Bị viêm cổ tử cung có mang thai được không? Làm sao để điều trị bệnh triệt để?… Luôn là vấn đề nhiều chị em lo lắng, quan tâm. Thực tế, bệnh viêm cổ tử cung rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến khả năng làm mẹ của phái nữ, chị em cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời và triệt để.
Viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa phổ biến (hơn 90-95% phụ nữ đã kết hôn mắc phải). Nguyên nhân gây ra bệnh này là do vi khuẩn, nấm… xâm nhập và phát triển ở cổ tử cung, sinh ra các biểu hiện khó chịu như ngứa ngáy vùng kín, khí hư bất thường, đau rát khi quan hệ hay tiểu tiện,…
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm cổ tử cung thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Thậm chí nhiều chị em còn bỏ lơ vì các dấu hiệu ngứa ngáy, khí hư bất thường có thể xảy ra thường xuyên khi vùng kín bị kích ứng, vệ sinh không sạch sẽ,…. Đây cũng là lý do khiến tỷ lệ mắc bệnh viêm cổ tử cung ngày càng tăng cao, nhiều chị em phát hiện bệnh khi đã viêm nhiễm nặng. Không ít chị em lo lắng tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này.
Bị viêm cổ tử cung có mang thai được không?
Để chị em có được câu trả lời khách quan, chính xác nhất, chúng tôi đã tìm đến các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành. Theo đó, giới chuyên môn nhận định bị viêm cổ tử cung hoàn toàn có thể mang thai như bình thường. Tuy nhiên, tỷ lệ mang thai còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như thể trạng của bệnh nhân và mức độ bệnh.
Chị em cần biết: Các loại viêm âm đạo – Nguyên nhân và cách phòng tránh
Lý giải về nguyên nhân bệnh viêm cổ tử cung ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phái nữ, các bác sĩ cho biết:
- Bệnh khiến chị em cảm thấy khó chịu, đau rát, đặc biệt khi quan hệ tình dục. Thậm chí nhiều chị vì thế mà không muốn gần gũi chồng, suy giảm ham muốn tình dục. Điều này khiến khả năng thụ thai bị ảnh hưởng.
- Viêm cổ tử cung làm khí hư ra nhiều gây bít tắc, cản trở quá trình tinh trùng gặp trứng. Đồng thời, khí hư bất thường ở cổ tử cung có thể khiến tinh trùng suy giảm về chất lượng và số lượng.
- Vi khuẩn, nấm âm đạo phát triển tăng sinh ở môi trường cổ tử cung có thể tấn công làm giảm chất lượng tinh trùng, từ đây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của chị em.
- Trong trường hợp chị em bị viêm cổ tử cung nặng dẫn đến ảnh hưởng sâu vào buồng trứng, tuyến yên,… Điều này rất nguy hiểm, chuyên gia cho biết đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến chị em bị vô sinh hoàn toàn.
Tuy nhiên, chị em đừng lo lắng quá, nếu bị viêm cổ tử cung trước đó và đã chữa viêm cổ tử cung khỏi dứt điểm thì có thể mang thai bình thường. Các bác sĩ cho hay, khi bị viêm cổ tử cung sẽ có những tổn thương nhất định, khi đã khỏi bệnh thì việc mang thai hoàn toàn bình thường.
- Nếu mắc viêm cổ tử cung mãn tính thì khả năng vô sinh là rất cao bởi những tổn thương đã xâm lấn nặng. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi muốn sinh con.
- Nếu bị viêm cổ tử cung trong lúc mang thai mẹ cần lưu ý bởi tình trạng này rất nguy hiểm, cần điều trị ngay viêm nhiễm để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Nhận định chung của các chuyên gia, bác sĩ đều khuyên tất cả chị em nên điều trị dứt điểm viêm cổ tử cung trước khi mang thai. Đồng thời, chị em cần tham khảo kỹ hướng dẫn của các chuyên gia để đảm bảo an toàn và sức khỏe tốt nhất. Trong trường hợp bị viêm cổ tử cung khi mang thai, các chị cần tìm hiểu kỹ các kiến thức chuyên môn để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bé.
Mách bạn: 10 Phương pháp trị dứt điểm viêm âm đạo ngay tại nhà
Bị viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?
Các chuyên gia cho biết, bị bệnh viêm cổ tử cung khi mang thai không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra những rủi ro cho sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt trong thời gian 3 tháng đầu và cuối thai kỳ lại càng nguy hiểm hơn. Chuyên gia chỉ ra một số ảnh hưởng của bệnh viêm cổ tử cung đến mẹ và bé như sau:
Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ
Những dấu hiệu của bệnh như khí hư ra nhiều, ngứa ngáy khó chịu, mùi hôi, sưng đau vùng kín,… do bệnh viêm cổ tử cung gây ra khiến cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai càng thêm mệt mỏi. Điều này dễ gây tâm lý bực bội, cáu gắt cho chị em.
- Bị bệnh viêm cổ tử cung có thể gây khó khăn cho mẹ trong quá trình chuyển dạ bởi làm giảm khả năng đàn hồi của tử cung. Đồng thời tăng nguy cơ sẩy thai.
- Một số vấn đề nguy hiểm khác như lưu thai, sẩy thai, sinh non, thai ngôi ngược,…
Ảnh hưởng đến thai nhi
- Vi khuẩn phát triển tăng sinh ở cổ tử cung có thể xâm nhập lây lan sang màng ối, từ đây gây nên nhiễm trùng ối và nhiễm khuẩn sau sinh ở trẻ.
- Mẹ bị suy giảm miễn dịch và sức đề kháng do bị viêm cổ tử cung cũng ảnh hưởng đến thai nhi. Trẻ có thể mắc phải các bệnh như viêm phổi hay các bệnh về mắt khi chào đời.
- Em bé sau khi sinh có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như chậm phát triển, suy dinh dưỡng, các vấn đề về phổi hay da.
Có thể thấy, bị viêm cổ tử cung trong thời kỳ mang thai rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cả mẹ và bé. Quay trở lại câu hỏi viêm cổ tử cung có mang thai được không? Tốt nhất chị em nên điều trị khỏi bệnh trước rồi có kế hoạch mang thai để đảm bảo an toàn.
ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 3 thuốc bôi trị nấm candida cho nấm hiệu quả, lành tính được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng.
Điều trị viêm cổ tử cung hiệu quả, an toàn
Sau khi thăm khám và chẩn đoán chính xác mức độ bệnh viêm cổ tử cung, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp tùy thuộc theo từng thể trạng bệnh, sức khỏe của từng người. Một số phương pháp điều trị như:
Thuốc tây y chữa viêm cổ tử cung
Thuốc viêm cổ tử cung tây y là phương pháp điều trị nhanh chóng và tiện lợi được nhiều chị em lựa chọn. Một số loại thuốc thường được dùng khi điều trị như:
- Nhóm thuốc sử dụng điều trị khi bị viêm cổ tử cung do vi khuẩn lậu: Thuốc Cefixim, Levofloxacin, Ciprofloxacin, Ofloxacin,…
- Nhóm thuốc sử dụng với bệnh nhân bị viêm cổ tử cung do Chlamydia: Thuốc Doxycycline,Tetracycline,Erythromycin hay Azithromycin.
- Nhóm thuốc hỗ trợ tình trạng sốt do viêm, giảm sưng, giảm đau: Naproxen, Diclofenac hay Paracetamol…
Nhìn chung, thuốc tây y có nhiều loại (uống, bôi, đặt,…) và mang lại hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, nếu chị em sử dụng trong thời gian dài có thể gây suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, người bệnh cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Chữa viêm cổ tử cung bằng thủ thuật
Trong trường hợp người bệnh bị viêm cổ tử cung nặng không đáp ứng với thuốc tây điều trị, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để xử lý viêm nhiễm, ngăn ngừa sớm các biến chứng.
- Dùng nhiệt trị liệu: Phương pháp này sử dụng nhiệt phá hủy các niêm mạc và tế bào bị viêm nhiễm trong cổ tử cung. Sau thời gian từ 2 đến 3 tuần, các tế bào này sẽ được đào thải ra bên ngoài.
- Liệu pháp laser: Bác sĩ sẽ dùng tia laser cường độ cao để phá hủy các mô tế bào, niêm mạc bị viêm nhiễm trong cổ tử cung tương tự như cách dùng nhiệt. Các tế bào này sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể từ 2 – 3 tuần sau.
- Áp lạnh: Dùng nitơ hóa lỏng để làm đông cứng các mô niêm mạc, tế bào bị viêm nhiễm trong cổ tử cung. Sau thời gian từ 2- 3 tuần, các tế bào, mô niêm mạc này bong tróc ra và bị đào thải ra ngoài
Bác sĩ chuyên khoa giải thích: nguyên nhân đặt thuốc viêm cổ tử cung bị ra máu? Có nên tiếp tục đặt nữa không?
Chữa viêm cổ tử cung bằng mẹo dân gian
Ngoài những phương pháp kể trên, dùng mẹo dân gian từ cây lá quanh nhà để khắc phục các triệu chứng viêm cổ tử cung cũng được nhiều chị em lựa chọn. Với trường hợp bị viêm cổ tử cung nhẹ, cách chữa này cũng mang lại hiệu quả nhất định.
- Lá trầu không chữa viêm cổ tử cung: Dùng lá trầu đun cùng nước cho đến sôi kĩ, để nguội rồi chắt lấy nước rửa vùng kín hàng ngày.
- Lá trà xanh chữa viêm cổ tử cung: Rửa sạch lá trà xanh, vò sơ lá trà rồi đun nấu cùng nước. Sau đó chắt lấy phần nước, để nguội bớt rồi dùng xông ngâm vùng kín. Chị em có thể dùng nước này để rửa vùng kín luôn.
- Sử dụng lá bàng: Cách làm với lá bàng cũng tương tự 2 cách trên.
Các phương pháp kể trên đều có những ưu, nhược điểm nhất định, hiệu quả cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tốt nhất, chị em nên tham khảo kỹ ý kiến từ chuyên gia, bác sĩ chuyên môn và thăm khám trước khi điều trị.
Bị bệnh viêm cổ tử cung mang thai được không? Qua bài viết này, chị em chắc đã giải đáp được. Đây là bệnh phụ khoa phổ biến và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phái nữ. Chị em tuyệt đối không nên chủ quan bỏ qua những dấu hiệu bất thường. Tốt nhất, nên thăm khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo phát hiện bệnh sớm, điều trị nhanh chóng, không làm ảnh hưởng đến kế hoạch mang thai của chị em.
Thông tin thêm:
- Lạc nội mạc tử cung là sao? Có nguy hiểm không? Phòng tránh như nào.
- Khí hư xanh không mùi là bị bệnh gì? Có cần phải đi khám không?