Niềng Răng Bị Hóp Má Do Đâu? Cách Khắc Phục Và Phòng Tránh
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha an toàn, không xâm lấn, dựa vào lực tác dụng của mắc cài, dây cung hay khay niềng để nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn. Sau khi niềng răng bị hóp má là trường hợp rất ít khi gặp, tuy nhiên, nếu bạn chỉnh nha sai cách thì rủi ro trên hoàn toàn có thể xảy ra, khiến khuôn mặt mất đi vẻ thanh thoát. Vậy thực hư của tình trạng này là như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
Niềng răng bị hóp má do nguyên nhân nào?
Không phải bất cứ ai niềng răng cũng thành công như mong đợi bởi một số rủi ro hoặc biến chứng có thể xảy ra. Nguyên nhân của những sự cố này phải kể đến như:
Bác sĩ chuyên môn kém
Trong suốt quá trình niềng răng, nếu bác sĩ không lên được một phác đồ điều trị phù hợp hoặc không tính toán đúng lực tác động lên răng, điều chỉnh lực siết quá mạnh có thể dẫn đến tiêu xương chân răng, tiêu ổ răng. Hậu quả của điều này sẽ làm cho tuổi thọ của răng giảm đi, khiến gương mặt bị biến dạng, má bị hóp lại. Ngược lại, nếu dùng lực quá nhẹ sẽ khó khiến cho răng về đúng vị trí hoặc kéo dài thời gian chỉnh nha.
Review quá trình niềng răng – Chi tiết từng giai đoạn, chi phí bao nhiêu, niềng trong vòng bao lâu thì đẹp?
Tiêu xương do nhổ răng
Một số trường hợp khác, khi niềng răng bắt buộc phải nhổ bớt đi một vài chiếc để các răng khác có khoảng trống, dễ dàng dịch chuyển. Khi này, hiện tượng tiêu xương và bồi đắp xương sẽ diễn ra song song với nhau. Nghĩa là sau khi nhổ răng, vị trí trống đó sẽ bị tiêu xương, nhưng việc chỉnh nha sẽ khéo những chiếc răng khác tới vị trí trống và có hiện tượng bồi đắp tại vị trí mới. Cơ chế này luôn diễn ra để đảm bảo cho răng dịch chuyển và nằm đúng trong ổ răng.
Nếu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thì có thể tránh được các rủi ro. Tuy nhiên, với người chuyên môn kém rất dễ khiến các răng di chuyển sai lệch, không vào đúng vị trí mong muốn, khoảng trống do nhổ răng sẽ tiêu xương dần, dẫn tới việc bị hóp má.
Chọn sai hình thức chỉnh nha
Bên cạnh các tiêu chí như nhu cầu, sở thích, điều kiện kinh tế thì bạn cũng cần đặc biệt quan tâm tới lời khuyên của bác sĩ. Bởi thông qua quá trình thăm khám, đánh giá và chuyên môn, họ sẽ nắm rõ tình trạng răng miệng của bạn, loại khí cụ nào là phù hợp nhất.
Đã có không ít trường hợp vì chọn sai khí cụ, khiến lực tác động lên răng quá mạnh, quá sức chịu đựng. Điều này làm cho chân răng bị suy yếu, sụt ổ răng, tiêu xương chân răng, dẫn đến tình trạng hóp má nghiêm trọng, gây mất thẩm mỹ.
Sinh hoạt, ăn uống sai cách
Sau khi niềng răng, cuộc sống và thói quen sinh hoạt của bạn sẽ phải thay đổi rất nhiều, đặc biệt là chế độ ăn uống. Việc phải đeo mắc cài nặng nề cùng hệ thống dây cung niềng răng hoặc khay niềng gần như là 24/7 sẽ gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, thậm chí là không muốn ăn uống. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ kéo theo tâm lý chán ăn. Nếu cộng thêm chế độ ăn uống thiếu khoa học nữa sẽ làm bạn sút cân, gầy đi trông thấy, hai má bị hóp lại là điều khó tránh khỏi.
Xem ngay: Hình ảnh khuôn mặt thay đổi sau khi niềng răng.Có phải ai niềng răng xong cũng đẹp?
Ngoài ra, những người ốm yếu, thể trạng kém nếu ăn uống bị hạn chế sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, gương mặt hốc hác đi. Chế độ ăn uống không hợp lý cũng ảnh hưởng tới mắc cài, khiến nó bị bung ra, ảnh hưởng tới hiệu quả và thời gian niềng răng.
Do thói quen ăn nhai
Thêm một lỗi từ việc ăn uống khiến niềng răng bị hóp má đó là thói quen ăn nhai. Khi niềng răng, bác sĩ luôn đưa ra lời khuyên nên hạn chế ăn các đồ dai, cứng, thay vào đó cần chọn các món mềm, dễ ăn, dễ tiêu hoá. Điều này có thể vô tình khiến má bị hóp lại, do ăn đồ mềm trong thời gian dài sẽ khiến xương hàm không cần phải dùng quá nhiều lực để nhai. Đồng nghĩa với việc các cơ phải hoạt động và bị chùng xuống, gây ra hóp má.
Niềng răng bị hóp má nên khắc phục như thế nào?
Niềng răng bị hóp má tuy khá hiếm gặp nhưng khi nó xảy ra lại gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ, khiến người niềng mất tự tin. Do đó, để khắc phục tình trạng này, bạn không nên bỏ qua những cách sau đây:
- Ngay khi cảm thấy có những thay đổi trên khuôn mặt của mình theo hướng bất thường, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay để thăm khám và nắm rõ tình hình. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết hoặc chụp chiếu, nếu có bất cứ sai sót nào trong khâu kỹ thuật, bạn sẽ được điều chỉnh lại sao cho phù hợp, qua đó hạn chế được nguy cơ hóp má.
- Trường hợp bạn đã nhổ đi một vài chiếc răng để phục vụ cho quá trình chỉnh nha, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp để dùng lực dịch chuyển các răng về về vị trí thích hợp để lấp đầy khoảng trống. Điều may mắn là sau khi niềng răng, các khớp cắn được cân bằng, hoạt động ăn nhai cũng dần về lại trạng thái bình thường. Vậy nên việc hóp má sẽ dần biến mất, khuôn mặt của bạn sẽ trông cân đối, đều đặn hơn nhiều.
BẠN ĐỌC CẦN BIẾT: Nguyên nhân răng hô sau khi niềng để phòng tránh kịp thời.
- Thông thường, quá trình cân bằng của các cơ sau khi niềng răng sẽ mất khoảng 3 – 6 tháng. Điều này đồng nghĩa với việc thời điểm để bạn có khuôn mặt và hàm răng cân đối nhất là sau khoảng nửa năm tháo mắc cài. Vì vậy, bạn có thể yên tâm rằng tình trạng hóp má có thể tự được khắc phục theo thời gian.
- Nếu niềng răng xong mà tình trạng hóp má không được khắc phục, bạn có thể tiêm thêm chất filler làm đầy vào má để có khuôn mặt đều đặn hơn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng trong khoảng 4 – 9 tháng và cũng không đảm bảo được độ an toàn tuyệt đối 100%.
Một số bài tập hạn chế tình trạng niềng răng bị hóp má
Muốn có gương mặt hài hoà sau khi niềng răng, bạn có thể tập luyện một số bài tập chức năng để hạn chế tình trạng hóp má sau đây:
- Bài tập 1: Nhai kẹo cao su ít nhất 3 lần mỗi ngày vào các buổi sáng, trưa và tối, mỗi lần nhai trong khoảng 30 phút. Tốt nhất bạn nên chọn kẹo cao su không đường và cân đối lực, thời gian đều cho cả hai bên.
- Bài tập 2: Há miệng lớn, gương mặt trong trạng thái cười và không nhắm mắt. Bắt đầu bằng việc há miệng to hết cỡ, rồi từ từ ngậm miệng, bơm hơi để cho 2 má được phình to ra, mỗi lần thực hiện khoảng 20 nhịp. Hoặc có thể cười hết cỡ sang ngang nhưng không nhắm mắt, miệng thả lỏng, làm liên tục tới khi cơ mặt duỗi ra. Đây là bài tập rất tốt cho hai bên má và thái dương, tuy nhiên nếu bạn có vấn đề về khớp thái dương hàm thì không nên áp dụng.
- Bài tập 3: Dùng lưỡi để nuốt và thở bằng cách giữ đầu thẳng, đặt lưỡi lên vòm họng giữa 2 răng cửa và không chạm vào răng. Hoặc mở to miệng, đặt lưỡi trong tư thế phát âm chữ “N” và giữ nguyên vị trí trên. Sau đó tập nuốt theo nhịp đếm 1, 2, 3. Nhịp 1 khép miệng lại, lưỡi đặt vào vòm họng và không đẩy răng, nhịp 2 tụt lưỡi về sau, nhịp 3 nuốt nước bọt.
- Bài tập 4: Đây là bài tập liên quan nhiều tới hành vi, hãy cố gắng nhai thật đều và kỹ thức ăn. Khi ngủ nên nằm theo tư thế nằm ngửa hoặc đổi bên liên tục, không nên chỉ nằm nghiêng về mỗi một bên.
Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa: Niềng răng xong bị móm do đâu? Mách thêm bạn các giải pháp phòng tránh móm sau niềng hiệu quả.
Phòng tránh tình trạng hóp má khi niềng răng như thế nào?
Chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng niềng răng bị hóp má ở phần trước. Vì thế, người bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh trước và trong quá trình niềng răng để ngăn chặn các rủi ro, trường hợp không mong muốn xảy ra. Cụ thể là:
- Trước khi niềng răng, cần tìm hiểu và lựa chọn thật kỹ địa chỉ niềng răng uy tín nha khoa uy tín, có các bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực hiện, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại. Bạn có thể đánh giá dựa trên các thông tin trên website, đánh giá của khách hàng đã từng niềng răng tại đó.
- Khi quyết định niềng răng, hãy theo dõi chặt chẽ, sát sao phác đồ điều trị, hợp đồng niềng cũng như những cam kết từ bác sĩ.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được loại khí cụ phù hợp với tình trạng răng miệng của mình.
- Hãy quan sát, ghi chép hoặc chụp lại những thay đổi của hàm răng qua từng giai đoạn, sau đó trao đổi thường xuyên với bác sĩ để biết và nắm rõ những định hướng cho giai đoạn niềng răng tiếp theo.
- Nhớ tái khám theo đúng lịch hẹn mà bác sĩ đưa ra, không nên bỏ lỡ hoặc kéo dài bất cứ lịch hẹn nào, để răng được chỉnh theo đúng như kế hoạch đưa ra ban đầu.
- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn đủ bữa, ngủ đúng giấc, tránh tình trạng lo âu, căng thẳng, suy nghĩ nhiều, thức khuya, bỏ bữa… Nhằm giúp cho cơ thể luôn được khỏe mạnh, cân nặng duy trì hợp lý để không bị hóp má do sút cân.
- Khi ăn uống nên nhai đều cả hai bên hàm để tránh tình trạng khuôn mặt bị lệch, mất cân đối.
- Chú ý luyện tập các bài tập cơ miệng đều đặn, thường xuyên để có được đường nét khuôn mặt hài hoà, đều đặn.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh tình trạng niềng răng bị hóp má. Hy vọng những thông tin trong bài viết thực sự hữu ích và giúp bạn có được một quá trình niềng răng thành công, đúng như mong đợi.
Đừng bỏ qua:
- Niềng răng khểnh giá bao nhiêu? [TỔNG HỢP] Bảng báo giá chi tiết tại các nha khoa uy tín
- Có mấy loại niềng răng trong suốt? Loại nào giá thành tốt nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả tuyệt đối.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!