi tiết trong quá trình niềng răng khểnh. 

Răng khểnh khi nào nên niềng?

Răng khểnh còn được gọi là răng nanh nằm ở vị trí số 3 thuộc nhóm răng nanh. Răng khểnh đảm nhận chức năng xé thức ăn. Không mọc thẳng đứng và đều như các răng khác, răng khểnh thường sẽ mọc chếch ra ngoài hoặc vào trong. 

Thông thường những chiếc răng khểnh sẽ giúp khóe miệng của bạn trở nên duyên dáng hơn, đặc biệt khi cười. Tuy nhiên cũng có những trường hợp răng khểnh mọc quá cao hoặc chếch ra ngoài nhiều quá gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến việc ăn nhai. 

Bạn quan tâm: Quá trình niềng răng khểnh bao nhiêu tiền? Những lưu ý khi thực hiện phương pháp này

Niềng răng khểnh khi răng mọc lệch quá mức làm ảnh hưởng đến việc ăn nhai
Niềng răng khểnh khi răng mọc lệch quá mức làm ảnh hưởng đến việc ăn nhai

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thực chất răng khểnh là biểu hiện của tình trạng răng mọc lệch lạc, không đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi ăn nhai, vệ sinh răng miệng nên dễ gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu…

Do vậy, đối với các trường hợp răng khểnh lệch quá mức, khuôn hàm khấp khểnh thì bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên niềng răng để khắc phục tình trạng này. Còn nếu răng khểnh lệch vừa phải, không ảnh hưởng đến việc ăn nhai mà còn giúp bạn trông duyên dáng hơn thì không nhất thiết phải niềng răng. 

Các giai đoạn niềng răng khểnh chuẩn nhất

Quá trình niềng răng khểnh là một quá trình dài, phức tạp và đòi hỏi người bệnh kiên trì thực hiện. Dưới đây là chi tiết quy trình và chi phí niềng răng khấp khểnh bạn có thể tham khảo: 

Kiểm tra sức khỏe răng miệng

Trước khi tiến hành bất kỳ kỹ thuật chỉnh nha nào, bác sĩ sẽ thăm khám và xác định tổng quát tình trạng răng miệng của người bệnh. Việc này giúp bác sĩ nhận định được tình trạng và mức độ lệch lạc của răng khểnh nhẹ hay nặng. 

Khi đi khám, người bệnh sẽ được chỉ định chụp X quang cấu trúc hàm và kiểm tra bằng mắt thường. Nếu người bệnh gặp phải một số vấn đề như viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy thì bắt buộc phải được điều trị khỏi trước khi niềng răng. 

Bác sĩ tiến hành kiểm tra răng miệng trước khi niềng răng
Bác sĩ tiến hành kiểm tra răng miệng trước khi niềng răng

Tùy vào bệnh lý, thời gian điều trị các bệnh về răng miệng sẽ kéo dài 2 – 4 tuần. Sau khi chữa trị dứt điểm các căn bệnh thì sức khỏe răng miệng của người bệnh đã ổn định để bước vào quá trình niềng răng. 

Tư vấn cho khách hàng

Từ các dữ liệu và hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp răng khểnh mọc lệch lạc. Người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn về phương pháp niềng răng, quy trình, kết quả sau khi thực hiện, chi phí… Đây cũng là bước rất quan trọng giúp bạn hiểu rõ tình trạng răng miệng của mình và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho giai đoạn niềng răng sắp tới. 

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng bao gồm các bước như cạo vôi răng, làm sạch bề mặt răng và các kẽ răng. Các chuyên gia cho biết vệ sinh răng miệng là bước cần thiết giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng ở mức tốt nhất trong giai đoạn niềng răng. Đồng thời hạn chế sự tấn công của vi khuẩn trong quá trình đeo mắc cài.

Lấy dấu hàm, thiết kế mắc cài cho răng

Sau khi làm sạch khoang miệng, người bệnh sẽ được lấy dấu hàm trên phôi thạch cao. Các dữ liệu về dấu hàm là cơ sở để thiết kế hàm niềng gồm mắc cài, dây cung niềng răng chuẩn xác và phù hợp với khuôn hàm của bạn.

Lấy dấu hàm và thiết kế mắc cài là giai đoạn quan trọng khi niềng răng
Lấy dấu hàm và thiết kế mắc cài là giai đoạn quan trọng khi niềng răng

Vào mỗi giai đoạn khác nhau, các khay niềng hoặc hệ thống mắc cài sẽ được thiết kế sao cho phù hợp với sự dịch chuyển của răng trên cung hàm. Do vậy, ở bước này, bác sĩ sẽ tính toán rất chi tiết, tỉ mỉ để thiết kế hệ thống khí cụ niềng răng chuẩn nhất cho từng bệnh nhân. Hiện nay, nhiều nha khoa có phòng lab với mô hình mắc cài 3D trực quan để ứng dụng và điều chỉnh trên thực tế.

Xem thêm: Có mấy loại niềng răng trong suốt? Cần lưu ý gì khi sử dụng phương pháp này?

Đặt thun tách kẽ

Thông thường, trước khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ đặt thun tách kẽ để tạo ra khoảng cách giữa các kẽ răng. Kỹ thuật này hỗ trợ thao tác gắn mắc cài nhanh chóng và giúp răng dịch chuyển dễ dàng hơn. Thun tách kẽ là những vòng tròn cao su an toàn khi đặt trong khoang miệng. 

Quá trình đặt thun tách kẽ có thể gây ê nhức và sẽ khỏi sau 2 – 3 ngày. Tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp nào cũng gắn thun tách kẽ trước khi niềng răng. Mà tùy thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể mà bác sĩ tính toán xem có cần đặt thun tách kẽ hay không. 

Gắn mắc cài và dây cung

Gắn mắc cài là bước quan trọng nhất trong quá trình niềng răng khểnh. Trước hết bác sĩ sẽ lấy thun tách kẽ đã được đặt trước đó 1 tuần. Bác sĩ sẽ bôi acid nha khoa chuyên dụng lên răng để tạo bề mặt bám dính thích hợp. Rửa sạch toàn bộ acid và làm khô bề mặt răng. Tiếp theo bác sĩ sẽ bôi keo dán mắc cài lên răng và bôi cement chuyên dụng lên mặt sau mắc cài. 

Sau đó, mắc cài được gắn lên răng và loại bỏ lớp cement thừa. Cuối cùng bác sĩ sẽ chiếu đèn quang trùng hợp để kích thích sự kết dính. Ở bước gắn mắc cài, bác sĩ cần loại bỏ tất cả nước bọt trong khoang miệng. Vì chỉ cần một ít nước bọt dính vào cũng khiến keo dán không phát huy hiệu quả của nó. 

Gắn mắc cài là bước quan trọng nhất trong quá trình niềng răng khểnh
Gắn mắc cài là bước quan trọng nhất trong quá trình niềng răng khểnh

Sau khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo độ chính xác nhất. Vị trí của mắc cài rất quan trọng vì nó quyết định lực kéo của dây thun và dây cung kết nối giữa các răng với nhau. Khi mắc cài đã ổn định, bác sĩ sẽ xỏ dây cung thông qua các rãnh trên mắc cài và dùng thun niềng răng chuyên dụng để cố định. Toàn bộ quy trình này mất khoảng 2 – 3 tiếng để hoàn tất. 

Gắn mắc cài không gây quá nhiều đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, sau vài ngày bạn bắt đầu cảm nhận răng hơi khó chịu, ê buốt, đau rát lưỡi do sự dịch chuyển của răng. Bạn không cần quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này vì bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng sáp nha khoa để giảm cảm giác đau đớn.

Tham khảo: Khi Nào Cần Niềng Răng Hô Nướu? Có Thực Sự Hiệu Quả?

Tái khám

Sau khi hoàn tất gắn mắc cài, người bệnh sẽ quay về nhà và tái khám định kỳ theo lịch của bác sĩ. Thông thường, 1 tháng bạn sẽ tái khám 1 lần để bác sĩ kiểm tra sự dịch chuyển của răng đồng thời xử lý một số rủi ro gặp phải trong quá trình niềng răng. Trong khi thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá và đo lường mức độ dịch chuyển ở răng để đưa ra phương án điều trị tiếp theo. 

Bên cạnh đó, các sợi dây chun cố định bị giãn và không đủ áp lực để kéo răng thì cũng được bác sĩ thay mới. Do vậy, việc sắp xếp lịch đi tái khám định kỳ là điều quan trọng mà bạn không thể quên trong quá trình niềng răng. 

Tháo mắc cài trên răng và đeo hàm duy trì

Sau 1 – 3 năm, răng đã ổn định vị trí trên cung hàm thì bạn sẽ được tháo niềng. Quy trình tháo mắc cài được thực hiện rất đơn giản và không hề gây đau đớn. Tuy nhiên, bạn sẽ cảm thấy ê buốt răng đôi chút khi nha sĩ tiến hành loại bỏ lượng cement nha khoa còn thừa trên răng. Đeo niềng quá lâu cũng có thể làm răng bị ngả màu và tích tụ cao răng. Bác sĩ sẽ giúp bạn khắc phục bằng cách lấy hết cao răng, đánh bóng và tẩy trắng răng. 

Sau khi tháo niềng, răng cũng có nguy cơ chạy về vị trí cũ. Do vậy, hầu hết các trường hợp sau khi niềng răng đều cần đeo niềng duy trì để đảm bảo độ ổn định cho răng. Người bệnh sẽ đeo hàm duy trì trong 24 giờ hàng ngày trong 6 tháng đầu. Sau đó, bạn chỉ cần đeo niềng buổi tối khi đi ngủ là được. Thời gian đeo hàm duy trì bao lâu phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Chớ bỏ lỡ: Niềng răng giữ lại răng khểnh có được không? – Bác Sĩ chuyên ngành giải đáp

Một số lưu ý khi niềng răng khểnh

Niềng răng khểnh là quy trình khá phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao. Do vậy, để đạt hiệu quả tốt, bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Thời gian đầu khi đeo niềng, bạn sẽ gặp phải một số vấn đề như ê buốt, khó chịu và cộm cấn trên răng. Các khí cụ này có thể khiến bạn gặp khó khăn khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng khỏi sau 1 – 2 tuần đeo niềng.
  • Niềng răng có thể khiến bạn bị sụt cân, hóp má do vậy người bệnh cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời gian này. Bạn nên ăn các loại đồ ăn mềm và nhiều chất dinh dưỡng như trái cây chín, rau củ luộc, uống sữa, trứng…
  • Hạn chế tối đa việc ăn các thức ăn nhiều đường, thức ăn nhanh, uống nước ngọt và rượu bia gây hại cho răng miệng. Bởi các thực phẩm này có thể gây ra các mảng bám trên răng, ám màu răng và gây sâu răng, viêm nướu…
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng. Bạn chải răng với lực vừa phải để tránh gây tổn thương răng, nướu và làm bong tróc mắc cài, dây cung. 
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để lấy hết các mảng bám trong kẽ răng. 
Sau khi ăn bạn dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết mảng bám trên răng
Sau khi ăn bạn dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết mảng bám trên răng
  • Dùng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa trong răng mà đánh răng không thể lấy được. 
  • Tái khám nha khoa định kỳ theo đúng lịch bác sĩ đã sắp xếp. Bạn lưu ý không nên đi khám quá trễ vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả niềng răng. 
  • Tuyệt đối không được ăn nhai quá mạnh hoặc tác động lực lớn trên răng trong thời gian đeo niềng. 
  • Trong quá trình niềng răng khấp khểnh, nếu xảy ra bất kỳ rủi ro gì không mong muốn thì bạn nên đến nha khoa thăm khám để được xử lý kịp thời. 

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn các giai đoạn niềng răng khểnh cụ thể, chi tiết. Để quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám cụ thể và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. 

Click xem ngay: