Niềng Răng Không Nhổ Răng Áp Dụng Cho Những Trường Hợp Nào?

Niềng răng không nhổ răng được không là câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn trước khi thực hiện phương pháp chỉnh nha. Trên thực tế, nếu răng của bạn gặp khiếm khuyết không quá nặng thì không bắt buộc phải nhổ. Chi tiết vấn đề này như nào hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết dưới đây!

Khi niềng răng có bắt buộc nhổ răng không?

Niềng răng được biết đến là một phương pháp chỉnh nha vô cùng hiệu quả. Niềng răng về bản chất là dùng một khí cụ nha khoa riêng biệt, gây lên một áp lực khiến những chiếc răng di chuyển từ từ theo đúng hướng điều chỉnh. Niềng răng đòi hỏi bệnh nhân phải thật kiên nhẫn, bởi nó không thể đem lại hiệu quả ngay tức thì. Trung bình, thời gian niềng răng lý tưởng cho người trưởng thành là từ 2 đến 3 năm.

Là một phương pháp hữu hiệu được nhiều người biết đến và sử dụng, nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều câu hỏi xoay quanh việc niềng răng có cần nhổ răng không? Khi nhổ răng, tình trạng chung là bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức và khó chịu. Chính vì vậy, có người vì sợ cảm giác đau nên vẫn còn khá ngần ngại trước khi thực hiện niềng răng.

Tuy nhiên, trên thực tế thống kê các ca điều trị, niềng răng không nhổ chiếm đa số hơn. Vấn đề có phải nhổ hay không phụ thuộc rất nhiều vào hàm răng của mỗi người. Tính đến hiện tại, chỉ có khoảng 15% trên tổng số ca niềng răng là phải nhổ.

Tổng hợp chi tiết các loại niềng răng phổ biến hiện nay: Giá tốt, đảm bảo chất lượng và thời gian niềng.

Trên thực tế thống kê các ca điều trị, niềng răng không nhổ chiếm đa số hơn
Trên thực tế thống kê các ca điều trị, niềng răng không nhổ chiếm đa số hơn

Niềng răng không cần nhổ sẽ áp dụng cho những người có hàm răng không quá lộn xộn, thích hợp cho việc di chuyển cả hàm, phù hợp hơn với trẻ em vì ở lứa tuổi này, xương hàm vẫn đang trong độ phát triển, việc niềng răng có thể kích thích xương hàm nới rộng ra để răng về đúng vị trí.

Khi nào khuyến cáo nên nhổ răng trước khi niềng?

Việc nhổ răng trước khi niềng sẽ đang các bác sĩ cân nhắc khá nhiều. Bởi vì, khi nhổ răng vĩnh viễn, ngoài cảm giác đau thì chiếc răng đó không thể nào mọc lại hay phục hồi được. Cộng thêm việc nhổ răng đôi khi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khuôn mặt của bệnh nhân. Chính vì vậy, nha sĩ thường phải lên một kế hoạch dự tính cụ thể, trong phạm vi từ 10 đến 20 năm. Nếu cảm thấy chắc chắn, các bác sĩ mới chỉ định nhổ.

Những trường hợp bắt buộc phải nhổ răng đều là những ca bệnh đặc biệt khó, cần một quá trình điều trị dài hơn hẳn so với thông thường. Dưới đây là những trường hợp tiêu biểu bắt buộc phải nhổ mới có thể niềng răng:

  • Răng mọc chen chúc nhau: Khi bệnh nhân có một khung hàm quá nhỏ, răng sẽ mọc chen chúc vì không có khoảng trống cho tất cả. Lúc này bắt buộc phải nhổ đi những chiếc răng thừa ra để đảm bảo kết quả cho quá trình niềng.
  • Răng bị hô nặng hoặc móm nặng: Trong trường hợp này, việc nhổ răng cũng rất cần thiết để tạo những khoảng trống thích hợp cho răng di chuyển về đúng theo khớp cắn.
  • Mọc răng khôn lệch: Răng khôn được mọc cuối cùng trên khung hàm, và vào thời điểm nó mọc dường như không còn khoảng trống. Chính vì vậy, răng khôn sẽ có xu hướng mọc trồi lên hoặc chen chúc, đâm ngang sang những răng bên cạnh. Để có kết quả điều trị tốt nhất, trường hợp này nên nhổ bỏ hoàn toàn răng khôn.
Trong những trường hợp bất đắc dĩ, bác sĩ mới quyết định cho bệnh nhân nhổ răng
Trong những trường hợp bất đắc dĩ, bác sĩ mới quyết định cho bệnh nhân nhổ răng

Bên cạnh đó, nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bạn không được nhổ răng: Trẻ em có cấu trúc xương hàm chưa ổn định, bệnh nhân có răng thưa, thiếu răng hay có vòm họng quá rộng.

Trường hợp phải nhổ răng khi niềng răng có ảnh hưởng gì không?

Đối tượng phải nhổ răng khi niềng răng thì có ảnh hưởng gì không? Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm, bởi trước khi quyết định có cho bệnh nhân nhổ răng hay không, bác sĩ đã phải cân nhắc rất nhiều. Quá trình niềng răng cần phải đảm bảo ổn định cho vùng xương hàm, nên thông thường, các nha sĩ phải chọn nhổ bỏ răng ở vị trí không quá quan trọng và không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc hàm.

Trước khi nhổ răng, bệnh nhân cũng sẽ được tiêm thuốc tê, giảm thiểu đau nhức. Sau khi hết thuốc tê, chắc chắn sẽ có đau nhức một chút, nhưng tình trạng này cũng chỉ tồn tại trong 1 đến 2 ngày. Và khi những mô mềm đã ổn định sau khi mổ, các bác sĩ mới bắt đầu tiến hành niềng răng.

Có nhiều người cũng lo lắng vì dưới chân răng có rất nhiều dây thần kinh, vậy việc nhổ răng như thế có ảnh hưởng gì đến chức năng ăn nhai không? Vì vậy, bác sĩ chỉ thực hiện nhổ răng trong những trường hợp bất đắc dĩ, và trước khi nhổ phải chụp X-quang và nghiên cứu thật kỹ trước khi nhổ.

Tóm lại, bạn không cần phải lo lắng về những biến chứng mà nhổ răng gây ra, bởi trên thực tế, tình trạng đó là rất hiếm. Với bác sĩ kinh nghiệm và dụng cụ nha khoa hiện đại như ngày nay, bạn có thể hoàn toàn an tâm.

Quy trình niềng răng không nhổ răng tiêu chuẩn

Niềng răng hiện nay cũng chia ra làm rất nhiều gói dịch vụ với mức giá khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là 2 loại niềng răng mắc cài kim loại và niềng răng vô hình Invisalign. Về tổng quan, quá trình niềng răng vẫn diễn ra theo quy trình chung cơ bản như sau:

Xem ngay: Khuôn mặt thay đổi sau khi niềng răng như thế nào? Có phải ai niềng răng xong cũng đẹp không?

Trong những trường hợp bất đắc dĩ, bác sĩ mới quyết định cho bệnh nhân nhổ răng
Trong những trường hợp bất đắc dĩ, bác sĩ mới quyết định cho bệnh nhân nhổ răng
  • Bước 1 – Chụp chiếu và tư vấn: Thông qua việc chụp phim 3D, bác sĩ sẽ đánh giá được vị trí răng hiện tại, phân tích hướng điều trị lâu dài. Trong trường hợp bệnh nhân đang có vấn đề bệnh lý khác về răng miệng, cần hỗ trợ điều trị trước khi niềng.
  • Bước 2 – Lấy dấu răng: Mỗi người sẽ có một hàm răng khác nhau, chính vì vậy việc lấy dấu răng là vô cùng cần thiết. Từ dấu răng này, kỹ thuật viên có thể thiết kế ra khí cụ niềng phù hợp cho từng người.
  • Bước 3 – Gắn niềng răng: Sau khi thiết kế xong mắc cài hoặc khay niềng, nha sĩ sẽ tiến hành gắn lên răng, sau đó điều chỉnh lực kéo của khí cụ cho phù hợp. Thời gian đeo niềng có thể kéo dài từ 12 đến 36 tháng.
  • Bước 4 – Thăm khám định kỳ: Trong quá trình niềng răng, bệnh nhân cần phải thường xuyên tới thăm khám 1 đến 3 tháng/ lần để kiểm tra tình trạng răng (đối với niềng mắc cài), nửa tháng/ lần (niềng Invisalign) để thay khay niềng.
  • Bước 5 – Đeo hàm duy trì: Sau khi tháo niềng, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục sử dụng hàm duy trì để ổn định lại răng. Quá trình đeo hàm duy trì kéo dài trong khoảng 6 tháng đến 1 năm theo chỉ định bác sĩ. Bạn có thể chọn đeo hàm duy trì tháo lắp hoặc cố định.

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi niềng

Sau khi niềng răng, bạn cần thay đổi thói quen trong quá trình chăm sóc răng miệng, để đảm bảo hiệu quả lâu dài. Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn một vài biện pháp chăm sóc như sau:

Đừng bỏ lỡ: Niềng răng có bị hóp má không? Nguyên nhân do đâu và phải làm sao để không bị hóp.

Giữ thói quen chăm sóc răng miệng điều độ để đạt kết quả tốt nhất
Giữ thói quen chăm sóc răng miệng điều độ để đạt kết quả tốt nhất
  • Chải răng đều đặn: Mỗi ngày, bạn nên chải răng từ 2 đến 3 lần, vào các buổi sáng, trưa và tối. Sử dụng bàn chải đánh răng vừa, lông chải nhỏ và mềm, dễ dàng len vào kẽ răng để làm sạch mảng bám. Trung bình 3 tháng bạn cần thay bàn chải 1 lần. Khi niềng răng, bạn cần có 1 bàn chải chỉnh nha chuyên biệt, làm sạch vào sâu trong khí cụ niềng.
  • Dùng nước súc miệng: Theo khuyến cáo, bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng có chứa flouride để bảo vệ và làm cứng răng hơn. Mỗi lần súc miệng lấy khoảng 5 đến 10ml, súc trong 1 phút.
  • Dùng chỉ nha khoa: Sau mỗi bữa ăn, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để lấy đi các mảng thức ăn thừa còn sót lại. Dùng chỉ nha khoa, bạn sẽ không cần lo ngại đến vấn đề xuất hiện kẽ răng.
  • Ăn uống điều độ: Chế độ ăn uống cũng quyết định đến tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Hạn chế sử dụng đồ ăn quá cứng, quá dai, nhiều đường, nhiều mảnh vụn. Thay vào đó hãy dùng nhiều chất xơ, canxi như hoa quả, cá hồi, cá thu, phô mai,…

Niềng răng ở đâu chất lượng?

Để giúp các bạn thuận lợi hơn trong quá trình tìm kiếm và thực hiện niềng răng không nhổ răng, chúng tôi xin gợi ý một vài cơ sở, địa chỉ niềng răng uy tín sau:

Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam

Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam còn được gọi là Vidental, là một mô hình phức hợp, bao gồm nghiên cứu, thăm khám, chữa trị và thực hiện thẩm mỹ cho răng miệng.

Đội ngũ y bác sĩ ở Vidental đều là những người có kinh nghiệm lâu năm, từng  tốt nghiệp tại đại học Y danh tiếng. Cơ sở này đáp ứng được hầu hết mọi nhu cầu khách hàng, áp dụng đổi mới những công nghệ tiên tiến nhất vào điều trị. Vidental cam kết về mức độ hiệu quả, an toàn tuyệt đối. Mọi khí cụ, dụng cụ, không gian ở đây đều đảm bảo yếu tố vô trùng nghiêm ngặt. Đây là lựa chọn tuyệt vời dành cho những ai đang muốn niềng răng.

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://vidental.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/vidental.vn

Bác sĩ Nha khoa giải thích: Niềng răng xong bị móm do đâu? Và mách bạn cách khắc phục tại nhà.

Địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện chỉnh nha
Địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện chỉnh nha

Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội

Bệnh viện được thành lập từ năm 2006, đã được Bộ Y Tế công nhận và cấp phép hoạt động, đây là một cơ sở vừa  nghiên cứu khoa học, vừa đào tạo cán bộ trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt hàng đầu Việt Nam.

Cơ sở này nhận được rất nhiều sự tin tưởng của những bệnh nhân trong và ngoài nước. Tính đến hiện tại, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị hàng ngàn ca bệnh từ đơn giản đến phức tạp. Khi đến đây, chắc chắn bạn sẽ hoàn toàn hài lòng với thiết kế không gian khám chữa bệnh.

Hơn nữa, ngoài thăm khám và chữa trị, bệnh viện Răng Hàm Mặt TW còn có thể thực hiện được mọi nhu cầu thẩm mỹ răng, đặc biệt là chỉnh nha. Để củng cố kinh nghiệm cho các nha sĩ, hàng năm, cơ sở còn tiếp đón các chuyên gia từ Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan,… tới tham dự hội thảo và chia sẻ kinh nghiệm về nha khoa.

Bạn có thể lựa chọn bệnh viện Răng Hàm Mặt TW để thực hiện niềng răng theo:

  • Địa chỉ: 40A – 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Hotline: 043 826 9722.

Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt TW HCM

Đối với những bệnh nhân trong khu vực miền Nam, đây là một gợi ý tuyệt vời. Với hơn 40 năm hoạt động trong lĩnh vực, cơ sở tự tin có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Tại đây, bạn có thể xử lý mọi vấn đề răng miệng, từ trám răng, cạo vôi răng, niềng răng không nhổ răng đến điều trị các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Đội ngũ y bác sĩ tại đây đều là những người dày dặn kinh nghiệm trong nghề, họ biết cách xử lý và ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào quá trình điều trị.

Bạn hãy ghé đến Bệnh viện tại:

  • Địa chỉ: Số 201A, Đ.Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5, Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 094 100 7676.

Trên đây là các thông tin xoay quanh vấn đề niềng răng và các cách chăm sóc, cơ sở thực hiện dịch vụ uy tín. Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về một quy trình niềng răng không nhổ răng cơ bản.

THAM KHẢO THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *