Niềng Răng Trainer Là Gì? Dùng Niềng Trainer Có Hiệu Quả Không?

Khi tra cứu thông tin trên mạng xã hội, bạn sẽ bắt gặp những bài review miếng niềng răng silicon tại nhà, hay có tên gọi là niềng răng Trainer. Niềng răng này có thật sự hiệu quả như quảng cáo? Thực hư như nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Niềng răng Trainer là gì? Trường hợp nào nên niềng?

Niềng răng silicon Trainer là một phương pháp giúp cố định lại răng, phục hình thẩm mỹ cho răng bằng khay. Với dụng cụ này, bạn có thể tự thực hiện niềng răng tại nhà mà không cần có sự can thiệp của nha sĩ.

Niềng răng Trainer là một khay silicon, có tác dụng nắn chỉnh hàm răng tại nhà
Niềng răng Trainer là một khay silicon, có tác dụng nắn chỉnh hàm răng tại nhà

Về cơ bản, hàm Trainer được làm từ silicon hoặc polyurethane, có hình dáng cong parabol, ôm theo cung hàm, dùng để nắn chỉnh răng. Niềng Trainer chuẩn có các rãnh và kéo chỉnh răng, giống như các loại niềng răng mắc cài.

Đối với phương pháp niềng răng Trainer, bác sĩ khuyến cáo nên dùng cho các em nhỏ trong độ tuổi từ 5 đến 15. Mục đích của biện pháp này là giúp cho quá trình mọc răng của trẻ không bị sai lệch khớp cắn, phương hướng mọc đúng, từ đó cha mẹ cũng sẽ tiết kiệm được một khoản tiền ở giai đoạn niềng răng khi con trưởng thành.

Tóm lại, niềng răng Trainer có thể mang đến những lợi ích cho người sử dụng như sau:

  • Tạo hướng mọc răng đúng: Các răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ theo đúng hướng mà niềng răng Trainer đã thiết kế, giúp các răng mới có độ lệch lạc ít hoặc thậm chí không có.
  • Loại bỏ thói quen xấu: Việc đeo niềng sẽ giúp loại bỏ những thói quen xấu của trẻ như mút tay, đẩy răng, người có thói quen thở bằng miệng. Đeo niềng từ sớm sẽ giúp xương hàm và răng được phát triển một cách cân đối, đồng thời, giúp cân bằng lại lực cơ môi má lưỡi.

Các loại niềng răng Trainer tại nhà

Hiện nay, niềng răng Trainer alignment được chia ra làm 2 loại chính tương ứng với 2 đối tượng trẻ em và người lớn, chi tiết như sau:

  • Niềng dành cho trẻ em trong khoảng từ 5 đến 10 tuổi: Ở các nước phương Tây, đây là một hình thức niềng răng tại nhà khá phổ biến cho trẻ em. Dụng cụ này sẽ được lắp khi các em đang trong độ tuổi mọc răng sữa, làm điều kiện để răng vĩnh viễn sau này mọc lên đẹp hơn.
  • Niềng răng dành cho đối tượng 10 đến 15 tuổi: Trong giai đoạn này, răng vĩnh viễn đã bắt đầu mọc lên hoàn chỉnh, tuy nhiên xương hàm vẫn đang trong quá trình phát triển và dễ uốn nắn hay điều chỉnh. Nếu đeo hàm Trainer từ sớm, quá trình chỉnh nha sau này nếu có sẽ dễ dàng hơn.
  • Niềng dành cho người lớn: Niềng răng Trainer dùng tại nhà có thể áp dụng cho những bệnh nhân có tình trạng lệch lạc nhẹ, hoặc có thể đeo sau khi đã tháo niềng răng tại nha khoa và cũng giống như phương pháp đeo hàm duy trì. Tuy nhiên, đối với người lớn, đeo hàm Trainer sẽ không đạt được hiệu quả rõ rệt như đối với trẻ nhỏ.
Niềng răng Trainer có 3 loại phù hợp với từng đối tượng sử dụng
Niềng răng Trainer có 3 loại phù hợp với từng đối tượng sử dụng

Căn cứ vào từng đối tượng khác nhau, mà niềng răng Trainer cũng có nhiều loại khác nhau, và người ta gọi nó là niềng răng Trainer A1, A2 và A3. Cụ thể:

  • Niềng răng A1: Giai đoạn bắt đầu làm quen với niềng Trainer, niềng sẽ mềm và chưa có tác dụng nắn chỉnh nhiều.
  • Niềng răng A2: Giai đoạn này niềng Trainer sẽ cứng chắc hơn nhiều so với A1, có tác dụng tạo ra áp lực để chỉnh hàm răng.
  • Niềng răng A3: Niềng răng Trainer A3 thường được sử dụng nhiều khi vừa kết thúc quá trình chỉnh nha nhằm giúp duy trì hiệu quả lâu dài.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách sử dụng các loại hàm Trainer tại nhà
Hướng dẫn cách sử dụng các loại hàm Trainer tại nhà

Niềng răng silicon Trainer có thật sự hiệu quả?

Đối với nhiều người, phương pháp niềng răng Trainer này còn tiết kiệm được một khoản tiền cũng như một khoảng thời gian lớn, thay vì phải đến các cơ sở niềng răng. Tuy nhiên, các bạn cần phải hiểu rõ, đây là phương pháp tự thực hiện tại nhà, không có sự hỗ trợ của bất kỳ khí cụ hay bác sĩ nào trong quá trình niềng răng, cho nên hiệu quả của nó đem lại đối với nhiều người sẽ không như mong muốn.

Bộ dụng cụ niềng răng silicon này sẽ thích hợp hơn với độ tuổi trẻ em, khi xương hàm còn yếu và có thể nắn chỉnh được. Còn đối với người lớn thường sẽ không có kết quả rõ rệt. Chính vì thế, nếu muốn sở hữu một hàm răng chắc đều và khỏe đẹp, bạn nên tới cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng sau khi được thăm khám cẩn thận.

Niềng răng Trainer có giá bán bao nhiêu? Mua hàm Trainer ở đâu?

Mức giá của dụng cụ niềng răng Trainer ở từng cơ sở, từng loại mẫu mã và đối tượng sử dụng khác nhau sẽ có sự chênh lệch nhất định. Ngoài ra, giá thành của niềng răng Trainer còn thay đổi tùy vào màu sắc của niềng như màu xanh, hồng hay trong suốt.

Về trung bình, hàm Trainer có giá bán dao động trong khoảng từ 500.000 đến 3.000.000 đồng/ hàm. Các bạn có thể tham khảo sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình để sử dụng.

Hàm Trainer có giá bán dao động trong khoảng từ 500.000 đến 3.000.000 đồng/ hàm trên thị trường
Hàm Trainer có giá bán dao động trong khoảng từ 500.000 đến 3.000.000 đồng/ hàm trên thị trường

Hiện nay, hàm Trainer được phân phối rất nhiều trên thị trường. Mặc dù vậy, bạn nên chọn mua tại những cơ sở uy tín như các hiệu thuốc, các địa điểm phân phối chính thức của công ty vật liệu nha khoa. Thậm chí, tại các cơ sở nha khoa lớn trên toàn quốc cũng đã có phân phối loại niềng silicon này. Khi đến những địa điểm trên, bạn có thể tham khảo ý kiến của những người người bán hàng, của nha sĩ, họ sẽ hiểu hơn và chọn cho bạn những khay niềng phù hợp.

Chính vì mức độ phổ biến của niềng răng silicon, hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện những loại hàng giả, hàng nhái, nếu không có sự hiểu biết nhất định thì rất khó để phân biệt. Những loại dụng cụ này nếu sử dụng lâu dài, ngoài việc không thể đem lại hiệu quả như mong muốn, nó còn có thể gây nên một vài biến chứng khác như viêm nhiễm do chất liệu không đảm bảo. Vì vậy, trước khi mua các bạn hãy tham khảo thật kỹ những cơ sở cung cấp khí cụ chỉnh nha uy tín.

Click ngay: Tìm hiểu hàm trainer cho bé giá bao nhiêu? Quy trình thực hiện và những lưu ý quan trọng

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng niềng răng silicon

Tiếp đến chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng niềng răng silicon cơ bản tại nhà, cách làm khá đơn giản như sau:

  • Bước 1: Cầm hàm Trainer trên lòng bàn tay, hướng mặt lưỡi ngửa lên trên.
  • Bước 2: Đặt hàm silicon vào hàm dưới của răng.
  • Bước 3: Điều chỉnh lưỡi của bạn vào đúng vị trí thẻ lưỡi trên hàm Trainer.
  • Bước 4: Khi đã đúng vị trí, cắn nhẹ hàm trên xuống hàm Trainer.
  • Bước 5: Ngậm chặt miệng và thở bằng mũi, hạn chế há miệng trong thời gian đeo niềng silicon.

Lưu ý khi sử dụng niềng răng silicon tại nhà

Khi sử dụng bộ niềng răng tại nhà, bạn cần lưu ý một vài điều như sau:

  • Hạn chế việc tháo lắp quá nhiều, khi đeo nên để nguyên trong một thời gian để có hiệu quả tốt nhất.
  • Trong thời gian sử dụng khay niềng, bạn hạn chế ăn đồ dai như kẹo cao su, bởi việc nhai sẽ ảnh hưởng đến khớp cắn.
Cần vệ sinh khay niềng răng Trainer thật kỹ sau mỗi lần dùng
Cần vệ sinh khay niềng răng Trainer thật kỹ sau mỗi lần dùng
  • Vệ sinh răng thật sạch sẽ trước khi lắp hàm Trainer, thời gian đeo niềng tốt nhất là vào buổi tối khi đi ngủ.
  • Sau mỗi lần tháo lắp, bạn phải vệ sinh hàm Trainer thật kỹ bằng bộ dụng cụ chuyên dụng. Hoặc bạn có thể sử dụng trực tiếp kem đánh răng và bàn chải thông thường để vệ sinh như đối với răng thật.
  • Mặc dù có sử dụng thường xuyên hàm Trainer tại nhà, nhưng các chuyên gia khuyến cáo, bạn vẫn nên đi thăm khám tại các cơ sở nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm những vấn đề về răng miệng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến niềng răng Trainer tại nhà. Dụng cụ này sẽ có ích với lứa tuổi trẻ em hơn, chính vì vậy, nếu bạn có nhu cầu về chỉnh nha, hãy tới thăm khám tại các trung tâm, bệnh viện để hiểu rõ hơn về tình hình và có thể lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.

Bài viết dành cho bạn: