Những điều bệnh nhân cần lưu ý khi siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng là xét nghiệm cần thiết trong thăm khám sức khỏe định kỳ, cũng như chẩn đoán các bệnh liên quan đến nội tạng vùng ổ bụng. Để thực hiện siêu âm ổ bụng đạt kết quả chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý một số điều.

 

Những điều cần lưu ý trước khi siêu âm ổ bụng

Chuẩn bị trước khi siêu âm ổ bụng

Để siêu âm ổ bụng, người bệnh cần phải nhịn tiểu trước khi siêu âm, hoặc có thể để mình trong trạng thái buồn tiểu nhưng không đi tiểu sau khi uống một ít nước dừa. Việc nhịn tiểu sẽ làm căng bọng đái và cho kết quả siêu âm chính xác khi phải đánh giá các cấu trúc trong bọng đái, tuyến tiền liệt, dạ con… Bệnh nhân cũng cần phải lưu ý, không nên quá “cố gắng” để mình buồn tiểu bằng cách uống quá nhiều nước ngay trước khi khám. Điều này sẽ làm giãn dạ dày và quai ruột, có khả năng làm giảm độ chính xác của kết quả.

Các yếu tố ảnh hưởng

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả siêu âm ổ bụng. Đối với những bệnh nhân bị béo phì, nhiều thức ăn trong dạ dày và khí ở đường ruột. Vì thế, để quá trình siêu âm ổ bụng thu được kết quả chính xác, người bệnh nên hạn chế ăn những đồ khó tiêu, nhiều dầu mỡ và dễ gây đầy bụng. Do đó, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân trước khi thực hiện siêu âm ổ bụng cần phải nhịn ăn từ 6 – 8 giờ nếu cần đánh giá bệnh lý đường mật, túi mật. Bệnh nhân có thể thực hiện siêu âm tại cơ sở y tế vào buổi sáng, bởi trước đó người bệnh đã phải mất ít nhất 6 giờ để ngủ, không ăn uống.

Nguy cơ có thể gặp khi siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng thường không có rủi ro. Không giống như X-quang hoặc CT scan, siêu âm không có bức xạ nên các bác sĩ hay sử dụng siêu âm đối với phụ nữ mang thai để kiểm tra tình trạng thai nhi. Siêu âm là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất giúp đánh giá tình trạng thai nhi. Mặc dù không có bằng chứng nào về tác hại đến bào thai do siêu âm, các bác sĩ vẫn không thể khẳng định chắc chắn là sẽ không có bất kỳ rủi ro lâu dài nào về sau.

Siêu âm ổ bụng không đưa lại bất cứ rủi ro nào cho người bệnh

Một số bệnh nhân có thể cảm thấy hơi khó chịu trong suốt quá trình siêu âm nếu đang bị đau bụng. Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ biết ngay nếu cơn đau ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Siêu âm ổ bụng hoàn toàn không gây hại gì tới sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân có thể siêu âm ổ bụng trong mọi trường hợp. Trong một số tình huống bệnh nhân không thể nằm yên trong quá trình siêu âm hoặc nhiễm trùng da và mô mềm vùng siêu âm thì nên hạn chế siêu âm.

Nếu trong trường hợp siêu âm ổ bụng không phát hiện ra bệnh, bệnh nhân vẫn có các dấu hiệu đau vùng bụng cần làm các xét nghiệm khác để phát hiện ra bệnh theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Việc làm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh khác sẽ giúp cho bệnh nhân phát hiện ra các căn bệnh có thể mắc như bệnh ung thư.

Bệnh nhân cần lựa chọn địa chỉ siêu âm có uy tín khi có nhu cầu y tế cụ thể. Địa chỉ y tế đó cần có hệ thống máy móc siêu âm chất lượng, đảm bảo an toàn để phục vụ quá trình siêu âm ổ bụng cho người bệnh. Một trong những cơ sở y tế được bệnh nhân tin tưởng là bệnh viện Favina, tại đây có đội ngũ chuyên gia siêu âm nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao. Nếu có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc về siêu âm ổ bụng và những điều cần lưu ý khi siêu âm ổ bụng, hãy liên lạc ngay với bệnh viện để được các chuyên gia tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí.

Để được tư vấn các vấn đề về sức khỏe, khách hàng có thể liên hệ

Phòng khám Gia đình Việt Nam – Favina Hospital

Địa chỉ: 135A Thanh Ấm, Vân Đình, Ứng Hoà, Hà Nội

Điện thoại: 02433 989 666 – 0963 396 115

Fanpage: https://www.facebook.com/favinahospital/  – Email: lienhe@favinahospital.com

 

Bình luận (24)

  1. Minh Châu says: Trả lời


    Em muốn đưa bố đi khám tổng quát, bố em uống bia rượu nhiều, đợt này ăn kém ngủ kém, không biết gan thận có vấn đề gì không? Ông thì bảo không cần phải khám tổng quát, chỉ muốn làm mỗi siêu âm thôi. Liệu làm mỗi siêu âm có phát hiện được ra bệnh không ạ.

    1. Thành Đạt says:


      Các cụ lúc nào cũng thế, chỉ sợ tốn kém. Mình nghĩ siêu âm thì bác sĩ cũng sẽ quan sát được có vấn đề gì ở gan, ở thận, ở các bộ phận trong ổ bụng, thế nhưng để khẳng định bệnh chính xác bác sĩ phải kết hợp nhiều các phương pháp khác chứ. Gia đình mình cứ 6 tháng lại qua Favina để khám sức khỏe tổng quát, trung thành với Favina 2 năm nay.

    2. Minh Châu says:


      Đấy bác ạ, em sẽ cố gắng động viên ông đi khám. Em cũng đang định mai đưa cụ lên đấy, làng em mọi người khen lắm mà em chưa qua bao giờ.

  2. Thỏ Con says: Trả lời


    Em vừa được bạn nhân viên Favina gọi điện nhắc lịch khám thai vào ngày mai, phòng khám chu đáo quá cơ! vote 5 sao cho phòng khám ạ

    1. An An says:


      Em cũng qua Favina để khám thai định kì, cứ đến mốc khám thai là các bạn nhân viên lại gọi để nhắc. Nhiều khi bận việc quá mà em quên mất luôn ấy ạ. Em hay siêu âm bác sỹ Long và bác sỹ Bách, bác nào cũng mát tay, lại nhiệt tình, có khi mình chưa kịp thắc mắc đâu các bác đã giải thích cho hết rồi.

  3. Ngọc Trâm says: Trả lời


    Có bác nào bị nhột khi bác sĩ bôi gel siêu âm lên người không ạ, tại sao phải sử dụng chất gel ấy ạ?

  4. Bách Phạm says: Trả lời


    Siêu âm ổ bụng có phát hiện được ung thư gan không mọi người?

    1. Thùy Dung says:


      Bác sĩ siêu âm sẽ quan sát được khối u, tổn thương ở gan bạn ạ. Nhưng phải kèm thêm các phương pháp khác như xét nghiệm máu hay sinh thiết mới xác định chính xác được có ung thư gan không

  5. Hương Cúc says: Trả lời


    Mình vừa ăn sáng xong được 1 tiếng thì thấy đau bụng lâm dâm, giờ mình muốn qua phòng khám để siêu âm có được không ạ? Ăn rồi có siêu âm được không ạ?

    1. Phòng khám Favina says:


      Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ của phòng khám. Theo như lời khuyên của các bác sĩ thì mình nên nhịn ăn khoảng 6-8 tiếng trước khi siêu âm, nhất là đối với siêu âm túi mật và bàng quang cần phải căng tiểu. Trường hợp của bạn đã ăn sáng thì vẫn có thể qua gặp bác sĩ để bác sĩ tư vấn và khám cho bạn, bạn nhé!

  6. Lê Minh says: Trả lời


    Các bác cho em hỏi ngu phát, siêu âm ổ bụng là siêu âm những gì ạ!

    1. Ngọc Anh-86 says:


      Mình thấy cũng nhiều người không biết về vấn đề này đâu. Mình hay đi kiểm tra sức khỏe định kì nên biết chút chút, siêu âm ổ bụng sẽ quan sát được: gan, mật, thận, tụy, lá lách, bàng quang, tiền luyệt tuyến, cơ quan sinh sản nữ, dạ dày, ruột…Nói chung là các bộ phận trong ổ bụng sẽ quan sát được hết.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *