Đặt thuốc để điều trị viêm cổ tử cung là phương pháp phổ biến, mang lại công dụng rất tốt. Tuy nhiên, có nhiều người khi đặt thuốc viêm cổ tử cung bị chảy máu và rất lo lắng không biết tình trạng này có nguyên nhân do đâu và phải giải quyết như thế nào?
Tại sao đặt thuốc viêm cổ tử cung bị chảy máu?
Đặt viên phụ khoa chữa viêm cổ tử cung là phương pháp điều trị phổ biến nhất bởi mang lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, khi áp dụng cách này, các chị em cũng có thể gặp phải một số vấn đề như rơi vỡ thuốc, bị ngứa rát âm đạo hoặc thậm chí chảy máu cổ tử cung. Việc đặt thuốc viêm cổ tử cung bị chảy máu có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
- Tiến hành đặt thuốc không đúng với thời điểm cần đặt: Khi các chị em đặt thuốc điều trị ngay trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt có thể gặp phải tình trạng máu chảy ra ngoài cùng với bã thuốc.
- Tổn thương do móng tay hoặc dụng cụ đặt thuốc: Niêm mạc của âm đạo rất mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị tác động, tổn thương do các yếu tố bên ngoài. Do vậy, nếu bạn đặt thuốc không cẩn thận, dụng cụ đặt hoặc móng tay của bạn có thể gây tổn thương niêm mạc âm đạo dẫn đến chảy máu.
- Thuốc gây thay đổi nội tiết tố nữ: Sử dụng thuốc đặt trị viêm âm đạo có thể gây rối loạn hormone estrogen – nội tiết tố nữ. Điều này khiến các chị em bị rong kinh lâu hơn và thường xuyên gặp phải tình trạng chảy máu âm đạo.
- Các chị em quan hệ tình dục trong khi đặt thuốc: Vùng kín rất nhạy cảm và việc sử dụng thuốc sẽ khiến niêm mạc âm đạo bước vào quá trình tái tạo trở lại. Do vậy, nếu quan hệ tình dục trong thời gian này sẽ gây ra hiện tượng cọ xát dẫn đến chảy máu.
- Người bệnh bị viêm nhiễm nặng: Trong trường hợp bị viêm nhiễm âm đạo thể nặng cũng có thể khiến vùng kín bị chảy máu, nhất là khi đặt thuốc sẽ bị tổn thương nhiều hơn.
- Chảy máu do đặt thuốc không đúng cách: Các viên đặt phụ khoa thường là viên nén cứng hoặc viên trứng (viên gel). Nếu đặt viên nén cứng, bạn cần phải đặt thuốc lên khăn ẩm trước hoặc nhúng qua với nước ấm để giảm tổn thương do cạnh thuốc gây ra đối với niêm mạc âm đạo.
- Do thương tổn tại vùng cổ tử cung: Có một số trường hợp người bệnh bị u xơ tử cung, viêm lộ tuyến, ung thư cổ tử cung gặp phải tình trạng chảy máu âm đạo. Điều này khiến người bệnh nhầm lẫn với việc đặt thuốc gây chảy máu.
Đây là những nguyên nhân chính có thể khiến các chị em bị chảy máu âm đạo trong khi đặt thuốc. Để biết được chính xác nguyên nhân gây chảy máu cũng như tìm cách xử lý phù hợp, các chị em nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Mách bạn: bài thuốc chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không đơn giản, hiệu quả làm ngay tại nhà.
Đặt thuốc viêm cổ tử cung bị ra máu có nguy hiểm không?
Việc ra máu trong khi đặt thuốc điều trị viêm cổ tử cung là vấn đề nằm ngoài ý muốn và cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Chính vì thế, các chị em không nên xem nhẹ các triệu chứng này. Việc ra máu khi đặt thuốc có thể cảnh báo các vấn đề sau:
- Tình trạng viêm nhiễm ngược: Nếu đặt thuốc không đúng cách và không đảm bảo vệ sinh có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm ngược dòng. Vi khuẩn gây viêm ở âm đạo phát triển ngược lên bộ phận phía trên, gây ra tình trạng viêm tắc vòi trứng rất nguy hiểm, có thể gây vô sinh.
- Viêm nhiễm tăng nặng: Khi đặt thuốc bị ra máu có thể cảnh báo tình trạng bệnh đang chuyển biến xấu. Người bệnh có thể chuyển biến bệnh tử mức độ nhẹ sang thể nặng cùng các biểu hiện nghiêm trọng khác.
[mrec_form id=”39140″]
Cách xử lý các chị em không thể bỏ qua
Việc đặt thuốc viêm cổ tử cung gây ra chảy máu có thể khiến người bệnh gặp phải những vấn đề nguy hiểm. Chính vì thế, nếu thấy có hiện tượng ra máu, các chị em cần hết sức chú ý cách xử lý như sau:
- Đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa: Để tìm ra nguyên nhân gây chảy máu khi đặt thuốc và có cách điều trị bệnh viêm cổ tử cung phù hợp hơn, người bệnh phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây, các bác sĩ có thể lấy thuốc đặt ra khỏi cơ thể khi cần thiết, tìm ra nguyên nhân gây chảy máu và đưa ra cách xử lý phù hợp.
- Cần thay đổi liệu trình điều trị: Trong trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị mà bị ra máu, các chị em có thể trao đổi với bác sĩ để thay đổi cách chữa sao cho phù hợp.
- Phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đặt thuốc theo đúng quy trình: Các chị em nên đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tối thiểu ngày 2 lần. Khi đặt thuốc cần sát trùng dụng cụ đặt cũng như rửa tay bằng xà phòng để tránh nguy cơ gây viêm nhiễm niêm mạc âm đạo.
Bác sĩ chuyên khoa giải đáp: viêm cổ tử cung có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng về sau không?
Việc đặt thuốc viêm cổ tử cung bị chảy máu là tình trạng bất thường trong khi điều trị bệnh nhưng lại là hiện tượng khá phổ biến. Lúc này chị em cần bình tĩnh hỏi ý kiến bác sĩ, nếu vấn đề đến từ loại thuốc đặt không tốt vừa không chữa được bệnh, vừa gây tổn thương vùng kín khi tác động thì chị em nên tìm đến loại thuốc đặt khác lành tính và cho hiệu quả cao hơn.
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
- Bị viêm cổ tử cung có thụ thai được không? Lắng nghe bác sĩ chuyên khoa giải đáp
- Top 9 thuốc điều trị viêm cổ tử cung hiệu quả nhất thị trường, được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng.