Niềng Răng Giữ Lại Răng Khểnh Được Hay Không? Một Số Lưu Ý
Niềng răng giữ lại răng khểnh được không là thắc mắc chung của nhiều người có nhu cầu niềng răng nhưng muốn bảo tồn răng khểnh. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hợp lý nhất. Bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc trên.
Răng khểnh là gì?
Răng khểnh thực chất chiếc răng nanh mọc chếch lên trên so với các răng khác nằm cùng trên cung hàm. Răng khểnh sẽ có kích thước, hình dáng và cách mọc khác nhau ở mỗi người. Mỗi người sẽ có từ 1 – 2 chiếc răng khểnh. Ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, răng khểnh được nhiều người đánh giá là mang đến sự duyên dáng, độc đáo cho người sở hữu nó.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu y khoa, răng khểnh là tình trạng răng mọc lệch trên cung hàm. Chiếc răng này không chỉ gây khó khăn cho việc ăn nhai mà còn gây ra nhiều bệnh lý bất thường cho răng miệng vì thức ăn dễ vướng vào.
Thực hiện niềng răng giữ lại răng khểnh được hay không?
Niềng răng giữ răng khểnh được không là vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi một chiếc răng khểnh lệch nhẹ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc ăn nhai mà còn giúp tăng nét duyên dáng cho bạn, đặc biệt khi cười.
Các chuyên gia nha khoa cho biết rằng với kỹ thuật nha khoa phát triển như hiện nay thì việc niềng răng giữ răng khểnh là việc hoàn toàn có thể thực hiện được. Bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị đặc biệt sau khi thăm khám cụ thể và xác định mức độ lệch lạc của răng. Dựa theo nhu cầu của người bệnh, bác sĩ sẽ thiết kế hệ thống mắc cài, dây cung niềng răng tập trung tác động lực để kéo các răng trên khuôn hàm ngoại trừ răng khểnh.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể niềng răng để lại răng khểnh. Theo đó nếu răng khểnh chệch quá mức hoặc gây sai lệch cung hàm, ảnh hưởng đến việc ăn nhai thì bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh để đưa ra phương pháp tốt nhất.
Trên thực tế, răng khểnh về lâu dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc vệ sinh răng miệng, việc ăn nhai và là nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng. Từ 40 tuổi trở đi, bạn sẽ không thấy được lợi ích thẩm mỹ của chiếc răng này nữa và chúng dần trở thành rào cản trong việc sinh hoạt hàng ngày của bạn. Do vậy, bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh niềng luôn răng khểnh ngay từ đầu để đảm bảo sở hữu hàm răng đều đẹp, chắc khỏe.
Niềng răng khấp khểnh giá bao nhiêu? Xem ngay báo giá chi tiết được tổng hợp tại các nha khoa uy tín
Các phương pháp thực hiện niềng răng giữ lại răng khểnh
Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp bạn niềng răng nhưng vẫn giữ răng khểnh. Dưới đây là một số kỹ thuật được áp dụng rộng rãi hiện nay:
- Niềng răng mắc cài kim loại: Đây là phương pháp niềng răng truyền thống giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp nhưng vẫn giữ lại răng khểnh. Bác sĩ sẽ thiết kế mắc cài, dây cung rồi gắn lên răng để dịch chuyển răng về đúng vị trí mà không ảnh hưởng đến răng khểnh. Phương pháp niềng răng mắc cài chỉnh răng này có mức giá rẻ và đạt hiệu quả chỉnh nha cao. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là gây cộm cấn và thiếu tự tin khi giao tiếp.
- Niềng răng mắc cài sứ: Tương tự như niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ được thiết kế hoàn toàn bằng sứ và có màu sắc tương đồng với răng. Do vậy, niềng răng bằng mắc cài sứ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cao và lực tác động lên răng ổn định. Tuy nhiên, nhược điểm là mắc cài sứ có thể bị bể vỡ khi va chạm mạnh.
- Niềng răng mắc cài trong: Phương pháp này được thực hiện bằng cách gắn mắc cài vào mặt trong của răng. Lực kéo của mắc cài khá ổn định, không để lộ ra ngoài khi nói chuyện nhưng dễ gây trầy xước lưỡi, nướu răng. Hơn nữa, mắc cài mặt trong khiến bạn khó vệ sinh răng miệng.
Để biết phương pháp niềng răng nào phù hợp với mình, các bác sĩ tại nha khoa sẽ tư vấn và giúp bạn lựa chọn kỹ thuật niềng răng tốt nhất.
Chi phí niềng răng bao nhiêu?
Mức giá niềng răng không nhổ răng giữ lại răng khểnh bao nhiêu được quyết định từ nhiều yếu tố như sức khỏe răng miệng của bạn, địa chỉ thực hiện, phương pháp niềng răng. Dưới đây là mức giá niềng răng bạn có thể tham khảo
- Niềng răng mắc cài kim loại có giá khoảng 25 – 40 triệu.
- Niềng răng mắc cài sứ có giá khoảng khoảng 40 – 55 triệu.
- Niềng răng mặt trong có giá khoảng 70 – 100 triệu.
- Niềng răng mắc cài pha lê có giá khoảng 50 – 60 triệu.
Bạn cần đến các nha khoa uy tín, có công khai giá rõ ràng để được bác sĩ thăm khám và tư vấn mức giá phù hợp cho từng trường hợp.
Giải đáp: Niềng răng không mắc cài 3D Clear có tốt không? Chi phí bao nhiêu?
Niềng răng giữ lại răng khểnh ở đâu tốt?
Nếu bạn có nhu cầu thăm khám và niềng răng giữ lại răng khểnh thì có thể tham khảo một số địa chỉ thực hiện dưới đây:
- Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: Khoa Răng Hàm Mặt tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM là một chuyên khoa lớn. Với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi, đây là địa chỉ niềng răng giữ lại răng khểnh uy tín bạn nên lựa chọn. Địa chỉ bệnh viện ở 652 Nguyễn Trãi, Quận 5, TPHCM.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM: Bệnh viện là cơ sở chuyên khoa tuyến Trung ương trong lĩnh vực điều trị và phục hình răng miệng. Khi đến đây, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ về việc có nên niềng răng giữ lại răng khểnh hay không. Đồng thời hướng dẫn bạn cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà. Địa chỉ bệnh viện ở 201A Nguyễn Chí Thanh, Quận 10, TPHCM.
- Bệnh viện Bạch Mai: Chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại bệnh viện Bạch Mai được đầu tư đầy đủ thiết bị y tế, chất liệu nha khoa phục vụ cho công tác chữa bệnh và thẩm mỹ răng. Đây cũng là một trong những sự lựa chọn phù hợp khi bạn có nhu cầu niềng răng giữ lại răng khểnh. Địa chỉ ở tại 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
Báo giá: Niềng răng mắc cài sứ bao nhiêu tiền? Xem ngay bảng giá được tổng hợp từ các cơ sở nha khoa uy tín.
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đạt chuẩn quốc tế về hệ thống phòng khám, trang thiết bị và quy trình thăm khám. Người bệnh sẽ được hướng dẫn, tư vấn nhiệt tình khi đến đây khám răng hoặc chỉnh hình răng. Địa chỉ bệnh viện ở 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Viện Nha khoa Thẩm mỹ Vidental: Là một trong những trung tâm nha khoa hàng đầu hiện nay, Viện Nha khoa Thẩm mỹ Vidental đã thẩm mỹ thành công cho rất nhiều trường hợp mắc vấn đề răng miệng từ nhẹ đến nặng. Khi có nhu cầu niềng răng giữ lại răng khểnh, bác sĩ sẽ giúp bạn thăm khám và đưa ra lời khuyên phù hợp cho từng người bệnh. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin trung tâm tại https://viennhakhoathammy.com/.
Một số lưu ý khi niềng răng
Vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống sau khi niềng răng là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả niềng răng của bạn. Nếu không chăm sóc kỹ thì răng có thể mắc phải một số căn bệnh như viêm nha chu, tụt lợi, viêm nướu và không đạt hiệu quả tốt nhất khi tháo niềng. Do vậy, người niềng răng cần lưu ý chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống như sau:
Cách chăm sóc răng miệng
Khi đeo niềng, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng kỹ càng và nhẹ nhàng vì răng trong giai đoạn này rất nhạy cảm. Để đảm bảo an toàn cho răng, bạn cần chăm sóc răng miệng như sau:
- Đánh răng mỗi ngày: Bạn cần chải răng đều đặn mỗi ngày 2 lần sáng và tối. Bạn nên dùng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có nhiều fluor để làm sạch kẽ răng và các mắc cài đồng thời tránh gây tổn thương cho răng. Người bệnh lưu ý đánh răng nhẹ nhàng để tránh làm xước nướu răng và làm bong mắc cài.
- Sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa: Dùng các nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối để làm sạch hoàn toàn các mảng bám trong kẽ răng. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa và thăm nước để lấy thức ăn thừa sau khi ăn.
Xem thêm: Niềng răng hô có phải nhổ răng không? [ Giải đáp ] Từ bác sĩ chuyên khoa
- Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp bạn hạn chế mắc phải bệnh sâu răng. Việc để miệng khô sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sâu răng phát triển. Do vậy, các chuyên khoa khuyên rằng bạn nên uống từ 2 – 2,5 lít nước trong thời gian niềng răng.
- Không tác động lực mạnh lên răng: Bạn chú ý ăn uống nhẹ nhàng, không nhai quá mạnh vì dễ làm vỡ, bong mắc cài và gây tổn thương răng. Hơn nữa, bạn cần loại bỏ hẳn thói quen dùng răng xé đồ, kéo đồ. Ngoài ra, khi ăn bạn nên nhai đều cả hai hàm để các răng cùng hoạt động nhịp nhàng và nghiền nát thức ăn.
- Thăm khám định kỳ: Trong thời gian niềng răng, người bệnh cần tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra quá trình dịch chuyển của răng và xử lý các bệnh lý nếu có. Hết thời gian đeo niềng thì bạn vẫn nên duy trì thói quen khám nha khoa 2 lần một năm.
Chế độ ăn uống
Thời gian đầu mới niềng răng, bạn có thể cảm thấy ê buốt, nhức răng vì chưa quen với việc đeo niềng. Do vậy, bạn cần lưu ý chế độ ăn uống như sau:
- Ăn các loại thực phẩm mềm và chế biến từ sữa như các loại bánh mềm, bơ mềm, phô mai, uống sữa, sữa chua…
- Ăn thực phẩm đã được nấu chín và mềm như súp, cơm mềm, rau củ luộc mềm như bí đỏ, đu đủ…
- Bổ sung các món ăn được làm từ trứng như trứng luộc, trứng xào, bánh bông lan, bánh flan…
- Cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể bằng cách bổ sung các loại trái cây như chuối, bơ, táo… Bạn nên uống nước ép trái cây thay vì ăn để hạn chế tác động mạnh lên răng.
- Tránh ăn các loại thức ăn dẻo dai như bánh dầy, kẹo dẻo… và các thức ăn giòn như bỏng ngô, cánh gà rán, khoai tây chiên…
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm cần sử dụng nhiều lực để nhai như đùi gà, thịt bò, xương…
- Bạn nên để nguội các thực phẩm quá nóng trước khi ăn như lẩu, canh nóng… Đồng thời hạn chế ăn các loại thức ăn quá lạnh như nước đá, kem…
- Nói không với các loại đồ ăn chứa nhiều màu như nước ngọt, bánh kẹo nhiều màu…
Niềng răng giữ lại răng khểnh có được không đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Bạn cần lựa chọn các nha khoa uy tín để thăm khám và nghe lời khuyên của chuyên gia về tình trạng răng miệng của mình có nên giữ lại răng khểnh không.
Đừng bỏ qua:
- Quá trình niềng răng như thế nào? Phải trải qua bao nhiêu giai đoạn và mỗi giao đoạn trong mấy tháng.
- Giải đáp thắc mắc: Nguyên nhân răng lệch nhân trung và Mách bạn cách khắc phục tại nhà.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!