Nội dung chính

Trễ kinh nhưng ra huyết trắng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhiều người lo lắng khi gặp tình trạng này bởi không biết đây là dấu hiệu mang thai hay là triệu chứng mắc các bệnh lý phụ khoa khác. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Trễ kinh ra huyết trắng có thai không?

Đối với chị em có chu kỳ kinh đều đặn, lượng máu kinh mỗi tháng ổn định thì hiện tượng trễ kinh từ 1 tuần đến 10 ngày rất có thể là dấu hiệu mang thai. Đặc biệt trong trường hợp chị em quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp phòng tránh thì khả năng này rất cao, cần kiểm tra ngay để yên tâm hơn.

Các chuyên gia phụ khoa chỉ ra một số dấu hiệu giúp chị em nhận biết mang thai sớm thông qua tính chất của huyết trắng như:

  • Huyết trắng ra nhiều hơn bình thường, huyết trắng hơi loãng và độ nhầy dính cao hơn
  • Huyết trắng có thể ra kèm một ít máu màu hồng nhạt hay nâu đậm (đôi khi chỉ 1 – 2 vệt màu)
  • Huyết trắng có mùi hôi khác bình thường
Khi mang thai, chị em có thể ra huyết trắng nhiều hơn và bị chậm kinh
Khi mang thai, chị em có thể ra huyết trắng nhiều hơn và bị chậm kinh

Lý giải nguyên nhân cho sự thay đổi này, các bác sĩ Phụ khoa cho biết khi mang thai, lượng hormone trong cơ thể nữ giới sẽ sản sinh nhiều hơn bình thường để thụ thai thành công. Đồng thời, khi mang thai, lượng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới thay đổi, từ đây dẫn đến chu kỳ kinh không diễn ra theo bình thường và khí hư ở âm đạo tiết ra nhiều hơn.

Nhiều chị em chưa có kinh nghiệm thường nhầm lẫn dấu hiệu mang thai sớm này với tiền chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên chị em cần theo dõi kỹ, khi thấy chậm kinh, chị em cần thử thai sớm, nếu kết quả 1 vạch thì có nghĩa chị em đã mang thai. 

Trong trường hợp chị em chậm kinh và ra nhiều huyết trắng nhưng không mang thai, có thể chị em đang bị viêm nhiễm phụ khoa. Tình trạng này nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Có thể bạn quan tâm: [Giải Đáp] Kiến Bu Vào Huyết Trắng Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Nguyên nhân bị chậm kinh ra nhiều huyết trắng

Như đã nói ở trên, nếu chị em chậm kinh ra nhiều huyết trắng mà không phải do mang thai thì rất có thể đang gặp rối loạn nội tiết bên trong cơ thể hoặc các vấn đề về bệnh lý. Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, bác sĩ phụ khoa, chúng tôi sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin cho bạn:

Chậm kinh ra nhiều huyết trắng do tác dụng phụ của thuốc

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng trễ kinh ra nhiều huyết trắng là do tác dụng phụ của các loại thuốc chữa bệnh. Những loại thuốc có tác động đến nội tiết tố của phái nữ, khi dùng trong một thời gian dài có thể khiến trễ kinh, dịch âm đạo ra nhiều,… điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe phái nữ. Chị em cần cảnh giác khi sử dụng các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc động kinh, thuốc chữa bệnh tuyến giáp, thuốc tránh thai khẩn cấp,..

Rối loạn nội tiết tố gây trễ kinh ra nhiều huyết trắng

Yếu tố chính tác động trực tiếp đến khí hư là hormone sinh dục nữ, vì thế khi lượng hormone này suy giảm sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nhiều chị em gặp tình trạng trễ kinh và huyết trắng ra nhiều hơn bình thường, vùng kín luôn cảm thấy ẩm ướt.

Thay đổi chế độ sinh hoạt khiến ra nhiều huyết trắng nhưng không có kinh

Chị em thường xuyên phải làm việc căng thẳng, áp lực nhiều, thức đêm,… chế độ sinh hoạt không đều đặn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thêm vào đó, chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng, ăn uống thất thường, thức đêm thường xuyên cũng khiến nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Từ đây tác động không nhỏ đến chu kỳ kinh nguyệt, gây nên tình trạng ra nhiều huyết trắng nhưng không có kinh nguyệt.

Thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là nguyên nhân khiến trễ kinh nhưng ra huyết trắng
Thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là nguyên nhân khiến trễ kinh nhưng ra huyết trắng

Sử dụng chất kích thích thường xuyên

Những tưởng các chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có gas,… sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Trên thực tế, dung nạp các chất này vào cơ thể với lượng lớn có thể khiến nữ giới bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, gây ảnh hưởng lên vùng chậu khiến niêm mạc tử cung không bong tróc như bình thường. Điều này là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh. 

Nói thêm, các chất kích thích rất có hại với sức khỏe, phụ nữ nghiện rượu, thuốc lá có thể đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp trong việc thụ thai và sinh nở, số ít có thể dẫn đến vô sinh.

Mãn kinh khiến trễ kinh ra nhiều huyết trắng

Chị em khi bước qua tuổi 40 sẽ gặp các dấu hiệu tiền mãn kinh, tuy nhiên hiện tượng này có thể diễn ra sớm hơn ở một số chị em ngoài 35. Các dấu hiệu tiền mãn kinh thường thấy là chậm kinh, huyết trắng ra nhiều hơn, hay đổ mồ hôi, cơ thể bốc hỏa, âm đạo khô, khó ngủ,… Các dấu hiệu này kéo dài một thời gian mới dứt hẳn.

Xem thêm: Nguyên Nhân Sắp Có Kinh Ra Huyết Trắng? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ra huyết trắng nhiều mà không có kinh do bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp rất phổ biến với phụ nữ trưởng thành, đây là một trong những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều và ra nhiều huyết trắng. Rối loạn tuyến giáp khiến kinh nguyệt nữ giới cũng thay đổi (ngắn hơn hoặc dài hơn), lượng kinh thay đổi kèm các cơn đau bụng quặn thắt rất khó chịu.

Ngoài hiện tượng chậm kinh, kinh nguyệt thất thường, khí hư ra nhiều, chị em bị rối loạn tuyến giáp còn dễ tăng cân, người mệt mỏi, cảm lạnh, hay lo lắng,…

Trễ kinh 1 tháng ra huyết trắng do bệnh phụ khoa

Thời gian trễ kinh không cố định, có người trễ kinh 1 tháng, có người khoảng 2 tuần hay 10 ngày,… Điểm chung của các tình trạng trên có thể nhắc đến nguyên nhân do bệnh phụ khoa gây nên. Một số bệnh lý phổ biến thường gặp như:

  • Bệnh viêm âm đạo (Hơn 90% phụ nữ trưởng thành mắc phải ít nhất 1 lần trong đời): Chị em có thể bị rối loạn kinh nguyệt, khí hư ra nhiều bất thường, ngứa ngáy vùng kín, hôi vùng kín.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Bệnh lý này thường xảy ra ở phụ nữ đã quan hệ tình dục gây nên tình trạng khí hư ra nhiều bất thường, biến đổi tính chất, màu sắc khí hư, mùi hôi tanh nồng. Bên cạnh đó, phụ nữ mắc bệnh viêm lộ tuyến có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, hay bị chậm kinh.
  • Polyp cổ tử cung: Khi mắc bệnh này, ngoài dấu hiệu bị trễ kinh và ra huyết trắng, chị em còn gặp phải tình trạng đau bụng âm ỉ, đau tức khó chịu, âm đạo ra máu bất thường. Nếu không điều trị sớm, polyp cổ tử cung có thể gây nên những hậu quả nặng nề như tắc nghẽn cổ tử cung gây ảnh hưởng quá trình thụ thai.
  • U xơ cổ tử cung: Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, tử cung có thể bị teo hoặc có u xơ. Biểu hiện của tình trạng này là không có kinh nguyệt và ra nhiều huyết trắng. Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn, chị em sẽ thấy khí hư ra kèm theo máu, mùi hôi tanh, dịch mủ chảy ngoài âm đạo…
Nguyên nhân gây ra hiện tượng trễ kinh nhưng ra huyết trắng là do bệnh phụ khoa
Nguyên nhân gây ra hiện tượng trễ kinh nhưng ra huyết trắng là do bệnh phụ khoa

Có thể thấy, hiện tượng bị trễ kinh và ra huyết trắng là hệ quả do nhiều nguyên nhân, yếu tố gây ra, từ thay đổi sinh lý đến các vấn đề về bệnh lý phụ khoa. Những tưởng dấu hiệu đơn giản, thế nhưng nếu để lâu, chị em sẽ gặp nhiều vấn đề phức tạp hơn nữa:

  • Tâm lý lo lắng, hoang mang, một số chị em thấy tự ti khi gần chồng bởi hiện tượng chậm kinh, ra huyết trắng khiến vùng kín ngứa ngáy, ẩm ướt, suy giảm ham muốn tình dục. Nếu tình trạng này kéo dài, phái nữ rất dễ rơi vào trầm cảm, stress, chưa kể mối quan hệ, tình cảm vợ chồng, đôi lứa cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Nguy cơ vô sinh: Trong trường hợp bị chậm kinh, ra nhiều huyết trắng do mắc bệnh phụ khoa mà không điều trị kịp thời, triệt để, chị em có thể đối mặt với vô sinh, hiếm muộn. Dễ hiểu, các vấn đề ở vùng kín phái nữ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, cản trở quá trình tinh trùng gặp trứng gây khó khăn cho việc thụ thai.

Xem thêm khái niệm: Viêm Lộ Tuyến Cố Tử Cung Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Khắc phục tình trạng trễ kinh nhưng ra huyết trắng

Trong trường hợp chị em bị chậm kinh và ra huyết trắng do rối loạn sinh lý gây nên, chị em chỉ cần thực hiện một số biện pháp cải thiện, thay đổi chế độ sinh hoạt và tập luyện là có thể xử lý được tình trạng này, cụ thể:

  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, vệ sinh đúng cách trước và sau khi quan hệ tình dục, trong thời gian hành kinh. Đặc biệt chị em nên lựa chọn loại dung dịch dịu nhẹ, có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên để tránh gây kích ứng cho làn da vùng kín. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… Đối với các chị có cơ địa nóng trong (dễ rối loạn nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt, hay bị khô hạn,…) thì nên bổ sung nhiều nước, đặc biệt là các loại nước thảo dược
  • Chị em nên thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh sớm
  • Duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế thức khuya thường xuyên hay căng thẳng quá nhiều. Chị em nên tranh thủ dành thời gian rèn luyện sức khỏe như tập thể dục, chạy bộ, yoga,…
  • Không lạm dụng thuốc tránh thai hoặc thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài gây ảnh hưởng sức khỏe, tốt nhất nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Trong trường hợp chị em bị trễ kinh và ra huyết trắng do yếu tố bệnh lý (chủ yếu là các bệnh phụ khoa kể trên) cần thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Lưu ý rằng, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, chị em vẫn cần duy trì những thói quen tốt và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh kể trên để hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Hiện nay, phương pháp điều trị chỉ yếu được dùng là sử dụng thuốc tây, thuốc đông y, dùng mẹo dân gian (với trường hợp bệnh nhẹ) và áp dụng thủ thuật phụ khoa khi các bệnh viêm nhiễm tiến triển nặng, việc dùng thuốc không đạt được hiệu quả. Cụ thể:

Điều trị bằng thuốc tây

Thuốc tây mang đến hiệu quả nhanh chóng giúp chị em thuyên giảm ngay các dấu hiệu bất thường ở vùng kín như huyết trắng ra nhiều, huyết trắng có mùi, viêm nhiễm phụ khoa,… Tuy nhiên, phương pháp điều trị huyết trắng bằng thuốc Tây đi kèm với tác dụng phụ và kích ứng nhất định. Chị em cần tìm hiểu kỹ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc tây là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay
Thuốc tây là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay

Can thiệp phẫu thuật

Các biện pháp như áp lạnh, đốt điện, đốt laser thường được dùng trong điều trị các bệnh lý viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến nặng, không đáp ứng thuốc. Trường hợp chị em bị các bệnh này mãn tính, viêm nhiễm nặng, kinh nguyệt rối loạn trong thời gian dài thì có thể tham khảo áp dụng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến các rủi ro khi thực hiện thủ thuật và quá trình chăm sóc phức tạp hậu phẫu để cân nhắc về phương pháp này.

Hỗ trợ điều trị bằng mẹo dân gian

Các biện pháp hỗ trợ cải thiện khí hư ra nhiều từ dân gian như rửa vùng kín bằng lá trầu, lá chè xanh,… cũng được nhiều chị em áp dụng. Các phương pháp này khá đơn giản, lành tính, thân thiện với phái nữ nhưng hiệu quả không được đánh giá cao, chỉ hỗ trợ làm giảm triệu chứng, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, chứ không hỗ trợ điều trị sâu bên trong cơ thể.

Lưu ý rằng, tình trạng trễ kinh nhưng ra huyết trắng với phụ nữ đang “canh con”, không sử dụng biện pháp tránh thai thì rất có thể là dấu hiệu mang thai, đây là lý do đầu tiên chị em nên nghĩ đến để kiểm tra sớm và có phương pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. Bên cạnh đó, tình trạng này còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe không tốt, từ yếu tố sinh lý thay đổi đến các vấn đề bệnh lý phụ khoa. Vì thế, chuyên gia khuyên chị em không nên chủ quan bỏ lơ, cần thăm khám kịp thời và có hướng điều trị tích cực.

Bài viết tham khảo

Câu hỏi liên quan

Huyết trắng đóng vai trò cân bằng độ pH và ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong âm đạo. Tuy vậy, không phải lúc nào huyết trắng tiết ra cũng là...

Xem chi tiết

Kiến bu vào huyết trắng là dấu hiệu bất thường ở phái nữ khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng. Trên thực tế, tình trạng này có thể cảnh báo chị em đang gặp...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe